Tìm hiểu Đạo giáo (18)

5 /5
1 người đã bình chọn
Đã xem: 4127 | Cật nhập lần cuối: 7/11/2016 2:56:59 PM | RSS

(tiếp theo)

Tìm hiểu Đạo giáo (18)Đạo giáo có cơ cấu phẩm trật không?

Vì có nhiều tông phái và trường phái khác nhau nên không có cơ cấu phẩm trật chính thức được mọi người thừa nhận có thể hợp nhất mọi tín đồ Đạo giáo. Nhưng trên thực tế có những phẩm trật vừa mang tính tôn giáo trong từng tổ chức của Đạo giáo, vừa mang tính xã hội, dựa trên một loại ý thức giai cấp rộng hơn. Ngoài ra, mỗi tăng đoàn khác nhau thường được cơ cấu theo vai trò, quyền hành, và lãnh đạo.

Các nhà lãnh đạo Đạo giáo được chọn lựa và được trao quyền hành ra sao?

Từ lâu, chức thầy tế truyền thống của Đạo giáo đã là một chức vụ mang tính cha truyền con nối, nhưng nay đã đang thay đổi. Giờ thì các thầy tế là những người được các bậc thầy có thẩm quyền là các đạo gia (dao jang) đào tạo theo những thể thức giống Phật giáo, sau đó được giáo giới tuyển chọn.

Các tín đồ Đạo giáo và những người sống theo Truyền thống Cộng đồng Trung Hoa (TTCĐTH) có quản lý các Trường đạo dành cho con em của họ không?

Những người được sinh ra trong gia đình Trung Hoa với một bề dày lịch sử những liên kết với Đạo giáo hoặc TTCĐTH, hay cả hai, lớn lên trong khi được nghe nói tới những niềm tin truyền thống. Thực ran gay từ thuở ấu thơ, trong mái ấm gia đình, và có lẽ cả ở các đền chùa, họ được tham dự các nghi lễ, và hầu như chắc chắn học được các cách thức tôn kính tổ tiên. Xét chung, họ không có nhu cầu cơ cấu mạng lưới giáo dục riêng. Nhưng nay, trước đà sống có nhiều thay đổi, nhiều người đang nghĩ tới chuyện này để bảo toàn các tập tục cổ xưa không bị mai một đi.

Có các tổ chức nào có cơ cấu riêng trong Đạo giáo không?

Các thể chế tu viện có tầm rất quan trọng trong lịch sử Đạo giáo. Tăng sĩ độc thân triệt để tôn trọng các giới luật khắt khe. Năm giới luật cơ bản của cuộc sống tu viện không khác với một số quy định chính của Phật tử tại gia. Tăng sĩ bị cấm sát sinh, ăn thịt hoặc uống rượu, nói dối và trộm cắp, không sinh hoạt tình dục, tất nhiên cả việc kết hôn. Chay tịnh là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống tu trì, bao gồm mười ngày chay mỗi tháng cộng với nhiều ngày khác rải đều suốt năm. Tất cả nhằm tăng cao đời sống đức độ sao chon gang tầm với các vị Tiên thánh.

(còn tiếp)

John Renard
Tri thức tôn giáo qua các vấn nạn và giải đáp, NXB Tôn giáo, 2005, tr.430-432.

---------------------------------------

Tìm hiểu Đạo giáo (1)

Tìm hiểu Đạo giáo (2)

Tìm hiểu Đạo giáo (3)

Tìm hiểu Đạo giáo (4)

Tìm hiểu Đạo giáo (5)

Tìm hiểu Đạo giáo (6)

Tìm hiểu Đạo giáo (7)

Tìm hiểu Đạo giáo (8)

Tìm hiểu Đạo giáo (9)

Tìm hiểu Đạo giáo (10)

Tìm hiểu Đạo giáo (11)

Tìm hiểu Đạo giáo (12)

Tìm hiểu Đạo giáo (13)

Tìm hiểu Đạo giáo (14)

Tìm hiểu Đạo giáo (15)

Tìm hiểu Đạo giáo (16)

Tìm hiểu Đạo giáo (17)

Thiet ke web ChoiXanh.net
TOP
Loading...