Tìm hiểu Đạo giáo (6)

5 /5
1 người đã bình chọn
Đã xem: 6757 | Cật nhập lần cuối: 5/12/2016 2:22:56 PM | RSS

(tiếp theo)

Một số thần chính của Đạo giáo là những vị nào?

Cần nhớ rằng không phải luôn có thể phân biệt rõ ràng giữa thần thánh của Đạo giáo và thần thánh của TTCĐTH, đây là một số trong những nhân vật có vẻ ít ra đã có gốc tích trong các giới của Đạo giáo. Họ được gọi là các Thiên Thánh. Đứng đầu các thần là Tam Thánh (San Qing). Họ dường như là những câu trả lời thần học của Đạo giáo đối với những nhóm Phật giáo trong đó các vị Bồ Tát hộ vệ A Di Đà Phật để tạo ra một tam thể trên trời. Tam Vị Tinh Tấn (hay các Hữu thể Thánh) được đặt tên theo chốn trên trời, nơi các thần đó ngự: tuần tự là trời của Ngọc Hoàng, Đấng Cao Cả Hơn, và Đấng Đại Tinh Tấn. Tam thần này hiển nhiên đã phát xuất từ bộ ba con người của lịch sử và thần thoại đã được thần thánh hóa. Lão Tử, được biết đến là Thái Thượng Lão Quân (Tian Shang Lao Jun) (Chúa của Lão Pháp), là vị đầu tiên được nâng cao. Sau này, một vị thần có tên là “Nguyên Thủy Thiên Quân” (Yuan Shi Tian Zun) được đặt tên như là thần chính. Và thêm vào đó sau này là vị thần thứ ba, Thái Thượng Đạo Quân (Tai Shang Dao Jun), đã nhảy vọt qua hai vị kia để lên đầu của bộ tam thần. Ba thần này, thường được mô tả là các trưởng lão được tôn vương, đã bắt đầu được đồng hóa với Các Thánh (Pure Ones)siêu việt và trừu tượng hơn. Nhiều người coi Lão Tử được thần thánh hóa vẫn như một vị thần tách biệt được xếp hạng bên trên Tam Thánh. Ngọc Hoàng Đại Đế (YuHuang Da Di), được đồng hóa như người em của vị thần chính hoặc như đấng nhập thể của Đấng Đại Tinh Tấn trên trời, và đã trở nên vị thần nổi trội trong một số hệ thống cúng bái của TTCĐTH. Nói theo thần học, Tam Thánh là những biểu hiện của năng lực vũ trụ nguyên thủy, khí (qi).

Lão Tử được phong thần như thế nào?

Dường như đây phải là một quy trình gồm một số giai đoạn. Trước hết, nhân vật huyền thoại khởi là một bậc thầy và người viết lách, hình ảnh của ông ta sau đó được pha trộn với Hoàng đế lúc Lão Tử đi đến chỗ được nhận ra là bạn tâm phúc của hoàng tộc. Những diễn giải truyền thống, như tiểu sử được tóm tắt ở trên, biến ông thành anh hùng văn hóa mà mẹ ông đã cưu mang ông còn đồng trinh. Vào giữa thế kỷ thứ II Công nguyên, Lão Tử đã được coi là thần vì đã khải thị cho Trương Đạo Lăng về niềm tin tôn giáo mới, trường phái Thông Thiên học. Nhưng hình ảnh của ông chưa hoàn chỉnh. Tiếp đó, có lẽ cũng khoảng thế kỷ thứ II hay III Công nguyên, Lão Tử được coi như hóa công đi vào thế gian để giải cứu nhân loại khỏi khổ não. Giờ thì Lão Tử có thể tự hóa thân, hầu như giống Phật Bồ Tát. Không lâu sau đó ông nhập với Tam vị Tinh Tấn, rồi nổi trội thành thần chính.

Tìm hiểu Đạo giáo (6)

Còn những nhân vật thánh quan trọng khác của Đạo giáo không?

Một vị thần phụ quan trọng là Huyền Thiên Thượng Đế (Xuan Tian Shang Di). Ngọc Hoàng sai thần đó xuống cõi thế để giao tranh với một nhóm quỷ vương bội phản. Sự mô tả bằng ảnh tượng của thần cho thấy thần được phong vương đang dùng một con rắn và một con rùa-các đầu đảng của quỷ thần-làm bệ kê chân. Một phụ nữ huyền thoại tên Tây Vương Mẫu (Xi Wang Mu), cũng được biết đến dưới danh hiệu là Mẫu Hoàng phương Tây, có tên tuổi nổi bật trong các tác phẩm Đạo giáo. Bà là nữ thần bảo hộ sự bất tử, thường được mô tả là có các nữ tỳ của Ngọc Hoàng hộ tống. Một nữ tỳ mang theo một chiếc quạt và nữ tỳ khác mang theo một giạ đào trường thọ. Cai quản phương Đông là thánh phu quân của bà, Đồng Vương Công (Dung Wang Gong), người sống trong thành trì ma thuật heo hút thuộc vùng núi Côn Lôn (Kun Lun). Ngược với vị thần năng động thông thường hơn, một vị “Chúa của tường và hào”, cũng được biết đến là Thị Thần (City God), đã khởi từ như một vị thần được ưa chuộng rồi được lọt dần vào danh sách các thần Đạo giáo. Suốt một số giai đoạn của lịch sử, Thiên Sư (Heavenly Master) đã bổ nhiệm thần giám hộ cho một đô thị nhất định. Thị Thần cũng được vài nhân vật hỗ trợ, được gọi là “thư ký của thần”, giúp Thị Thần giao các bản báo cáo hạnh kiểm của thị dân cho các giới chức ở Địa ngục. Một nữ thần tên là Dou Mu (Mẹ của Hùng Tinh phương Bắc) giữ vai trò trong Đạo giáo rất giống vai trò của Quan Âm của Phật giáo luôn tỏ lòng từ bi nhân từ trước bao nỗi thống khổ. Một số nhân vật có thế lực khác được gộp lại thành các nhóm. Tiên Nhân (Sen Nin) là một nhóm gồm các nhân vật thánh vốn ngự trên trời hoặc trong núi mờ sương xa xôi. Quan trọng nhất trong nhóm Tiên Nhân là Bát Tiên bảo vệ Đạo giáo. Dù họ không chính thức là thần, truyền thuyết bình dân đôi khi gán cho họ những sức mạnh thần linh. Họ được gọi là các Hậu Thần, giống như những ai đạt được tính bất tử.

(còn tiếp)

John Renard
Tri thức tôn giáo qua các vấn nạn và giải đáp, NXB Tôn giáo, 2005, tr.407-409.

---------------------------------------

Tìm hiểu Đạo giáo (1)

Tìm hiểu Đạo giáo (2)

Tìm hiểu Đạo giáo (3)

Tìm hiểu Đạo giáo (4)

Tìm hiểu Đạo giáo (5)

Thiet ke web ChoiXanh.net
TOP
Loading...