Tìm hiểu Đạo giáo (9)

5 /5
1 người đã bình chọn
Đã xem: 3949 | Cật nhập lần cuối: 5/25/2016 1:54:21 PM | RSS

(tiếp theo)

Tìm hiểu Đạo giáo (9)Cứu độ có phải là một khái niệm quan trọng đối với tín đồ Đạo giáo không?

Một số yếu tố trong truyền thống Đạo giáo bàn luận chi tiết về một kiểu cứu độ thoát khỏi cái chết. Nó có phần khác với loại cứu độ mà tín đồ Hồi giáo hay Kitô giáo mong đợi. Đối với tín đồ Đạo giáo, những cá nhân hoàn thành tốt nhất về mặt thiêng liêng sẽ có khả năng tự thanh luyện để có khả năng tiếp tục sống vĩnh cửu trong Thiên đàng của các tiên thánh, dù họ vẫn phải chết và được chôn cất bình thường. Họ tin rằng họ có thể thay thân xác bằng một cái gì khác và lẩn lên thiên đàng mà không ai thấy. Như vậy, rõ ràng trong ý tưởng của họ không có khái niệm về đấng cứu tinh như trong Kitô giáo.

Các tín đồ Đạo giáo và những người sống theo TTCĐTH có tin vào Thiên đàng Địa ngục không?

Từ lâu trước khi có Đạo giáo, khái niệm “Thiên” (tian) như một thực thể siêu việt vô ngã đã có tầm quan trọng đối với người Trung Hoa. Một số tín đồ Đạo giáo đã nhận biết “Trời” là sự vật chết hóa đầu tiên, hoặc một loại khởi nguồn sức mạnh thiêng liêng của Đạo. Theo nghĩa này, Trời trở nên một trung gian giữa Đạo không tỏ hiện và toàn bộ sự sáng tạo, vì Trời là nguồn mạch của mọi điều thiện hảo. Cùng với Đất và Loài người, Trời là một trong “ba sức mạnh” mang lại sự sống. Tuy nhiên, tín đồ Đạo giáo thường không nói tới Trời như chốn cư ngụ vĩnh viễn của những ai sống đức hạnh trên cõi đời. Một vùng vượt lên trên trải nghiệm thông thường trên đời chính là Bồng Lai Đảo cách rất xa biển Đông, nơi bát tiên cư ngụ giữa cảnh thơ mộng. Nhiều người Trung Hoa diễn tả niềm hy vọng sau cùng là tới được Đảo này và đạt được sự bất tử ở đó. Tín đồ Đạo giáo cũng tin vào sự trừng phạt sau này nếu họ sống cuộc sống tại thế chẳng ra làm sao, họ gọi địa ngụ là “nhà tù trần thế” có nhiều tầng. Có mười cấp địa ngục – một số người lại thích coi mười địa ngục là những chốn cách biệt-mỗi nơi đều có thần cai quản. Chúng khá giống các vòng địa ngục trong tác phẩm Địa Ngục (Inferno) của Dante, mỗi nơi được ấn định cho những kẻ phạm những lỗi lầm và tội ác đặc biệt. Một số hồn chẳng bao giờ ki6p đến chốn địa ngục đã ấn định của họ mà phải lang thang và chịu đói khát, lệ thuộc vào lòng nhân hậu của người sống. Một số nguồn tài liệu nói tới địa ngục khá giống luyện ngục (purgatory) của Kitô giáo, nơi thanh luyện tội lỗi trước khi được hưởng phúc lâu dài.

Thuật luyện đan có liên quan gì tới Đạo giáo?

Một hệ thống thực hành phúc tạp được gọi là thuật luyện đan, gồm ngoại đan (nei dan) và nội đan (wai dan) giúp những ai thực hành chúng có thể đạt được sự trường thọ tại thế và có lẽ sẽ hoàn toàn bất tử. Trong khi hình thức ngoại đan cần đến các hóa chất và các chất khác, hình thức nội đan tập trung vào việc tu dưỡng tinh thần bằng đủ thứ kỹ thuật. Mục đích là biến đổi toàn bộ ba trong các sinh lực riêng lẻ thành tinh thần thuần túy được gọi là thần (shen). Thuật luyện đan Đạo giáo bao gồm vô số công thức và cách pha chế phức tạp gồm có thủy ngân sulfua, ngọc bích, và vàng. Người mới tập hầu như phải nhúng đủ các chất này vào cơ thể của họ hầu làm cho cơ thể trở nên không thể bị hủy diệt. Một chế độ tập luyện thể lý gọi là khí công (qi gong), giờ có khi còn phổ biến hơn thái cực quyền (tai ji chuan), mà về mặt lịch sử có liên quan với thuật ngoại đan.

Đạo giáo có bao giờ liên kết với thiên niên thuyết hoặc các phong trào cứu tinh không?

Một vài phong trào chính thuộc loại thiên niên thuyết và cứu tinh có liên quan với Đạo giáo. Một phong trào đã xảy ra vào cuối thế kỷ thứ II Công nguyên dưới sự lãnh đạo của ba an hem nhà họ Trương vốn tự cho mình là có thẩm quyền trong các lãnh vực trời, đất và nhân loại. Họ theo một kiểu Đạo giáo có tên là Hoàng Lão (Huang Lao) (có thể là một phối hợp giữa những phần đầu của các tên Hoàng Đế, và Lão Tử). Anh em nhà họ Trương thiết lập một chế độ thần quyền, gồm đầy đủ các phẩm trật. Tới cuối thế kỷ thứ II, phong trào bùng nổ thành một cuộc nổi loạn đúng tầm cỡ được lãnh đạo bởi một lực lượng quân sự có tên là Hoàng Cân (Yellow Turbans). Cuộc nổi loạn đã xẹp đi cho dù các lãnh tụ của nó coi năm 184 Công nguyên là một thời điểm lý tưởng, khởi sự như nó đã khởi sự một chu kỳ sáu mươi năm mới mẻ. Ngay sau cuộc nổi loạn vắn số đó bên đông phương, một người họ Trương khác đã tổ chức một nước theo chế độ thần quyền kéo dài từ năm 186-219 Công nguyên. Ông Trương Lưu này tự cho là có quyền hành của người ông của ông ta là Trương Đạo Lăng (34-156 Công nguyên), mà theo truyền thống ông được tuyên dương là người sáng lập phong trào tôn giáo Đạo giáo đầu tiên, trường phái Thiên Sư. Cả hai chế độ theo thần quyền đều hy vọng tái lập các thể chế duy tâm mà họ tin rằng đã tồn tại từ xưa. Sau thế kỷ thứ IV, những phong trào mới và mạnh hơn đã nảy sinh, với các lãnh tụ tự cho là các hiện thân của Lão Tử (có tên là Lý Hùng [Li Hung]). Tất cả đều dạy về sự mong đợi đấng cứu tinh và một trận chiến sau cùng mà chỉ những kẻ được tuyển chọn mới sống sót để được sống tiếp trong xã hội không tưởng của họ. Chẳng phong trào nào để lại ảnh hưởng lâu dài. Cuộc nổi loạn Hoàng Cân có đôi chút liên quan tới cuộc nổi loạn Thái Bình (Taiping) năm 1850-64. Đó là một phong trào pha tạp vay mượn rất nhiều từ hình ảnh của thuyết thiên niên kỷ Kitô giáo.

(còn tiếp)

John Renard
Tri thức tôn giáo qua các vấn nạn và giải đáp, NXB Tôn giáo, 2005, tr.413-415.

---------------------------------------

Tìm hiểu Đạo giáo (1)

Tìm hiểu Đạo giáo (2)

Tìm hiểu Đạo giáo (3)

Tìm hiểu Đạo giáo (4)

Tìm hiểu Đạo giáo (5)

Tìm hiểu Đạo giáo (6)

Tìm hiểu Đạo giáo (7)

Tìm hiểu Đạo giáo (8)

Thiet ke web ChoiXanh.net
TOP
Loading...