Học lời Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng về yên lặng (2)
RẰM THÁNG GIÊNG, LỄ THIÊN QUAN TỨ PHƯỚC:
Học lời Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng về yên lặng
(tiếp theo và hết)
4. YÊN LẶNG ĐỐI VỚI CÁ NHÂN [1] và TẬP THỂ
a. Bế căn chỉ niệm để yên lặng
Bước vào tâm nguyện giải thoát, hành giả phải yên lặng chứ không chỉ im lặng. Yên lặng là tịnh cả sau căn: nhãn tịnh, nhỉ tịnh, tỉ tịnh, thiệt tịnh, thân tịnh, ý tịnh. Trong sáu căn này ý là đầu bầy nên cổ đức dạy “ý là công vi thủ, tội vi khôi.” Ý xúi nhãn, nhỉ, tỉ, thiệt, thân dao động, tổn thần thìn tổn thọ. Yên lặng là phải “bế căn, chỉ niệm tâm tình hoàn hư”.[2]
Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn dạy :
“Lục căn thanh tịnh bày phô,
Đừng đem vọng ý mà tô điểm vào”.
Ơn Trên dạy thêm :
“Đóng sáu cửa cho bền cho chặt,
Thì thất tình lục tặc khó xâm”.
Hoặc :
“Sáu căn duyên với cảnh ngoài,
Tình nương theo ý phiêu nhai đất người”.
Khi chưa yên lặng tức là phiền não. Yên lặng là cái gốc. Có ai dám chủ quan nói rằng mình đủ sức nhập triền thùy thủ, hòa quang hổn tục. Chiếu Minh cũng chính là đóng cửa yên lặng, tu ẩn. Chúng ta nên noi gương Đức Độc Hành Kỳ Đạo Tiên Cô là cũng khó lắm rồi.[3]
Đức Quan Âm Như Lai dạy:
Phiền não là do tâm động, Yên lặng là hết phiền não. [4]
“Tâm người tu hành như mặt nước, phiền não như gió động sóng xao, cơn gió qua rồi cũng trả lại sự yên lặng cho nước.”[6]
Đức QUAN ÂM BỒ TÁT dạy :
“Người tu hành học Đạo là tìm lại cái tâm minh linh đã ẩn tàng hằng tính của Thượng Đế giáng trung. Người muốn tìm lại, trước phải yên lặng để trau dồi gột rửa những lớp tham, sân, si, dục, đang dày đặc theo bức vô minh để thấy được đạo tài thành của thiên địa. Người noi theo đạo ấy tức là hòa hợp Thiên Lý phục hồi bổn thể chơn như vậy.”[7]
b. Kết quả của yên lặng là “MẠNH KHỎE” ở kiếp sống, gánh vác đựơc đạo sự và tiến đến giải thoát.
Đức BẢO THỌ THÁNH NƯƠNG giảng chữ MẠNH KHỎE thật LÝ THÚ:
“Mạnh là hơn người, khỏe là hơn mình. Hơn người là hơn cái gì? Hơn mình là hơn làm sao?
Hơn mình là làm chủ được mình điều khiển được thất tình lục dục, khiến sai ý chí theo lẽ phải điều lành. Chị em có khỏe được mới sai sử ngự chế lòng dục nơi mình. Lòng dục đã yên lặng rồi, thì con người mới khỏe. Người được khỏe thì sáng suốt làm những điều thiên nhiên, mà sai sử tự nhiên. Người của ta muốn khỏe là:
- trước hết dừng bước ham muốn đi,
- chủ lấy tình ý mắt tai đi,
- khép buộc thân mình vào khuôn đạo đức đi,
- không đón tiếp cảnh sắc bên ngoài nữa làm bận rộn lòng không thanh tịnh.
Được vậy thì
- lòng mình yên lặng,
-