Lịch sử Dòng Anh Em Hèn Mọn - Dòng Nhất (5)
(tiếp theo)
E. Anh em Hèn mọn Alcantara hoặc anh em Chân trần
116. Cuộc canh tân của anh em Tây-ban-nha phát sinh trước khi Dòng phân rẽ năm 1517. Năm 1480, anh Gioan Puebla đã bắt đầu cố gắng canh tân, anh Gioan Guađanlupe theo chân anh năm 1495. Trong thời gian này, cuộc canh tân được đặt dưới quyền anh Tổng Phục vụ, và phát triển độc lập đối với các anh Phó Tổng Phục vụ Tuân thủ. Năm 1496, anh Tổng Phục vụ Phanxicô Nani cho phép anh em sống Luật Dòng cách nghiêm nhặt nhất. Năm 1499, nhóm anh em lập thành Hạt Dòng Tin Mừng.
117. Nhà canh tân nổi tiếng, Đức Hồng Y Cisnêros, với sự đồng ý của vua Fernanđô và hoàng hậu Isabella Tây-ban-nha, muốn trừ khử khỏi Tây-ban-nha tất cả những tu sĩ muốn bắt đầu Cải cách ở ngoài Dòng Tuân thủ. Như vậy, năm 1502, phép được ban cho anh Gioan Guađêlupe bị thu hồi, và anh em được mời gọi gia nhập vào Dòng Tuân thủ tại các nhà tĩnh tâm mà Dòng ở Tây-ban-nha đã thành lập cho mục đích trên. Nhưng những anh em Cải cách này không chấp nhận và tuyên bố họ thuộc thẩm quyền anh Tổng Phục vụ Dòng. Năm 1515, những anh em này được biết đến như những "anh em Caputino" hoặc Anh em Hèn mọn Chân trần, và được trao cho Hạt Dòng Estremađura. Họ cũng được biết đến dưới danh xưng Anh em Tu viện Cải cách, bởi vì họ đặt mình dưới quyền anh Tổng Phục vụ.
118. Trọng sắc "Ite vos" năm 1517 truyền cho họ nhập vào Dòng Anh em Hèn mọn, thuộc vào nhóm Tuân thủ và các nhóm canh tân khác. Hạt Dòng Estremađura trở thành Tỉnh Dòng Thánh Gabriel năm 1520.
119. Năm 1515, anh Gioan Pascal gia nhập nhóm này. Về sau, anh xin được thuộc thẩm quyền Anh em Hèn mọn Tu viện. Đức Giáo Hoàng Phaolô III cho phép anh nhận các tập sinh và những Anh em Tuân thủ khác muốn nhập vào nhóm canh tân. Khi anh Gioan Pascal qua đời, năm 1554, anh để lại các Tu việncho hạt Dòng San Josê.
120. Khuôn mặt cột trụ của Hạt Dòng này là nhà canh tân vĩ đại ở Tây-ban-nha, đó là Thánh Phêrô Alcantara. Anh là Tỉnh Phục vụ Tỉnh Dòng Gabriel thuộc Anh em Tu viện Cải cách . Năm 1557, anh Tổng Phục vụ Anh em Tu viện cho anh được trở thành đại diện của Anh em Tu việnCải cách ở Tây-ban-nha. Anh Phêrô lập ngôi ẩn viện Pêdrôsô. Năm 1559, Hạt Dòng San Jôsê trở thành Tỉnh Dòng. Cuộc canh tân của anh Alcatara là một trong những canh tân nhiệm nhặt nhất trong Lịch sử Dòng. Cùng năm, anh Phêrô qua đời, 1562, Tỉnh Dòng San Jôsê tách khỏi thẩm quyền Anh em Tu việnvà gia nhập gia đình Tuân thủ. Anh Phêrô Alcantara đã trợ giúp Thánh nữ Têrêsa Alvila trong cuộc canh tân Dòng Camêlô, khi Thánh nữ thiết lập Dòng nữ tu Camêlô đi chân trần.
121. Gia đình anh em Alcantara rất kiên định trong ý thức độc lập của họ đối với trào lưu Tuân thủ và lối sống. Năm1621, anh em Alcantara được có một Tổng Đại diện và một Tổng Quản lý.
122. Cuối thế kỷ 18, Anh em Chân trần hoặc gia đình Anh em Alcantara của Dòng Anh em Hèn mọn đã lan rộng sang Ý (Napôli và Lecce), Braxin, Mêhicô, Đông-Ấn, Nhật Bản và Philippines. Nhóm Anh em Alcantara cũng là trường dạy sự thánh thiện, với những khuôn mặt vĩ đại như Thánh Pascal Baylon, Thánh Gioan Thánh giá, Thánh Phêrô Baptist và các bạn, những nhà truyền giáo Philippines và chịu tử đạo ở Nagasaki năm 1597.
F. Anh em Hèn mọn Recollets
123. Gia đình anh em Recollets phát sinh ở Pháp, và được Đức Giáo hoàng Clêmentê VII cổ võ, Ngài gặp anh Tổng phục vụ Bônaventura Cecusi Caltagirônê và truyền cho anh phải thực hiện luật lệ khuyến khích canh tân trong Dòng, đặc biệt trọng sắc "In Suprema" của Đức Giáo Hoàng Clêmentê VII (1532) và trọng sắc "Cum illis vicem"của Đức Giáo Hoàng Grêgôrgiô XIII (1579).
124. Huynh đệ đoàn đầu tiên đi vào cuộc canh tân ở Pháp là cộng đồng Nièvre, trong Tỉnh Dòng Touraine. Huynh đệ đoàn đã được canh tân với con người Lu-y Gonzaga, Bá tước Nièvre, người đã xin Đức Giáo Hoàng Sixtô V cho phép đặt Huynh đệ đoàn của mình dưới quyền anh Tổng Phục vụ Paris. Về sau, một nhóm anh em Cải cách Ý đến sống ở nơi này, nhưng họ cảm thấy không thích hợp với dân chúng địa phương và họ trở về lại Ý. Anh Tổng Phục vụ Bônaventura Caltagirônê công bố hiến chương cho "anh em Rêcollets ở Bỉ và ở Đức" năm 1595.
125. Năm 1601, bốn huynh đệ đoàn anh em Rêcollets xin Đức Giáo Hoàng Clêmemtê VIII ban cho họ những quyền hạn như anh em Cải cách ở Ý. Đức Giáo Hoàng chấp nhận nguyện vọng của họ và còn ban cho họ một Đại diện Tông tòa. Ngài còn viết thư cho các Đức Giám Mục Pháp và xin ban cho anh em Rêcollets những huynh đệ đoàn khác nữa. Với sự nâng đỡ của Đức Giáo Hoàng và của vua Henri IV, anh em Rêcollets được độc lập khỏi anh em Tuân thủ. Năm 1602, Đức Giáo Hoàng Clêmentê VIII tuyên bố họ là những con cái đích thực của Thánh Phanxicô.
126. Tổng Tu nghị Rôma, năm 1612, cho phép anh em Rêcollets lập thành hai Tỉnh Dòng phát xuất từ các nhà tĩnh tâm ở Pháp, đó là tỉnh dòng Thánh Bernađinô ở miền nam nước Pháp và Tỉnh Dòng Thánh Đênis ở miền bắc nước Pháp, cùng với hạt dòng Thánh Antôn ở "Delphinatu". Năm 1614, họ có Tỉnh Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm ở Aquitaine. Về sau, những Tỉnh Dòng khác đã được thành lập, Tỉnh Dòng Thánh Giuse ở Bỉ (1629), Saxon (1625), Anh quốc (1630), Ai-len (1630), Thurinô (1630), miền bắc Đức (1640), Hà lan (1640). Anh em Rêcollets cũng là những nhà truyền giáo sang các tỉnh nói tiếng Pháp ở Canađa.
127. Anh em Recollets chú trọng đến đời sống khắc khổ, chiêm niệm, học tập, giảng dạy và hoạt động truyền giáo. Họ là một nhóm canh tân độc lập, nhưng họ có khuynh hướng ít tập quyền hơn so với anh em Cải cách hoặc anh em Altantara. Họ có những ẩn viện, nhưng họ cũng sống trong những huynh đệ đoàn lớn ở thành phố.
128. Cuộc cách mạng Pháp là nguyên do làm giảm sút gia đình Rêcollets ở Pháp. Anh em Rêcollets tiếp tục hiện diện như một gia đình độc lập trong Dòng cho đến năm 1897.
G. Sự hiệp nhất của Dòng Anh em Hèn mọn (1897)
129. Hậu bán thế kỷ 19 là một giai đoạn đầy kịch tính trong Lịch sử Dòng Anh em Hèn mọn. Để sáng tỏ, chúng ta hãy nhớ, từ năm 1517, khi Anh em Hèn mọn Tuân thủ tách khỏi Anh em Hèn mọn Tu Viện, những nhóm canh tân khác phát sinh trong và ngoài Nhánh Tuân thủ, đó là anh em Lúp dài, anh em Cải cách, anh em Alcantara hoặc anh em Chân trần, và anh em Rêcollets.
130. Cuộc cách mạng Pháp và khuynh hướng triết học ánh sáng đã đẩy các Dòng tu ở Châu Au vào tình trạng yếu kém trầm trọng. Dòng Phan sinh cùng chung số phận. Tiến trình phục hồi và canh tân chậm đến, và những vấn đề mới lại nảy sinh trong thế kỷ 19, với cuộc cách mạng kỹ thuật và sự tấn công của những khuynh hướng triết học tục hóa, chẳng hạn thuyết Maxisme. Tuy nhiên, cùng thời gian ấy, Dòng lan rộng sang Tân Thế giới, nơi đó anh em đông đúc, nhất là ở Mỹ Châu La-tin. Lịch sử việc Phúc âm hóa Châu Mỹ đang được lưu ý đặc biệt. Tiếc thay, chúng tôi chỉ có thể nhắc đến nó ở điểm này, với ý định khai triển luận chứng trong bài dành cho đề tài đặc sủng truyền giáo của Dòng Phan sinh.
131. Năm 1869 Đức Giáo Hoàng Piô IX chọn anh Bernađinô Vagô Portugruarô làm Tổng Phục vụ, một người thuộc gia đình anh em Cải cách. Dòng không thể gặp nhau để họp Tổng Tu nghị, và anh Bernađinô lãnh đạo Dòng suốt 20 năm, từ 1869 đến 1889. Anh là một trong các Tổng Phục vụ hăng say nhất của lịch sử Dòng. Anh bắt đầu cho xuất bản các "Acta Ordinis Minorum : Văn kiện Dòng Anh em Hèn mọn" năm 1882, cơ quan chính thức của Dòng đến ngày nay (ngày nay gọi là "Acta Ordinis Fratrum Minorum : Các văn kiện của Dòng Anh em Hèn mọn"). Giữa những khó khăn to lớn, anh đã cố gắng xây ngôi thánh đường và trường Thánh Antôn ở đường Merulana, Rôma, nhằm phục hồi nền học thức và chuẩn bị cho hoạt động truyền giáo của Dòng. Nơi này cũng trở thành Trung ương (General Curia) sau khi chính quyền Ý chiếm mất nhà Aracoeli. Đức Hồng Y Parocchi đặt viên đá đầu tiên ngày 16-11-1883, ngôi thánh đường và nhà trung ương được hoàn thành 1887. Anh Bernađinô cũng thiết lập trường thánh Bônaventura ở Quaracchi, như một trung tâm nghiên cứu di cảo các bậc thầy Phan sinh thời Trung cổ (ngày nay trung tâm nằm ở Grottaferrata, trên Colli Romani). Các học giả nay bắt đầu làm việc trên bộ phê bình cuốn "Opera Omnia" của Thánh Bônaventura. Sau cùng anh Bernađinô hỗ trợ cho Dòng Ba và cả những tu hội Phan sinh nữ mới, nhất là các Nữ tu Phan sinh thừa sai Đức mẹ. 1889, anh xin Đức Giáo Hoàng cho anh rời nhiệm vụ Tổng Phục vụ. Đức Giáo Hoàng Piô XIII đặt anh làm Giám mục phụ tá giáo phận Sarđica và anh lui về Quaracchi, ở đó anh qua đời ngày 7-5-1895.
132.Trong Tổng Tu nghị năm 1889, được tổ chức tại trường Thánh Antôn, Rôma, anh Lu-y Parma (1889-1897) được bầu làm Tổng Phục vụ. Các Tỉnh Dòng Tây-ban-nha hiện diện qua Phó Đại diện Tông tòa Phanxicô Saenz. Chúng ta nhớ, theo địa dư, Dòng còn bị chia thành gia đình bên này và bên kia núi Alpes nhóm bên kia núi gồm các Tỉnh Dòng Tây-ban-nha và những đơn vị nằm dưới quyền cai trị của Tây-ban-nha. Thời kỳ ấy, gia đình bên này núi có 17.000 anh em trong 55 Tỉnh Dòng Tuân thủ, 38 Tỉnh Dòng Cải cách, 7 Tỉnh Dòng Rêcollets, và 4 Tỉnh Dòng Alcantara. Gia đình bên kia núi có 1200 anh em trong các Tỉnh Dòng Tuân thủ ở Santiagô, Anđalusia, Cartagena, Valencia, Cantabria, Môrôccô, và Tỉnh Dòng Alcantara ở Philíppinnes. Gia đình bên kia núi vẫn giữ quyền được có một phó Đại diện Tông tòa, ngài ở tại Huynh đệ đoàn Thánh Phanxicô Granđê, Mađrid, và một Tổng Quản lý ở tại Huynh đệ đoàn Santi Quarata, Rôma. Anh em Cải cách cũng có Tổng Quản lý của họ, và một Tổng Quản lý khác cho anh em Rêcollets và Alcantara. Đó là bức tranh tổng quát phải ghi nhớ để hiểu những khó khăn trong những dự phóng hiệp nhất Dòng Anh em Hèn mọn. Để có một bản tường thuật chi tiết và thích đáng về các sự kiện lịch sử, những con người v.v. xin đọc cuốn "The Leonine Union of the Order of Friars Minor 1897 : Sự hiệp nhất Dòng Anh em Hèn mọn của Đức Giáo Hoàng Lêô năm 1897", viện Phan sinh, đại học Thánh Bônaventura, New York, 1994.
133. Anh Lu-y Parma, cùng với Đức Giáo Hoàng Lêô XIII (1878-1903) là những người đóng vai chính trong các nỗ lực nhằm hiệp nhất Anh em Hèn mọn dưới một danh xưng. Đó không phải là một việc dễ dàng, và những kết quả của nó đối với Dòng còn là đối tượng tranh cãi và các ý kiến khác nhau. Chúng tôi cũng tự giới hạn vào một bài tường thuật ngắn về những gì diễn ra, dựa theo bài nhận định trong luận án tiến sĩ của anh Carmođy.
134. Anh em Cải cách chống mạnh mẽ sự Hiệp nhất, đặc biệt qua hai Tổng Cố vấn của họ, anh Accursiô Núi Thánh Sabina (Tuscanê) và anh Gaudentius Gúggenbichler (Tyrol). Những vấn đề khác đánh vào con đường hiệp nhất, đó là sự tranh cãi liên quan đến Hạt Dòng Đất-Thánh, chắc chắn thuộc Dòng Tuân thủ ; khủng hoảng tài chánh nghiêm trọng của Dòng, tiếp sau việc xây cất trường và thánh đường Thánh Antôn, ở Rôma ; tính phân rẽ của gia đình bên kia núi.
135.Một cuộc Tổng Tu nghị đã được Đức Giáo Hoàng Lêô XIII triệu tập tại Đức Bà Nữ vương các Thiên thần, ở Assisi, ngày 16-5-1895. Đức Hồng Y Angêlô Muari Dòng Đa-Minh, Tổng Giám mục Ferrara, chủ tọa Tổng Tu nghị. Đức Hồng Y Mauri cho các nghị phụ biết ý Đức Giáo Hoàng : điều có lợi nhất cho Dòng Phan sinh, đó là các gia đình hiện có hãy cố gắng đạt đến Hiệp nhất thật sự và trọn vẹn. Điều đó không trái với quy chế riêng của các nhóm khác nhau bao lâu chúng không đi ngược lại Tổng Hiến chương. Câu trả lời không gây ngạc nhiên. Anh em Tuân thủ muốn có sự hiệp nhất, anh em Cải cách và anh em Alcantara chống lại điều đó, anh em Rêcollets thiên về phía chấp nhận, tuy nhiên họ ý thức được những khó khăn. Có 77 phiếu ủng hộ sự hiệp nhất và 31 phiếu chống. Do đó, Đức Hồng Y Mauri đích thân gặp các Nghị Phụ để cố thuyết phục họ theo nguyện vọng tha thiết của Đức Giáo Hoàng. Cuộc bỏ phiếu vòng hai đã được thưc hiện, kết quả có 108 phiếu ủng hộ sự Hiệp nhất và 8 phiếu chống. Anh Tổng Phục vụ Lu-y Parma lập một ủy ban để phác thảo Hiến chương mới cho Dòng, đứng đầu là anh Aloysius Lauer.
136. Ủy ban gặp nhau ở trường Thánh Isiđore tại Rôma để sọan thảo Hiến chương mới vào tháng 12-1895. Trong một cuộc tiếp kiến dành cho ban Tổng cố vấn ngày 15-2-89, Đức Giáo Hoàng Lêo XIII lại nhấn mạnh một lần nữa tầm quan trọng của sự Hiệp nhất giữa các Anh em Hèn mọn. Anh Lu-y Parma xin các Tỉnh Dòng cho biết ý kiến về Hiến chương mới và kết quả của sự Hiệp nhất. Năm 1896, tổng cộng 65 trên 95 Tỉnh Dòng đã trả lời. Có 34 Tỉnh Dòng ủng hộ sự Hiệp nhất (21 Tỉnh Dòng Tuân thủ, 6 Tỉnh Dòng Cải cách, 6 Tỉnh Dòng Rêcollets, hạt Dòng Thánh Địa), 30 Tỉnh Dòng chống lại (1 Tỉnh Dòng Tuân thủ, 27 Tỉnh Dòng Cải cách, 2 Tỉnh Dòng Alcantara), và 1 Tỉnh Dòng trả lời không dứt khoát. Những Tỉnh Dòng không chịu bỏ phiếu đã được báo trước : sự im lặng của họ có nghĩa là họ ủng hộ sự Hiệp nhất. Như thế, kết quả cuối cùng là 65 Tỉnh Dòng ủng hộ sự Hiệp nhất và 30 Tỉnh Dòng chống lại.
137. Ngày 19-4-1896, ủy ban soạn thảo Tổng Hiến Chương mới đã hoàn thành công tác. Nhiều lời phản đối những cố gắn đưa đến Hiệp nhất. Đây là một thời kỳ tranh luận. Những Dòng Phan sinh khác, Dòng Tu việnvà Lúp dài, không hài lòng với ý định của Đức Giáo Hoàng khi Ngài ra lệnh hủy bỏ tính từ "Tuân thủ" (Regularis Observantia) ra khỏi danh xưng "Dòng Anh em Hèn mọn", vì họ lý luận rằng, danh xưng này thuộc về các gia đình thuộc Dòng Nhất.
138. Ngày 12-4-1897, Hội đồng các Đức Giám Mục cho anh Lu-y Parma biết Đức Giáo Hoàng Lêo XIII đã quyết định tiến hành việc tuyên bố về sự Hiệp nhất của Dòng. Hiến chương mới được phê chuẩn ngày 15-5-1897. Ngày 1-10-1897, anh Lu-y Parma được Đức Giáo Hoàng mời đến cùng với anh Aloysius Lauer. Đức Giáo Hoàng báo cho anh Lu-y biết Ngài đã chọn anh Aloysius làm Tổng Phục vụ mới sau Hiệp nhất. Anh Luaer, cùng với anh Đavít Flêming, của hai đều là Rêcollets, đã được anh Lu-y Pama giới thiệu làm ứng viên chức Tổng Phục vụ.
139. Ngày lễ Thánh Phanxicô, 4-10-1897, Đức Giáo Hoàng Lêo XIII công bố trọng sắc "Felicitate Quadam". Kể từ ngày đó, các gia đình Tuân thủ, Cải cách, Alcantara, và Rêcollets, chính thức được hiệp nhất với nhau trong một gia đình, mang danh xưng đơn sư "Dòng Anh em Hèn mọn" (Ordo Fratrum Minorum). Ngày 5-10-1897, anh Lu-y Parma trao con dấu của Dòng cho anh Aloysius Luaer, Tổng Phục vụ mới (1897-1901). Tuy nhiên, anh em Tây-ban-nha không tham dự nghi lễ. Rõ ràng đã có những vấn đề cho việc thực hiện sự hiếp nhất trong tương lai.
H. Dòng Anh em Hèn mọn từ 1897 đến nay
140. Gia đinh bên kia núi lệ thuộc vào quyền bính va mưu đồ chính trị của Tây-ban-nha, họ không chấp nhận sự Hiệp nhất của Dòng theo kế hoạch của Đức Giáo Hoàng Lêo XIII. Anh em Tây-ban-nha thuộc quyền Phó Đại diện Tông tòa Sêraphim Linares, ở Madrid.
141. Những biến cố chính trị năm 1898, khi Tây-ban-nha mất các thuộc địa Cu-ba và Philíppnes, đã thúc đẩy anh Tổng Phục vụ Aloysius Luaer xin bãi bỏ chức Phó Đại diện Tông tòa. Về sau, dưới triều vua Alphongsô XIII, Đức Giáo Hoàng Piô X trong tự sắc "Singularis regiminis" (29-6-1904) bãi bỏ chức Phó Đại diện Tông tòa và truyền chọ họ đặt mình trực tiếp dưới quyền anh Tổng Phục vụ mới Điônygiô Schuler (1903-1911). Nhưng gia đình bên kia núi vẫn giữ lại chức Phó Tổng Phục vụ.
142. Tình trạng này chấm dứt ngày 14-12-1932, khi anh Tổng Phục vụ Bônaventura Marrani (1927-1923) viết thư cho Đức Hồng Y bảo trợ của Dòng, Bônaventura Cerretti, xin rút lại tự sắc "Singularis Regeminis". Ngày 22-12-1933, anh Germain Rubiô, phó Tổng Phục vụ cuối cùng của anh em Tây-ban-nha, rời khỏi chức vụ. Gia đinh bên kia núi ngưng hiện hữu.
143. Ở Ý lại có những vấn đề khác. Tỉnh Dòng Alcantara Napôli không chấp nhận sự Hiệp nhất. Nhưng anh Luaer phản ứng mạnh mẽ và buộc tất cả mọi anh em phải chấp nhận trọng sắc "Felicitate Quadam". Nhưng vấn đề lớn nhất nằm ở các Tỉnh Dòng Cải cách cũ tại Ý. Anh em chống lại việc nhập chung các Tỉnh Dòng, các Tỉnh Dòng Tuân thủ và Cải cách. Năm 1903, anh Tỉnh Phục vụ Venise viết thư cho anh Aloysius Luaerthan phiền rằng sự sát nhập các Tỉnh Dòng gây tốn hại đến đời sống tu trì. Nhưng anh Luaer vẫn tỏ ra cương quyết, và như thế, trường hợp này được đưa ra trước Tổng Tu nghị. Trong tình huống này anh Paxificô Monza đang được chú ý, anh là thành viên của Tỉnh Dòng Venise, nguyên Tổng quản lý của anh em Cải cách. Anh này bắt đầu đi vận động Đức Hồng Y Liarđi, Đức Hồng Y bảo trợ bảo trợ của anh em Lúp dài, Đức Hồng Y Ferrata, Chủ tích thánh bộ các Đức Giám Mục và Tu sĩ, và Đức Tổng Giám mục Venise, Giuse Sartô, người sẽ trở thành Đức Giáo Hoàng trong cùng một năm, Đức Giáo Hoàng Piô X. Anh Tổng Phục vụ Điônisiô Schuler khiếu nại lên Đức Giáo Hoàng và nhấn mạnh việc chia lại Tỉnh Dòng venise không thể thực hiện được, vì làm như thế có nghĩa là những Tỉnh Dòng khác ở Ý cũng sẽ xin chia cắt như vậy. Lúc đầu Đức Giáo Hoàng chấp nhận ý kiến của anh Tổng Phục vụ, nhưng về sau Ngài lại theo dường lối do sức ép của hoàn cảnh ở Ý. Tháng 10-1910, Tỉnh Dòng Rôma lại bị chia thành một bên là Tuân thủ bên kia là Cải cách.
144. Trước tình thế phức tạp Đức Hồng Y Vives Tutô, một anh em Lúp dài, và là Chủ tích Tháng bộ Tu sĩ, không giúp gì được cho anh Schuler. Ngài còn đi xa hơn nữa, đó là khơi lại những khiếu nại của Anh em Tu việnvà anh em Lúp dài năm 1897, liên quan đến danh xưng Dòng Anh em Hèn mọn. Hậu quả thật là thảm khốc. Ngày 4-10-1909, Đức Giáo Hoàng Piô X công bố một tông thư, "Septima iam", trong đó Đức Giáo Hoàng truyền phải đổi danh xưng của Dòng thành "Anh em Hèn mọn theo sự hiệp nhất của Đức Giáo Hoàng lêô" (Friars Minor ò the Leonine Union). Danh xưng này chăng bao giờ được dùng đến của phía Tòa Thanh lẫn phía Dòng. Hình như phần khiếu nại này đối với Dòng là hậu quả của cuốn sách Hebart Holzafel, "Manua Hitoriae Ordinis Fratrum Minorum : Thủ bản Lịch sử Dòng Anh em Hèn mọn". Đức Giáo Hoàng vẫn xếp cuốn sách ấy vào danh sách những sách cấm.
145. Ngày thứ năm, 26-10-1911, lúc 4 giờ chiều, anh Schuler được mời đến Thánh đường Thánh Antôn ở Rôma. Khi anh từ nhà Trung ương bước xuống Trường, anh thấy nhiều anh em đến từ Tu việnThánh Antôn, nhà Trung ương, Tu việnAracoeli. Đức Giám Mục Phan sinh, Bênađô Doebling, đọc tự sắc "Quo magis" (23-10-1911) và loan báo anh Tổng Phục vụ mới sẽ là anh Paxicô Monza, và anh Schulersẽ được phong làm Tổng Giám mục phụ tá. Cuộc tấn phong được tổ chức ngày 5-11. Ngày 11-11-1911, sau một cuộc tiếp kiến Đức Giáo Hoàng, anh Schuler rời khỏi Rôma và lui về Đức. Kế hoạch của Đức Hồng Y Vives Tutô và nhóm "cựu Cải cách đã được thực hiện.
146. Việc chia các Tỉnh Dòng Ý kéo dài mãi đến 1945. Ngày 27-12-1945, Đức Giáo Hoàng Piô XII ra tông thư "Quae paterna" gửi anh Tổng Phục vụ Valentine Schaaf thuộc Tỉnh Dòng Cincinnti, trong đó Đức Giáo Hoàng truyền cho các Tỉnh Dòng Ý phải tự tập trung lại theo cách, trong mỗi nhánh, chỉ có một Tỉnh Dòng. Sự phân chia giữa Tuân thủ và Cải cách ở Ý trở thành quá khứ.
147. Trong thời Tổng Phục vụ Paxicô Monza (1911-1915), ngày 11-4-1909, Đức Gi