Lịch sử Dòng Anh Em Hèn Mọn - Dòng Nhì
DÒNG NHÌ
157. Luật Dòng của Thánh Nữ Clara, do Đức Giáo Hoàng Inxentê IV phê chuẩn năm 1253, được viết ra cho đan viện Thánh-Đamianô. Năm 1259, Chân phước Elisbét nước Pháp, em của Thánh Lu-Y IX, đã nhận được từ Đức Giáo Hoàng Alexandre IV Bản luật mới cho đan viện Longchmp. Bản Luật này sau đó được Đức Giáo Hoàng Urbanô IV phê chuẩn năm 1263. Cũng Đức Giáo Hoàng này đã phê chuẩn Bản Luật mới cho Dòng Thánh nữ Clara ngày 18-10-1263. Bản luật do Đức Hồng Y Bảo trợ Gaetanô Orsini viết ra. Luật này cho các chị em Clara nghèo khó được phép có sở hữu, và thiết lập một gia đình mới trong Dòng Nhì, gia đình "Urbnô", sống theo Luật của Đức Giáo Hoàng Urbnô như một luật khác so với Luật của Thánh Nữ Clara.
158. Khoảng năm 1260, cộng đoàn Thánh Đamianô di chuyển về đan viện Thánh Clara mới, được xây trong thành Assisi, trên cùng một địa điểm với nhà thờ Thánh George, nơi Thánh Phanxicô đã được an táng tạm thời năm 1226. Họ mang theo mình cây thánh giá Đamianô sang vương cung Thánh đường Thánh nữ Clara mới.
159. Các đan viện của chị em Clara nghèo khó đã tăng số. Khi Thánh nữ Clara còn sống, ở ngoài Ý các Phụ nữ nghèo khó có một đan viện ở Phamphôna, Tây-ban-nha, và một đan viện khác ở Praha, Bôhême. Những đan viện khác tiếp tục mọc lên mau chóng. Các đan viện thường được Dòng nhất chăm sóc thiêng liêng, mặc dầu Thánh Bônaventura đã muốn rằng việc giúp đỡ thiêng liêng anh em dành cho chị em Clara nghèo khó là việc được thực hiện vì bác ái, chứ không phải vì bó buộc, và việc này tùy thuộc vào sự chỉ đạo của Đức Hồng Y Bảo trợ. Đầu thế kỷ 14, đã có khoảng 413 đan viện Dòng Nhì.
160.Thế kỷ 13 đánh dấu sự khởi đầu một danh sách dài các Thánh và các Chân phước Dòng Nhì : Thánh nữ Agnès, em Thánh nữ Clara (-1253); Thánh nữ Agnès Bôhême (-1280) ; Chân phước Elisabét nước Pháp (-1270) ; Chân phước Elêna Enselmini Padua (-1268) ; Chân phước Philíppa Mareri (-1236) ; Chân phước Salômê Cracow (-1268) ; Chân phước Margarit Côlôna (-1280) ; Chân phước Cunegunđa (-1292) ; Chân phước Jôlanđa (-1298) ; Chân phước Matthias Nazzarei (-1300). Cũng có một nhóm chị em Clara chết tử đạo ở Tripoli (1289) và ở Acre (1291).
161. Hai thế kỷ 14 và 15 đánh dấu một dai đoạn canh tân cho Dòng Nhì, song song với Dòng Nhất. Vấn đề phát sinh do khả năng được có tài sản đòi hỏi phải tìm lại lòng sốt sắng và tuân giữ nghiêm nhặt hơn Luật nguyên thủy của Thánh nữ Clara. Các đan viện thông thường được dâng cúng những tài sản của những chị em đến từ các gia đình sang trọng, nhưng thiếu sự tha thiết với đời sống Phan sinh. Những trào lưu canh tân chính, đó là trào lưu của Thánh nữ Côletta, phong trao Tuân thủ, các nữ tu Clara Lúp dài và các nữ tu Conceptionites. Chúng ta sẽ nhìn thoáng qua từng trào lưu canh tân này.
162. Cuộc canh tân của Thánh nữ Côletta. Côletta sinh năm 1381 tại Corbia, nước Pháp, và sống như một nữ tu kín trong Dòng ba. Năm 1406, chị sang Nice gắp Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XIII, Đức Giáo Hoàng Avignon, trong thời gian khủng hoảng lớn. Đức Giáo Hoàng cho chị bộ áo Dòng Nhì với phép canh tân Dòng Nhì. Cho đến ngày chi qua đời tại Ghent năm 1447, chị để lại 22 đan viện canh tân ở Pháp, Bỉ và Hà-lan. Hiến chương của chị đã được Đức Giáo Hoàng Piô II phê chuẩn năm 1458. Cuộc canh tân nhắm mục đích noi gương hình thức sống nguyên thủy của các phủ nữ nghèo khó ở đan viện Thánh Đamiano, không sở hữu gì hết. Các đan viện do Thánh nữ Côletta canh tân được biết đến qua danh xưng cuộc canh tân của Thánh nữ Côletta.
163. Cuộc canh tân của Tuân thủ, năm 1431, Đức Giáo Hoàng Eugène IV xin anh Tổng Phục vụ Guglielmô Casalê canh tân các đan viện của Dòng Nhì. Năm 1420, đan viện Mantôva ở Ý được canh tân. Thánh Gioan Capitranô là công cụ trong cuộc canh tân của Dòng Nhì. Chân phước Antonia Florence (-1463) canh tân đan viện Auila, Thánh nữ Caterina Vigri Bôlôgna (-1463) canh tân đan viện Corpus Domini (: Thân thể Chúa) ở Ferara và thiết lập đan viện Bôlôgna. Ở Pêrousia, đan viện Monteluce cũng là công cụ trong cuộc tiến hành canh tân. Ở Messina chúng ta thấy đan viện Camêrinô và Fanô được Chân phước Battita Varanô canh tan (-1524). Ở ngoài Ý chúng ta có thể nhắc đến Chân phước Luđôvica Savoa (1503). Năm 1435, anh Gioan Capistranô cố gắng hiệp nhất cac đan viện canh tân vào gia đình Tuân thủ, và anh còn cố gắng sát nhập cuộc canh tân của Thánh nữ Côletta nữa, cuộc canh tân này thuộc thẩm quyền các anh Phục vụ. Nhưng anh không thành công trong cố gắng này. Cuộc canh tân của Thánh nữ Côletta đã được đặt dưới thẩm quyền Anh em Tuân thủ sau 1517. Giai đoạn Cải cách Tin Lành được đánh dấu bằng những cử chỉ anh hùng cả từ phía Dòng Nhì. Đan viện mẫu Nuremberg, Charitas Pirckheimer (-1532) là một tấm gương trong sự chống lại những nỗ lực của anh em Tin Lành Luthêrô trong thành phố của bà.
164. Cuộc canh tân của chị em Clara Lúp dài. Cuộc canh tân này phát sinh ở Napôli, tại bênh viện những người "Vô phường cứu chữa", do một bà quý tộc gốc Catalôna thành lập, bà Maria Loren Longô. Bệnh viện do một nhóm chị em Dòng Ba Phan sinh chăm sóc năm 1533 đã được chuyển sang tay Thánh Catan Thiene. Năm 1535, ngài xin được phép sống theo thể thức của "chị em Dòng Ba Phan sinh theo luật nữa Clara". Năm 1358, những chị em này chuyển sang cho anh em Lúp dài chăm sóc. Trong cùng một năm ấy Đức Giáo Hoàng Phaolô III phê chuẩn lối sống này. Cuộc canh tân mở rộng sang những thành phố khác của Ý, nhất là Milanô, nơi Thánh Chales Bôrrômêô đã xây ba đan viện. Về sau, cuộc canh tân mở rộng sang Tây-ban-nha và cả Mêhicô và Chilê nữa. Khuôn mặt nổi bật nhất của cuộc canh tân này là Thánh nữ Vêrônica Giuliani (-1727), cùng với Chân phước Maria Mađalêna Martinengô (-1737).
165. Các nữ tu Conceptionite (: Truyền tin ?) do Thánh nữ Bêatrice Silva gốc Bô-đào-nha thiết lập (-1492). Năm 1489, Thánh nữ được Đức Giáo Hoàng Innôxentê VIII ban phép thành lập đan viện ở Tôlêtô, dâng hiến cho Đức Trinh nữ Maria Vô nhiễm. Sau khi Thánh nữ qua đời, Đức Tổng Giám mục Ximênes Cinêros đưa luật Dòng Thánh nữ Clara áp dụng cho đan viện. Năm 1511, Đức Giáo Hoàng Juliô II phê chuẩn một Bản Luật mới và Hiến chướng, do anh Phanxicô Quinônes soạn thảo. Cuộc canh tân của chị em Conceptionite lan rộng sang Tây-ban-nha và Châu Mỹ Latin. Chị em Conceptionite đến thành phố Mêhicô năm 1540.
166. Trong thời cách mạng Pháp, con số các đan viện bị thu nhỏ lại. Ngày 13-10-1794, Thánh nữ Jôsêphina Leroux, thuộc đan viện Valencia, đã chịu tử đạo. Cùng một cuộc bách hại ấy được tổ chức quy mô ở Ao do bàn tay hoàng đế Giuse II. Cuộc hồi sinh của các đan viện Dòng Nhì trong thế kỷ 19 kéo théo sự ra đời của nhiều tu hội nữ thuộc Dòng Ba Phan sinh tại viện.
167. Vào thời đại chúng ta, Dòng Nhì đang nở rộ, nhất là trong thời gian cử hành mừng kỷ niệm 700 năm Thánh nữ Clara qua đời năm 1953, và với những cố gắng của thời hậu công đồng nhằm thành lập các hiệp hội đan viện. Năm 1993, Dòng Nhì cử hành mừng kỷ niệm 800 năm ngày sinh của Thánh nữ Clara.
Nguồn: ofmvn.org
Mời xem thêm:
Lịch sử Dòng Anh Em Hèn Mọn - Dòng Nhất (1)
Lịch sử Dòng Anh Em Hèn Mọn - Dòng Nhất (2)
Lịch sử Dòng Anh Em Hèn Mọn - Dòng Nhất (3)