Cuộc đối thoại giữa Lm Laurence Freeman và Đức Đạt Lai Lạt Ma về Bậc thầy và đệ tử

5 /5
1 người đã bình chọn
Đã xem: 1156 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Ngày 12 tháng 1 năm 2013 đã diễn ra buổi pháp đàm giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma và người bạn tâm linh thâm niên là linh mục Laurence Freeman, chủ tịch Cộng đồng Chiêm niệm Kitô giáo Thế giới.


Chủ đề đàm luận là Chúa Giêsu và Đức Phật với vai trò là các bậc đạo sư và bổn phận của người đệ tử. Địa điểm tổ chức tại Hội trường Atisha, Đại học Trung ương Nghiên cứu Tây Tạng ở Sarnath.


Trước khi buổi pháp đàm diễn ra, Đức Đạt lai Lama và cha Laurence cùng một số đạo hữu và các tín chủ đã có buổi gặp gỡ. Một câu hỏi được đưa lên về vấn đề chân lý, Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời: "khi đã quen thuộc với chân lý thì chân lý sẽ ảnh hưởng đến tâm thức của quý vị. Khi truyền trao giáo pháp, Đức Phật đã mô tả thực tại theo nhiều cách khác nhau phù hợp với căn cơ từng đệ tử. Khi Kitô hữu và Phật tử đến với nhau, chúng ta có thể nói rằng chúng ta có hai luận giải về chân lý, nếu có người Hồi giáo cùng tham gia, chúng ta sẽ có ba".


Cuộc đối thoại giữa Lm Laurence Freeman và Đức Đạt Lai Lạt Ma về Bậc thầy và đệ tử

Thính chúng lắng nghe buổi pháp đàm giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma và Lm Laurence Freeman
tại Sarnath, Uttar Pradesh, Ấn Độ. Ảnh: Jeremy Russell / OHHDL

 

Khi được hỏi về sự cần thiết của tôn giáo, ngài trả lời: "tôn giáo là một công cụ để chuyển hóa tâm thức trở nên tích cực. Mọi người đều mong muốn hạnh phúc và trong thế kỷ 21, khi cơ sở vật chất được phát triển cao, thực sự còn rất nhiều người nghèo, nên vẫn cần sự phát triển về vật chất. Tuy nhiên, phần lớn mọi người bắt đầu nhận thức được những giới hạn của giá trị vật chất và hướng tới các giá trị tinh thần. Cho đến nay sự phát triển của chính vật chất đã thất bại trong việc tạo ra một xã hội hạnh phúc."

Trước thính chúng khoảng 250 người trong hội trường lớn hơn, cha Laurence đã mở đầu buổi pháp đàm bằng việc nhắc lại trong một dịp trước đó, khi ngài thỉnh mời Đức Đạt Lai Lạt Ma bình giải về một số đoạn trong Phúc âm, "chúng tôi vô cùng cảm động trước những huấn từ linh thiêng của ngài và trí tuệ của ngài về chân lý Phúc âm. Phải cần rất nhiều hùng tâm."


Đức Đạt Lai Lạt Ma đáp lại rằng: "Tôi tìm thấy những tư tưởng giống với Phật pháp và điều đó giúp cho buổi gặp gỡ rất có giá trị. Sau đó quý ngài cùng các đạo hữu đã tới Bồ Đề Đạo Tràng, và lần đầu tiên các Phật tử và các Kitô hữu cùng cầu nguyện bên nhau dưới gốc Bồ đề."


Cha Laurence luận giải rằng ông sẽ chia sẻ về Chúa Giêsu và bằng cách nào để thấu hiểu rằng ngài là một bậc đạo sư và sau đó đức Dalai Lama sẽ chia sẻ về Đức Phật. Ông thỉnh mời Đức Đạt Lai Lạt Ma có thể ngắt lời của ông khi ngài thấy cần đưa ra quan điểm, "Tất cả chúng ta là con người. Khi tôi gặp một người, tôi nghĩ rằng, đây là một con người giống như tôi đang mong cầu có được hạnh phúc ". Những nghi thức chỉ tạo ra các rào cản không cần thiết giữa chúng ta. Cùng là thành viên của một gia đình nhân loại, chúng ta không cần đối xử hình thức với nhau, vì vậy nếu tôi có điều cần chia sẻ, tôi sẽ làm như vậy."

Cha Laurence bắt đầu chia sẻ quan điểm của mình: "Tôi coi Chúa Giêsu như một con người, một con người lịch sử sau khi thấu hiểu ngài chính là Pháp tử của Thiên Chúa. Tôi nghĩ tới ngài như một đức chúa tự nhiên, một trong số ít các bậc xuất chúng đã trở thành đấng đạo sư của loài người. Chúng ta biết rất ít về đời sống thời trẻ của ngài, nhưng chúng ta biết rằng ngài đã có một sự thức tỉnh khi ông được thanh thanh tẩy bởi thánh Gioan Baotixita và tinh thần đó đã thúc đẩy ngài bước vào sa mạc thực hành trong bốn mươi ngày. Đức Chúa Giêsu đã giáo hóa bằng những dẫn dụ, vì vậy đời sống của ngài là những bài pháp.”

 

"Đức Chúa Giêsu là một mẫu hình cho đời sống của tôi. Tôi tôn kính ngài như một bậc đạo sư của vũ trụ, một người toàn vẹn với chủ quyền tự nhiên, ngài là hiện thân của chân lý. Ngài là nơi chốn tôi có thể nương tựa với niềm tin và sự chí thành. Mối liên hệ với Chúa Giêsu đã giúp tôi loại bỏ mọi những mê mờ.”

Cha nhận xét rằng dường như có một sự tương thông giữa các tư tưởng Kitô giáo cho rằng tất cả mọi người được tạo ra theo hình ảnh của Thiên Chúa và Phật tính. Khi ngài trải nghiệm Đức Chúa bên trong mình, ngài thấy đức Chúa được phản ánh nơi những người mà ngài gặp gỡ.

 

"Đức Chúa Giêsu là một thầy thuốc, một nhà trị liệu, không phải là một thẩm phán; ngài mang pháp dược chữa lành cho thế giới. Ngài là một bậc đạo sư, một lãnh tụ và là một con đường sống. Bởi tôi cảm thấy như vậy nên tôi có thể sống một cuộc đời có ý nghĩa. "

 

(còn tiếp)

 

Chuyển ngữ: Phúc Cường

Nguồn: Dalailama.com

Thiet ke web ChoiXanh.net
TOP
Loading...