LỜI NÓI của người có ĐẠO

5 /5
1 người đã bình chọn
Đã xem: 3753 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

1. Vào mùa tịnh tu, Đạo đồ đồng nguyện dọn lòng hồi hướng, chăm lo tu dưỡng, nhứt tâm thanh tịnh, thăng tiến tâm linh. Cử  chỉ và ngôn ngữ người tu thể hiện sự tinh tấn đạo hạnh. Đã chí quyết học hạnh người tu thì chẳng nên xem việc ăn nói là chuyện nhỏ. Lời nói là bước đầu tiên biểu lộ đức hạnh trên hành trình tu học sống đạo. Xem lại hầu hết các tài liệu kinh sách về Đạo học của Tam giáo và Thánh truyền trong Đại Đạo, đều dành rất nhiều trang luận bàn và chỉ dạy về ngôn ngữ của người có đạo, đặc biệt là ngôn ngữ nói. Vào mỗi thời công phu tịnh viên đọc Tịnh Khẩu chú:

 

            “Lời ăn nói là nơi lưỡi miệng,

            Tiếng luận đàm liệu biện đề phòng;

            Giữ gìn miệng đặng sạch trong,

            Thốt lời minh chánh rèn lòng tụng kinh”.

 

Liệu biện đề phòng trong ngôn ngữ nói là cả một quá trình nhận thức về tác động của lời nói. Không thể ngây thơ mà tưởng rằng “lời nói gió bay” rồi biến mất trong hư vô. Một lời Thánh huấn có thể cảm hóa và cứu độ nhân sinh thoát khỏi khổ lụy. Ngược lại một lời nói ác ý có thể tạo nên cơn cuồng phong nhấn chìm số phận nhiều người. Sách Minh Tâm Bảo Giám, kết tập tư tưởng văn hóa tiêu biểu của Trung Hoa, trong 20 thiên có riêng một thiên bàn về ngôn ngữ (phép nói chuyện). Đức Lão Tử dạy : Lời của người quân tử đi nhanh như ngựa bị roi, nói ra một lời xe bốn ngựa chay theo không kịp. “Quân tử nhứt ngôn, khoái mã nhứt tiên, nhứt ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”. Mỗi lời, mỗi câu nói đều nhắm đến một hoặc nhiều đối tượng khác nhau, đối với người tu hành thì việc chọn người nghe là điều hệ trong. Đức  Khổng Tử cân nhắc : Người ta chẳng nói thì thôi, nói ra có đúng lẽ mới nói . “Nhân bất ngôn, ngôn tất hữu trúng”. Và không phải lời nói thệin lành ai cũng chịu nghe, đâu phải cứ nói ra lời hay thì được mọi người đồng cảm. Cho nên : Đáng nói chuyện với ai mà không nói, là bỏ mất một người; Không đáng nói chuyện với ai mà nói, thì phí lời. Người sáng suốt không bỏ mất người mà cũng không phí lời. “Khả dữ ngôn nhi bất dữ chi ngôn, thất nhân; Bất khả dữ ngôn nhi dữ chi ngôn, thất ngôn. Trí giả bất thân nhân, diệc bất thất ngôn”. Một lời nói gieo vào lòng người nghe những ý niệm thiện lành không chỉ thực hiện nếp sống đạo mà còn thể hiện ý thức truyền Đạo.

 

Bài học về việc chọn đúng người để trao đổi, trò chuyện đã khó mà học cách lắng nghe cũng không dễ. Ngày xưa, Tử Lộ được đồng môn nhận xét là người có chí học đi đôi với thực hành : Tử Lộ nghe được điều gì mà chưa kịp thi hành được thì sợ được nghe thêm điều khác. Trong giao tiếp, thái độ của người lắng nghe cũng bộc lộ tư chất đạo hạnh. Thầy Mạnh Tử ghi : Vua Vũ nghe người nói điều phải thì lạy mà nhận, Thầy Tử Lộ nghe người tố cáo mình có lội thì lấy làm mừng. “Vũ văn thiện ngôn tắc bái, Tử Lộ nhân cáo chi hữu quá tắc hỷ”. Trong thời buổi mạt kiếp này ai gặp Đạo kỳ ba là đã thọ nhận ơn phước lớn lao, nhưng có mấy ai tham cầu đạo lý nhân nghĩa như gương hiếu học của Thầy Khổng : Sáng được nghe đạo lý, tối chết cũng được, không hận. “Triêu văn đạo, tịch tử khả hỉ”. Trong số ba ngàn học trò theo chân Thầy Khổng Khâu học đạo là những người không chỉ biết nghe lời thầy mà còn cố gắng sửa mình, noi gương Thánh đức. Đức Khổng Phu Tử dạy học trò theo quan niệm : Người ta lấy lời phải nghiêm chính răn mình thì làm sao không nghe cho được? Nhưng nghe để tự sửa đổi mới là quí. Người ta lấy lời kính thuận tán thành mình, thì làm sao mà không vui lòng cho được? Nhưng nghe rồi mà suy xét người ta có hàm ý gì thì mới là quí. Vui lòng mà không suy xét, nghe mà không sửa mình, hạng người đó ta chẳng biết dạy cách nào nữa.

 

2. Làm người có đạo thì chuyên tâm đọc sách Thánh hiền, tụng niệm kinh sám, tìm hiểu Thánh ngôn để hiểu biết thấu đạo việc tu hành. Chưa hết, chí đạo của đồ chúng còn thể hiện nghiêm túc trong việc trì giới, thực hành các pháp môn và dìu dẫn đồng môn thấm nhuần đức tin thờ Thầy giữ Đạo. Tu đức sống đạo và truyền đạo là chuyện tâm huyết của người Cao Đài nên lời nói nhất thiết phải cẩn trọng. Một lời cảnh báo sâu sắc khiến nhiều nhà uyền giáo giật mình khi đọc câu : Tranh luận nhỏ nhặt thì hại nghĩa, nói nhảm thì phá đạo lý. “Tiểu biện hại nghĩa, tiểu ngôn phá đạo”. Những lời không có căn cứ, không theo khuôn phép hoặc trái sự thật chính là hành vi đi ngược với người có đạo. Nói đúng sự thật là nói khi am hiểu các khía cạnh của vấn đề, phản ánh hiện tượng và sự kiện một cách toàn diện. có người cho rằng một nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì hoàn toàn không phải sự thật.


Thời Hán Sở tranh hùng của Trung Hoa, Hán Cao Tổ dựng nghiệp lớn là nhờ ba nhân vật kiệt xuất đương thời là Trương Lương, Hàn Tín cùng với Tiêu Hà. Nhà chiến lược trị quốc lỗi lạc là Tiêu Hà đã đúc kết rằng : Thuốc hay đắng miệng, lợi cho việc chữa bệnh; lời nói ngay trái tai mà lợi cho việc làm. “Lương dược khổ khẩu lợi ư bệnh, trung ngôn nghịch nhĩ lợi ư hành”. Không phải dùng vũ lực trấn áp, dùng súng đạn khủng bố mới bị kết án tội đồ mà có khi chỉ bằng lời nói thiếu sáng suốt cũng có kẻ trở thành tội phạm. Đó là cách dùng ngôn ngữ để khủng bố tinh thần, dùng lời ngọt ngào để lừa đảo làm cho người khác phá sản, nói để chụp mũ, qui kết tội ác cho người lương thiện. Ngài Tuân Tử dạy : Lời nói làm tổn thương người ta cũng đau đớn như đâm dao nhọn. Người ta không nên cho rằng nói nhiều là có ích và cười khéo là giỏi. Vết thương đâm bằng dao nhọn có thể lành, lời nói độc ác rất khó tiêu tan. “Thương nhân chi ngôn, thống như đao thích. Nhân bất dĩ đa ngôn vi ích; Nhân bất dĩ thiện tiếu vi lương. Đao thương dị hảo, ác ngữ nan tiêu”. Việc nói năng nhí nhố, phê phán hay mang tính chất phỉ báng người khác không chỉ biểu hiện hành vi thiếu đạo đức mà người phát ngôn còn nhận lãnh hậu quả nhãn tiền. Những lời nói làm tổn thương người khác trở lại làm tổn hại chính mình. “Thương nhân chi ngữ, hoàn thị tự thương”. Tu đức sống đạo là con đường trở về hiệp hội cùng Thầy theo qui luật người nào thuận theo lẽ Trời thì còn, ai làm trái lẽ Trời thì mất. Người Cao Đài sống đạo theo sự chỉ dạy của Thánh truyền. Ơn Trên vì thương sanh chúng mãi ngụp lặn trong bể khổ cõi trần nên giáng cơ chỉ dạy chánh pháp, ban ơn cứu độ. Trong muôn ngàn lời Thánh huấn có không ít những lời khuyên lơn, chỉ bày cặn kẽ về ngôn ngữ đạo hạnh. Theo đó, một tín đồ thuần thành, học hiểu sâu sắc giáo lý nhà đạo và sống đạo theo tinh thần Cao Đài thì luôn “thốt lời minh chánh”. Thầy  và các Đấng Thiêng liêng đã soi rọi ân điển dạy đạo cho mọi con cái Thầy hiểu biết chánh pháp, mà đồ chúng không chịu nghe, có người am hiểu sâu sắc đạo lý mà chẳng chịu làm thì… thật “bó tay”.


Làm người thì khó hoàn hảo nhưng người tu phải có tinh thần cầu tiến. Ngày hôm nay phải sống tốt hơn hôm qua và làm sao để đạo hạnh của ngày mai tinh tấn hơn hôm nay. Ngài Bảo pháp Thanh Long dạy:


            “Chơn lý có muôn màu, muôn mặt,

             Dẫu Thánh nhân chưa chắc đủ đầy;

             Lựa là ai giữa ta đây”…


Nhân sinh giác ngộ biết tu hành và cũng thấu hiểu rằng : Nếu có lầm lỗi chớ ngại sửa đổi “Quá tắc vật đạn cải”. Để bảo tồn hạnh đức, người tu hành nên thực hành tinh thần nhập thế của Đức Khổng : Tầm thuật quý nhất là sáng suốt; Tướng mạo quý nhất là chính dại; Ngôn ngữ quý nhất là giản dị, chân thật. Chúng sanh chưa phải là bậc Thánh nhân nhưng muốn sống tròn đức hạnh thì người có đạo phải thường chuyên khẩu tụng tâm suy và ứng dụng lời kinh sám hối :


            “Chớ thái quá đừng lòng bất cập,

             Phép tu hành luyện tập nhiều ngày.

             Làm lành, xem phải, nói ngay,

             Giữ ba điều ấy thiệt rày phước duyên.

             Lời kệ sám di truyền khuyến thiện,

             Câu văn từ luận biện thật thà,

             Chẳng dùng những tiếng sâu xa,

             E không hiểu thấu diễn ra ích gì?”


3. Trong buổi đầu giáng trần truyền trao chánh pháp, cứu độ tàn linh Đức Chí Tôn ban Thánh lệnh dạy về lòng thương yêu, về sự liên kết thân hòa trong đồng đạo mà bước đầu là tập rèn ngôn ngữ của người có đạo. Trước khi “khởi sự dạy Đạo” Thầy đã phán quyết rằng :

            “Thầy cấm không cho dị nghị việc người, nhứt là đạo hữu của các con thì đừng phạm đến kẻo tội nghiệp;…

            Chẳng quản đồng tông mới một nhà,

            Cùng nhau một Đạo tức cùng Cha”…

Trong Tân luật, Ơn Trên minh định rằng : “cấm… nhạo báng, chê bai, nói hành kẻ khác”. Đây là một mệnh lệnh thiêng liêng đối với người tu theo tân pháp, đọc thoáng qua ai cũng có thể nhớ mãi và lấy đó làm kim chỉ nam để tu học. Lời dạy thật dễ hiểu nhưng vận dụng vào thực tế sống đạo thì chắc khó làm.

Riêng nội dung “cấm nói hành” mà thực hiện cho chu toàn đã quá khó. Hiểu như thế nào là “nói hành kẻ khác” để thực hiện không nói hành?

Đức Chí Tôn chỉ dạy : “Thầy là các con, các con là Thầy”. Trong tinh thần đồng nhất thể, tác phẩm “Dưới Chân Thầy” trình bày một quan niệm nhân sinh rất gần với nhận thức tâm linh của người Cao Đài, Krishnamutri mở đường học đạo cho các môn đồ Thông Thiên học rằng : “Con là một điểm linh quang của Đức Thượng Đế; và Đức Thượng Đế pháp lực vô biên ở trong con, và vì vậy nếu con thật có ý chí thì không có chuyện nào mà con không làm đặng”.


Chuyện nói hành kẻ khác không dừng lại ở mức độ làm mất lòng người, gây phiền não cho nhân sinh mà người có đạo cần nhận thức sâu sắc rằng “nói hành kẻ khác” sẽ đẩy chúng ta xa dần cửa đạo. Để khơi dậy và nuôi dưỡng lòng từ ái trong sinh hoạt hằng ngày, Krishnamutri đã thẩm định : “Trên đời, có ba tội làm hại hơn mọi việc : thứ nhứt là chuyện nói hành, thứ nhì là điều hung ác, và thứ ba là thói mê tín dị đoan, bởi vì chúng làm những tội chống lại lòng từ ái.


Chúng ta có thể vâng lời Đức Thượng Đế hay là chống lại Ngài. Nếu con nghĩ tới điều xấu của kẻ khác thì con đang làm ba việc ác độc một lượt. Một là con sanh sản chung quanh chỗ con ở đầy những tư tưởng xấu xa thay vì những tư tưởng tốt lành. Hai là nếu người đó thật có tánh xấu ngay trong lòng như con nghĩ, thì con nuôi dưỡng tánh xấu đó và thêm sức mạnh cho nó. Ba là con sanh sản trong trí của riêng con đầy những tư tưởng xấu thay vì những tư tưởng tốt, như vậy, con trì hoãn sự tiến hóa của con”.


Một lời đúc kết dạy môn đồ tránh tội ác nói hành đồng thời mở rộng lòng từ bi, quen sống theo tinh thần nhân văn cho người có đức tin Thượng Đế và thực hành nếp sống của người có Đạo:


“Con đừng nói xấu ai; con cũng đừng nghe người ta nói việc xấu của kẻ khác; và hãy bảo cho họ biết một cách êm ái như vầy : Có lẽ việc đó không có thật. Mà dầu có thật, đừng nói đến mới thiệt có lòng nhơn từ hơn nữa”…


Chuyện tu hành và sống đạo của tín chúng là mong vượt thoát khỏi phiền não, giải thoát tâm linh nên nhất thiết là không được làm ác. Krishnamutri phân biện sâu sắc và chi tiết về tội ác trong ngôn ngữ của con người. Cho dù do thù ghét hay vô tình mà nói hành kẻ khác thì lòng thương yêu của tín chúng cũng bị thui chột. “Trong lời nói cũng có sự hung ác như trong việc làm. Người mà thốt ra một lời cố ý làm tổn thương người khác thì cũng phạm tội ác vậy. Điều đó con cũng sẽ không làm đâu. Nhưng thỉnh thoảng một lời nói bất cẩn cũng làm hại nhiều y như lời nói ác độc. Vậy con phải luôn xem chừng để tránh tội vô ýc ác này… Sự vô ý ác này luôn luôn bắt nguồn từ sự thiếu suy nghĩ. Nếu con muốn bước vào đường Đạo, thì con phải nghĩ đến hậu quả của những gì mà con làm vì e rằng con sẽ vướng phải tội vô ý ác”.


4. Có nhiều phương cách để tập rèn lời nói của người có đạo, chỉ vì lời nói mà không giữ đạo được thì thật tiếc thay. Người chăm tu học và tỏ rõ chí đạo thì nhất định : Đã nói điều gì thì tất phải làm được. Đối với lời nói, người quân tử không thể cẩu thả được. “Ngôn chi tất khả hành giả. Quân tử y kỳ ngôn, vô sở cẩu nhi dĩ hĩ”. Miệng là cái búa hại người, lời nói là con dao cắt lưỡi, ngậm kín miệng để giữ gìn cái lưỡi thì đi đến đâu cũng được an thân vững vàng “Khẩu thị thương nhân phủ, ngôn vi cát thiệt đao. Bế khẩu thâm tàng thiệt, an thân xứ xứ lao”. Suốt một đời thực hiện lẽ sống đạo đức khuôn mẫu, bậc Thánh Nho đã chọn ba sự ưa thích có ích, trong đó thích khen chỗ hay của người và thích có nhiều bạn hiền là điều sở đắc của Đức Khổng Tử “nhạo đạo nhân chi thiện, nhạo đa hiền hữu, ích hỹ”. Chỉ thích khen cái hay, khen việc làm thiện lành của người khác thì cũng tránh được thói quen không nói hành, nhạo báng kẻ khác.


Bí quyết để sống đạo trọn vẹn trong lời nói là phải thường xuyên rèn luyện ngôn ngữ đoan chính. “Khi con nghe một câu chuyện có hại cho người nào đó, thì đừng lập lại nó; có thể câu chuyện đó không có thật, mà dầu có thật đi nữa, đừng nói đến mới là nhơn từ hơn. Trước khi nói, con phải suy nghĩ cho kỹ lưỡng, vì e rằng con sẽ mắc vào cái lỗi không được chính xác… Chớ nên có ý khoe mình hay tỏ dấu thông minh. Đừng ham nói, nói ít thì tốt, không nói chi lại càng tốt hơn nữa, trừ ra khi nào chắc chắn rằng những điều con muốn nói, chơn chánh, dễ thương và hữu ích. Trước khi nói con hãy tự hỏi coi điều con muốn nói ra có đủ ba đức tánh đó không; nếu không, thì con phải làm thinh. Hãy tập cho quen tánh nghe hơn là nói; đừng nêu ý kiến trừ phi được hỏi trực tiếp. Có một câu gồm hết các đức tánh phải tập là : Tri, Cảm, Nguyện, Mặc. (phải hiểu biết, phải có gan dạ, phải chí quyết và phải nín thinh – Savoir, oser, vouloir, se taire). Mà cái đức tánh nín thinh là khó hơn hết. Trở về với đời sống đức tin của người Cao Đài, chúng ta cần sống thực nghiệm theo lời Thầy dạy trong Đại Thừa Chơn Giáo:

            “Tưởng tin Tiên Phật trên đầu,

            Giúp mình tu luyện dài lâu vững bền;

            Tuyệt nhiên thanh tịnh là nền,

            Dụng công khổ hạnh mới nên Thánh hiền”.


Trong ba loại ngôn ngữ là ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết và ngôn ngữ tư duy, trong đó nội dung ngôn ngữ nói còn tùy thuộc vào sắc thái biểu cảm của người phát ngôn. Cùng một câu nói nhưng với âm sắc, giọng điệu và âm lượng khác nhau khiến cho người nghe cảm nhận nhiều ý nghĩa khác nhau. Lời nói chân chất, mộc mạc thể hiện sự thành ý trong giao tiếp. Âm sắc lời nói sao cho dễ nghe, gây thiện cảm cho người tiếp xúc nhưng không nhất thiết phải hoa mỹ, đặc biệt tối kỵ thốt lời khi nóng nảy. Người tu hành chẳng khi nào nói lớn tiếng và tập dứt bỏ hẳn việc thiếu kiềm chế lời nói khi tâm bất tịnh.


            “Châu lòng lặng bặt tiếng hơi,

            Thì thân nào sợ đất trời đảo điên”.


Sắc thái biểu cảm trong ngôn ngữ của người có đạo là phải chân thành, hãy chân thành trong suy nghĩ và lời nói, chân thành với mọi người và chân thành với chính mình. Người chơn tu thì sở đắc chuyệu công phu, công quả nhiều hơn là nói. Nói ít theo tự nhiên “Hy ngôn tự nhiên”. Sống hòa vào lẽ tự nhiên là con đường đồng nhất thể với trời đất theo tinh thần đạo vô vi của Đức Lão Tử. Từ suy nghĩ đến thái độ và việc làm của người tu học lánh xa thế sự, thực hiện nếp sống an nhiên vô tranh, không cần hơn thua, không bận tâm chuyện được mất. Con đường thoát tục ủca người tu đi ngược với dòng sông sinh mệnh của kẻ nhiễm trần. Trong tác phẩm tiêu biểu của Đạo giam Đạo Đức kinh dạy về ngôn ngữ nói:


Kẻ có trí thì không nói, kẻ nói thì không có trí. Hãy bịt các lối đi; đóng các cửa của mình; làm cùn cái sắc của minh; gỡ cái rối; làm cho ánh sáng diệu đi; hòa đồng với bụi bặm. Cái đó gọi là sự hòa đồng huyền diệu (huyền/đồng)… Cho nên làm thánh cái quí giá cho thiên hạ. “Trí giả bất ngôn; ngôn giả bất trí. Tắc kỳ đoài, bế kỳ môn. Tỏa kỳ nhuệ, giải kỷ phân, hòa kỳ quang, đồng kỳ trần. Thị vị huyền đồng… Cố vi thiên hạ quý”. Sống đạo vô vi hòa với lẽ tự nhiên thì người có đạo luôn biểu thị lời nói lúc nào cũng mộc mạc : Lời nói đáng tin không đẹp; lời nói đẹp không đáng tin. Người thiện không tranh biện; người tranh biện không thiện. “Tín ngôn bất mỹ; mỹ ngôn bất tín. Thiện giả bất biện; biện giả bất thiện”.


Lợi ích của việc thực hành lời nói của người có đạo là lánh xa mọi phiền não do thị phi. Người chơn tu thì đứng ngoài mọi sự tranh biện, không vướng vào chuyện cạnh tranh hơn thua, phải trái. Thế mới mong “không đúng, không sai tự tại tâm”. Lời nói của đồ chúng lúc nào cũng minh chánh còn tạo được kết quả vô cùng diệu dụng về mặt tâm linh như Đức Chí Tôn chỉ dạy : “Thầy đã nói rằng nơi thân phàm các con, mỗi đứa Thầy đều cho một chơn linh gìn giữ cái chơn mạng sanh tồn. Thầy tưởng chẳng cần nói các con cũng hiểu rõ rằng : Đấng chơn linh ấy vốn vô tư, mà lại đặng phép giao thông cùng cả chư Thần, Thánh, Tiên, Phật và các Đấng Trọn Lành nơi Ngọc Hư Cung, nhứt nhứt điều lành và việc dữ đều ghi chép không sai, đặng dâng vào Tòa Phán Xét, bởi vậy nên một mảy không qua, dữ lành đều có trả; lại nữa, các chơn linh ấy, tánh Thánh nơi mình đã chẳng phải gìn giữ các con mà thôi, mà còn dạy dỗ các con, thường nghe đời gọi là “lộn lương tâm” là đó.


… Như các con nói dối, trước chưa đối với người, thì các con đã nói dối với lương tâm, tức là chơn linh. Thầy đã nói chơn linh ấy đem nạp vào Tòa Phán Xét từ lời nói của các con, dầu những lời ấy không thiệt hành mặc dầu, chớ tội tình cũng đồng một thể. Nơi Tòa Phán Xét, chẳng một lời nói vô ích mà bỏ, nên Thầy dạy các con phải cẩn ngôn, cẩn hạnh, thà là các con làm tội mà chịu tội cho đành, hơn là các con nói tội mà phải mang trọng hình đồng thể”.


Để thực hiện lời nói của người có đạo theo tinh thần “các con phải cẩn ngôn, cẩn hạnh” thì cách tốt nhất cho mọi tín chúng là nhứt tâm tu học, chuyên cần hành trì các pháp môn và sống đạo theo lời căn dặn của Đức Ngô : “chẳng đặng nhiều lời”. Để nhấn mạnh việc thực hiện nếp sống đạo hạnhcủa người tu từ chuyện đi, đứng, nằm, ngồi đến tư duy và ăn nói… Ơn Trên đã bày cho một phương pháp : “Vậy muốn làm đúng, nghĩ đúng, nói đúng, trông vào được đúng, nghe đến rõ ràng chỉ có cách là thanh tịnh vô tư không còn để một màu sắc gì án che mà giả chơn khó phân biệt”. Từ nhận thức đúng đắn về đạo lý rồi vận dụng vào đời sống hằng ngày là một quá trình tu tập đòi hỏi nhiều công phu. Để tiêu trừ tận gốc căn bệnh “khoe mình, bày lỗi người, chuyện quấy nói phải, chuyện phải thêu dệt ra quấy, nhạo báng, chê bai…”, Đức Khổng Tử có một bài thuốc rất diệu dụng. Tự trách lỗi của mình mà không trách lỗi của người, như vậy không phải là trị cái xấu ở trong lòng sao? “Công k&igrav

Thiet ke web ChoiXanh.net
TOP
Loading...