Tình thương rực sáng bên dòng kênh 7

5 /5
1 người đã bình chọn
Đã xem: 2435 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Lên đường

Sáng sớm ngày 20.9.2011, chúng tôi đồng hành lên xe tiến về huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang là một tỉnh đầy tràn kinh rạch thuộc giáo phận Long Xuyên.

Từ Đồng hành nơi đây bao gồm ý nghĩa tâm lý lẫn tâm linh: Đoàn gồm có 14 người trong đó phần đông là thành viên Ban Mục vụ Đối thoại Liên tôn của Trung tâm Mục vụ Giáo phận Tp Hồ Chí Minh: 1 linh mục, 1 nữ tu cùng các đạo hữu công giáo, thiết tha gặp gỡ, liên kết với các tôn giáo bạn. Chúng tôi cùng đi không chỉ để tham quan một giáo điểm nổi tiếng vì sinh hoạt nhân đạo bác ái bén rễ bên dòng kênh 7, mà còn muốn được chứng kiến những trái tim chan chứa yêu thương của 5 Tôn giáo chung sức chung tình phục vụ bệnh nhân nghèo: Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành, Công giáo tại Bệnh xá Tình Thương ra đời chính thức từ 20 năm nay. Bệnh xá nằm sau nhà thờ Thánh Giuse, rộng khoảng 5000m2.

Người sáng lập

Linh mục lương y Nguyễn Đức Thịnh, cai quản giáo xứ Thánh Giuse, huyện Tân Hiệp, kênh 7. Vào năm 1980, xúc động trước tình cảnh ngặt nghèo của rất nhiều bệnh nhân vô phương chữa chạy, cha đã tìm học về Y học cổ truyền, đến tận nhà châm cứu cho những giáo dân trong xứ đạo. Vì nhu cầu ngày càng tăng, lực bất tòng tâm, cha kêu gọi vài lương y cùng cha dựng nên một phòng khám, bước đầu là 3 gian nhà lá do các giáo dân tự nguyện đóng góp với vài chiếc giường ọp ẹp. Với thời gian, lòng yêu thương bệnh nhân được nhìn nhận là hiện thân của Chúa Giêsu đau khổ, dần lan tỏa khắp vùng kể cả các vùng lân cận thì đến năm 1991, trạm xá phát triển thành bệnh xá, có khả năng chứa 70 giường bệnh. Cha Thịnh trở nên Giám đốc bệnh xá Tình thương.


Tình thương rực sáng bên dòng kênh 7Tình thương rực sáng bên dòng kênh 7

Nhu cầu bệnh nhân càng tăng, chữa trị ngày càng hiệu quả nhờ linh mục Giám đốc có sáng kiến gửi nhân viên đi học tại các trường y khoa Sài Gòn, Hà Nội, Cần Thơ, cấp bác sĩ, y sĩ. Các kỹ thuật viên thì được gửi tham dự các khóa đào tạo chuyên môn tại các bệnh viện lớn. Được đào tạo và nâng cấp chuyên môn, nhân lực ngày càng dồi dào và tận tâm phục vụ bệnh nhân.

Nhân lực – Tinh thần phục vụ:

Tất cả các thầy thuốc đều là thiện nguyện, có y đức và tay nghề vững chắc. Hiện nay bệnh xá có một đội ngũ 40 bác sĩ, y sĩ, lương y, dược sĩ trực tiếp chữa trị. Nét độc đáo đáng vui mừng là 5 tôn giáo hòa mình phục vụ tất cả bệnh nhân được xem là anh chị em của mình, cùng là con của Ông Trời là Đấng Tạo hóa, là nguyên lý đệ nhất của vạn vật, là Đấng Chí Tôn, Đấng Tối cao, là Thiên Chúa.

- Linh mục Giám đốc xác nhận: Tất cả anh em thuộc 5 tôn giáo rất quý mến nhau, tin cậy nhau, vì cùng một niềm tin chung nhất, tôn thơ Thiên Chúa và sống châm ngôn được treo tại trung tâm bệnh xá cùng với bức họa Thánh Martin bổn mạng bệnh xá đang vực dậy một bệnh nhân bại liệt.

Châm ngôn đó là: “Các con phải yêu thương anh em như chính mình” (Mt 22, 39).

Tình thương rực sáng bên dòng kênh 7Tình thương rực sáng bên dòng kênh 7

Đối tượng – Cơ sở chữa trị:

- Nhờ tình thương chan hòa đậm nét, hiện nay bệnh xá phục vụ từ 200 đến 300 bệnh nhân mỗi ngày, cùng với người nuôi bệnh tổng cộng khoảng 500 người, được nuôi ăn miễn phí. Bệnh nhân không chỉ thuộc vùng Kiên Giang mà đến từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, ngay cả từ Bình Dương, Bình Phước, KonTum, Dắkak, Vũng Tàu, Saigon…

- Các phòng điều trị được thiết kế khang trang, được trang bị những y cụ hiện đại như máy siêu âm, máy đo điện tim, máy X quang, máy laser, máy điều hòa âm dương, hệ thống từ trường Nhật Bản, máy sóng ngắn, máy kích thích cơ liệt, hệ thống phục hồi chức năng, vật lý trị liệu và nhiều bộ môn điều trị chuyên biệt khác. Bệnh xá có xe cứu thương chuyển bệnh nhân cấp cứu đi bệnh viện khi có nhu cầu khẩn trương.

- Ngoài các phòng điều trị, có khu hậu cần gồm nhà ăn, nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, hệ thống tiêu hủy rác, hệ thống lọc nước. Trong vườn có khu vực trồng thảo dược để chế biến thuốc Nam.

- Trong những năm qua, tỷ lệ khỏi bệnh là 60%, chậm khỏi 28%, không khỏi 7%, chuyển viện 5%.

Bất cứ bệnh nhân nào cũng được đón tiếp, chẩn trị, khi cần, được nội trú, các bệnh nhân nghèo được hoàn toàn miễn phí . Với các bệnh nhân gia cảnh khá hơn, mọi chi phí chỉ khoảng 10% so với giá bệnh viện bên ngoài. Nhiều người thắc mắc hỏi linh mục Thịnh lấy nguồn tài lực ở đâu mà đảm nhận mọi chi phí lên đến hàng tỉ đồng mỗi năm? Linh mục mỉm cười nói: “Ông Trời lo liệu tất cả.”

Trong thực tế, Ông Trời đến với Bệnh xá qua tấm lòng ưu ái của nhiều khách, nhiều nhà hảo tâm trong và ngoài nước đến tham quan hỗ trợ. Có nhiều đoàn y tế quốc nội cũng như quốc ngoại đến chia sẻ kinh nghiệm và tham gia chữa bệnh.

Một trong những nét độc đáo mà chúng tôi bị đánh động nhất ngày đến thăm Bệnh xá là một phương thức điều trị mà các bệnh viện khác không có là trị liệu bằng tâm lý và tâm linh.

Về tâm lý: nuôi dưỡng bệnh nhân bằng nụ cười là “mười thang thuốc bổ”, Cha Giám đốc xác tín như vậy nên tạo điều kiện giúp họ cùng nhau thư giãn nhờ một sân khấu mang tên “Sân khấu nụ cười” được bệnh xá xây dựng với một dàn nhạc, điệu vũ, trình diễn văn nghệ mỗi tháng 1-2 lần với các tiết mục đem vui đến cho bệnh nhân, giúp quên đi những đau đớn phiền muộn góp phần chữa trị hiệu quả nhanh hơn. Ngoài phần văn nghệ, lại còn các màn ảo thuật rất hấp dẫn do Cha Giám đốc lương y trình diễn kéo theo những tràng vỗ tay rộn rã. Một Giám đốc đa tài!

Tình thương rực sáng bên dòng kênh 7


Về tâm linh: mỗi tối lúc 7 giờ, người công giáo vào nhà thờ cùng nhau cầu nguyện cho thân phận mình, cho tất cả bệnh nhân và bệnh xá. Rất đông người không có đạo hay có đạo khác nhau cũng đến tham gia giờ kinh tối này, dần thuộc kinh lần chuỗi Mân Côi.

Những bệnh nhân xin theo đạo được Cha giới thiệu về giáo xứ gần nhà họ ở nhất để đào sâu tín lý, học sống đạo. Những năm qua có 5 lương y làm đơn xin học để gia nhập đạo Công giáo trong đó có:

Một chứng nhân đặc biệt: sư cô y sĩ Ngọc Bảo thuộc phái Tịnh độ Phật giáo Việt Nam, sau khi đến thăm bệnh xá, bị thu hút bởi “những nét vui tươi thanh nhã qua cách khám chữa đầy yêu thương (theo lời tự thuật của cô), tiếng cười của Cha Giám đốc và các anh chị em phục vụ nơi đây, cô đã xin đến phục vụ tự nguyện, tham gia “Mặt trận xóa đau-giảm khổ”. Sau 5 năm, cô tự ý đi dự Thánh lễ rồi xin nhập đạo Công giáo. Sau đây xin trích dẫn vài đoạn trong bài chia sẻ cảm nghiệm của cô với tựa đề:

“Tôi đã gặp Chúa trong Bệnh xá Tình thương kênh 7”

Nơi đây con nhận ra: Chúa đã gọi con, đã cầm tay dẫn con đi và đã thuyết phục con. Con trình bày với Cha giám đốc và nhờ ngài hướng dẫn.

Sau thời gian dài chuẩn bị, ngày 15/4/2007, con được gọi Chúa bằng tiếng thân thương nhất: Abba, Cha ơi!

“Thật là niềm hạnh phúc vô biên cho con… với dòng nước mắt sung sướng lăn tròn trên 2 gò má hôm con được Rửa tội…

Con cảm nhận được ý nghĩa bài thánh ca “Bao la tình Chúa’ với đoạn như nói lên tâm tình của con: “Hồng ân Chúa như mưa, như mưa tuôn xuống đời con mênh mang mênh mang. Đời có Chúa lo chi, ôi tình tuyệt vời”. Nhờ anh chị em công giáo đã đón nhận và cầu nguyện thật nhiều cho con, con được nhập quốc tịch Nước trời của Chúa Giêsu… Con đã nhìn thấy Chúa trong Cha Giám đốc và anh chị em đồng nghiệp nơi đây.

Con cám ơn Đức Phật từ bi. Giáo lý từ bi của người đã thôi thúc

Thiet ke web ChoiXanh.net
TOP
Loading...