Nửa thế kỷ sau Công đồng Vatican II: một Năm Đức Tin và một cuộc tranh luận
Năm mươi năm trước, vào tháng Mười, Chân phước Gioan XXIII cùng với hơn 2.500 giám mục và các vị Bề trên Dòng tu từ khắp nơi trên thế giới đã quy tụ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô để khai mạc Công đồng chung Vatican II.
Ba năm sau, Vatican II ban hành 16 văn kiện lớn về những vấn đề cơ bản như thẩm quyền của hàng giáo phẩm, chú giải Kinh Thánh, và vai trò riêng của giáo sĩ và giáo dân. Các tài liệu này và những cuộc bàn thảo để hình thành chúng, đã làm thay đổi cách Giáo hội Công giáo hiểu và trình bày chính mình trong bối cảnh hiện đại của nền văn hóa và xã hội thế tục.
Vì Vatican II là một trong những sự kiện vĩ đại trong lịch sử tôn giáo hiện đại, nên mừng kim khánh sự kiện này đương nhiên sẽ là dịp tổ chức nhiều sự kiện kỷ niệm, bao gồm các cử hành phụng vụ, các ấn phẩm và các hội nghị.
Trongmột cuộc triển lãm Vatican II tại Vương cung Thánh đường Rôma Thánh Phaolô Ngoại thành, khai mạc hồi cuối tháng Giêng vừa qua và sẽ mở cửa đến tháng Mười Một 2013, các trưng bày bao gồm các bản gốc viết tay bài phát biểu của Đức giáo hoàng Gioan XXIII trong phiên họp khai mạc Công đồng, và tấm hộ chiếu Vatican cấp cho một giám mục Ba Lan trẻ có tên Karol Wojtyla, tức là Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II tương lai.
Nhưng Vatican II không chỉ quan trọng về mặt lịch sử, mà còn là vấn đề hiện thực của Giáo Hội ngày nay.
Các học giả vẫn còn tranh luận về việc áp dụng Công đồng trong các lĩnh vực như đối thoại liên tôn và cải cách phụng vụ: đólà sự phát triển liên tục trong lịch sử Giáo hội, hay đứt đoạn triệt để với quá khứ. Rồi hàng giáo sĩ vàgiáo dân áp dụng các văn kiệnCông đồngtheo cách khác nhau đến mức nào:theo sát từ chương các tài liệu haytheo một cách hiểu rộng rãi hơn“tinh thần Vatican II”.
Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đã bác bỏ điều ngài gọi là “sự chú giải về tính đứt đoạn và đổ vỡ” trong cách hiểu ngày nay về Công đồng và thay vào đó ngài gọi sự giải thích Vatican II là “đổi mới trong liên tục” của 2.000 năm truyền thống của Giáo hội. Khám phá và phát huy ý tưởng đó sẽ là một mục tiêu chính của Năm Đức tin - bắt đầu từ 11 tháng Mười năm nay, đúng một nửa thế kỷ từ ngày khai mạc Công đồng Vatican II.
Một số người Công giáo tương đối ít nhưng lại mạnh mẽ lên tiếng phủ nhận Công đồng, họ cho rằng trong số những thay đổi thì những thay đổi về phụng vụ đã làm giảm đi tính trang trọng của Thánh Lễ và việc ngày càng mở ra với các tôn giáo khác mâu thuẫn với sự cần thiết phải công bố ơn cứu độnhờmột mình Chúa Giêsu Kitô mà thôi. Nhóm nổi bật nhất là Huynh đoàn Thánh Piô X, đã thực sự đoạn giao với Roma vào năm 1988, khivị sáng lập là Tổng giám mục người Pháp, Marcel Lefebvre, phong chức cho bốn giám mục mà không có sự chấp thuận của Đức giáo hoàng.
Đức giáo hoàng Bênêđictô đã coi việc hòa giải với Huynh đoàn này là một ưu tiên của triều đại giáo hoàng của ngài. Năm 2007, ngài đã bỏ những hạn chế về Thánh lễ theo truyền thống La tinh, nayđược gọi là hình thức ngoại thường. Không đầy hai năm sau đó, ngàigiải vạ tuyệt thông cho bốn giám mục đã được tấn phong bất hợp pháp. Và mùa thu năm ngoái, Vatican đã mở ra khả năng thành lập một giáo hạt tòng nhân nếu đạt được sự hòa giải trọn vẹn. Giáohạt tòng nhân tương tự như một giáo phận mang tính toàn cầu, hiện nay chỉ có tổ chức Opus Dei theo quy chế này.
Dù vậy, để có thể hòa giải, Tòa Thánh Vatican đòi buộc Huynh đoàn phải chấp nhận một bản tóm lược những điểm giáo lý không thể thương lượng. Những điểm này đã không được công bố, nhưng hẳn phải bao gồm những giáo huấn chính của Vatican II.
Mặc dù các cuộc đối thoại đang diễn ra giữa Tòa Thánh Vatican và Huynh đoàn vẫn còn bí mật, gần đây cả hai bên đã công bố những tài liệu bày tỏ quan điểm của mình.
Đầu tháng Mười Hai, L’Osservatore Romano, tờ báo của Vatican, đã xuất bản một bài viết của Đức ông Fernando Ocariz, vị chức sắc cao cấp thứ hai của Opus Dei và một người khác tham gia đàm phán với Huynh đoàn Thánh Piô X.
Trong bài viết, Đức ông Ocariz nhấn mạnh rằng tất cả các giáo huấn của Vatican II không đòi hỏi gì khác hơn là “trí tuệ và ý chí phải tùng phục tôn giáo”, và ngay cả những canh tân của Công đồng về giáo thuyết cũng phải được hiểu cách thích đáng nhưsự liên tục với truyền thống. Nhưng ngài cũng nhấn mạnh rằng “vẫn còn chỗ hợp pháp cho sự tự dosuy tư thần học”để giải thích các giáo huấn trên.
Và cuối tháng đó, cha Jean-Michel Gleize, nhà thần họcđại diện cho Huynh đoàn trong các cuộc thảo luận với Vatican, đã đưa ra phản ứng với bài viết của Đức ông Ocariz. Có lẽ phần gay gắt nhất trong lập luận của cha Gleize là bác bỏ chú giải về tính liên tục,cho rằng quá “chủ quan” và xem nhẹ“tính thống nhất của chân lý” cần có trong giáohuấn của Giáo hội. Điều đó dường như đưa đến giả thiết rằng sự chú giảivề tính đứt đoạn thường gắn liền với những nhà vô địch tiến bộ nhất của Công đồng.
Khi theo dõi cuộc trao đổi này, thật không dễ tin rằng Năm Đức Tin sẽ kết thúc với sự đồng thuận về ý nghĩa của Công đồng Vatican II. Tuy nhiên, làcon người nổi tiếng về suy tư của thế kỷ này, chắc chắn Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI sẽ không ngạc nhiên hay thất vọng bởi các cuộc tranh luận vẫn đang tiếp tục.
(Francis X. Rocca, CNS, 27.01.2012)
Huy Hoàng
Nguồn: hdgmvietnam.org