Tìm hiểu Đạo giáo (26)
(tiếp theo)
Các tín đồ Đạo giáo và những người sống theo Truyền thống Cộng đồng Trung Hoa (TTCĐTH) có đi hành hương không?
Từ lâu, hành hương đã là việc quan thiết đối với hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn của Trung Hoa. Thuật ngữ Trung Hoa gọi là triệu sơn tế hương (chao shan jin xiang) thực ra có nghĩa là “dâng hương tỏ lòng tôn kính một ngọn núi”, tục lệ có từ thế kỷ thứ IV Công nguyên và phát triển mạnh từ thế kỷ thứ VIII. Một khi một chốn đã được xem là nơi đặc biệt thánh, nơi đó liền xuất hiện những ngôi đền. Việc hành hương tới núi thánh đã trở thành chuyến đi tượng trưng xuyên qua vũ trụ. Núi non là chốn cư ngụ của thần và tiên và tất nhiên cũng là chốn ẩn cư của các học giả và tổ sư Đạo giáo. Chúng biểu hiện sự hài hòa tuyệt vời giữa Dương và Âm.
Đạo giáo và võ thuật
Vào mỗi sáng sớm, hầu như mọi nơi ở Trung Hoa, dân chúng tụ tập ở những nơi công cộng để tập một loạt cử động chậm rãi và thanh nhã được gọi là thái cực quyền. Người dân thuộc mọi độ tuổi đều có thể tham gia vào hoạt động này. Mục đích của việc luyện tập này là duy trì và phục hồi cảm giác qua sự tập trung thư thái để giải tỏa những tắc nghẽn sinh lực và đưa họ về trạng thái cân bằng và hài hòa thể lý lẫn tinh thần. Những loạt động tác này thì đa dạng, với ba phương pháp gọi là Thiền (Chan), Võ (Wu), và Dương (Yang) thông dụng nhất. Nhiều trong số những nguyên lý chủ yếu này có nguồn gốc Đạo giáo, nhưng nhìn chung, chúng mang tính chung nhất của Trung Hoa, vì nhiều người không phải tín đồ Đạo giáo đã sử dụng chúng. Còn về mối liên quan của nó với võ thuật hiện nay thì những động tác thái cực dựa trên khái niệm không-hung hăng, cái được gọi là “mềm yếu như nước”, lại hết sức hiệu quả. Do đó, tỉ như thuật ngữ yu-do của Nhật Bản xuất phát từ một thuật ngữ Trung Hoa là nhu đạo (rou dao) có nghĩa là “cách nhượng bộ”.
Châm cứu và bấm huyệt có liên quan với Đạo giáo không?
Châm cứu cũng như bấm huyệt đều không phải là tập tục mang tính tôn giáo. Chúng liên quan tới việc chữa bệnh, nhưng cả hai dựa trên các nguyên lý của Trung Hoa cổ xưa vốn đã ăn sâu vào tâm điểm của giáo thuyết Đạo giáo. Bệnh tật chỉ là dấu hiệu thiếu khí, sinh lực, chạy qua cơ thể theo một hệ thống tuyến phức tạp. Tắc nghẽn năng lượng chủ yếu sẽ gây mất thăng bằng Âm và Dương. Các bản đồ về cơ thể truyền thống chỉu ảnh hưởng của Đạo giáo liên kết các nút (node) riêng biệt với những triệu chứng riêng và các bộ phận nội tạng. Toàn bộ hệ thống dựa trên một mạng lưới của những tương hợp. Mọi phần cơ thể của con người không chỉ liên quan tới mọi phần khác và với tinh thần, mà thế giới vi mô của con người còn tương thích với thế giới vĩ mô của vũ trụ. Việc sắp đặt đúng các kim châm cứu, hoặc biết cách bấm huyệt đúng cách các điểm nối năng lượng bị trục trặc dọc theo bất cứ tuyến nào sẽ giúp phục hồi dòng chảy và sự cân bằng, và do đó thúc đẩy sự gia tăng sinh lực hầu mang lại cho con người sức khỏe và sự hưng phấn.
(còn tiếp)
John Renard
Tri thức tôn giáo qua các vấn nạn và giải đáp, NXB Tôn giáo, 2005, tr.445-446.
---------------------------------------