Nhà thờ lớn Phát Diệm (1)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 5302 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Nhà thờ Phát Diệm (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) là một công trình kiến trúc nghệ thuật kiểu phương Đông nổi tiếng không những trong nước mà cả nước ngoài.


Quần thể kiến trúc Nhà thờ Phát Diệm đã được Bộ Văn hoá nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam xếp hạng di tích LỊCH SỬ-VĂN HOÁ (Quyết định số 28 VH/QĐ ngày 18-01-1998).


Những thông tin dưới đây nhằm mục đích hướng dẫn khách hành hương và khách du lịch thăm viếng khu nhà thờ Phát Diệm- một quần thể kiến trúc độc đáo trên đất Kim Sơn.

Nhà thờ lớn Phát Diệm (1)

 

VÀI DÒNG LỊCH SỬ


Đầu thế kỷ XIX, Phát Diệm chỉ là vùng đất bồi với bùn lầy cỏ sậy. Năm 1828, ông Nguyễn Công Trứ, một ông quan tài ba đồng thời cũng là một thi sĩ nổi tiếng, được triều đình Huế phái ra Bắc với chức “Dinh Điền Sứ” để khai phá những vùng đất mới. ¤ng đã lập ra huyện Tiền Hải (Thái Bình) và huyện Kim Sơn (Ninh Bình) nay là hai huyện trù phú, xứng đáng với tên gọi là “biển bạc”, “núi vàng”.


Về mặt truyền giáo, theo như Cha Alexandre de Rhodes (quen gọi là Cha Đắc Lộ) kể trong cuốn “Lịch sử Vương quốc Đàng ngoài”, Ngài Nhà thờ lớn Phát Diệm (1)tới Cửa Bạng (Ba Làng, Thanh Hoá) ngày Lễ Thánh Giuse, 19-03-1627. Trên đường từ đó đi ra kinh đô Thăng Long (bây giờ là Hà Nội). Ngài đã giảng đạo tại Văn Nho gần cửa Thần Phù (nay là xứ Hảo Nho thuộc giáo phận Phát Diệm).


Như vậy có thể nói Phát Diệm là một trong những mảnh đất đầu tiên ở miền Bắc mà hạt giống Tin Mừng đã được gieo xuống và bám rễ. 250 năm sau, tức là vào cuối thế kỷ thứ XIX, tại vùng Kim Sơn đã có khoảng 50.000 giáo dân. Năm 1865, Cha Phêrô Trần Lục, còn gọi là Cụ Sáu, được đặt làm chính xứ Phát Diệm. Ngài chính tên là Trần Triêm, sinh năm 1825, ở làng Mỹ Quan huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá; về mặt đạo, là họ Đạo Đức thuộc xứ Kẻ Dừa (nay thuộc giáo phận Thanh Hoá). Năm 1841, ngài đi tu, theo học tại chủng viện Vĩnh Trị và Kẻ Non (nay thuộc giáo phận Hà Nội). Ngài có trí thông minh khác thường, thạo cả chữ Hán lẫn tiếng La-tinh, nên đã có thời làm giáo sư chủng viện Vĩnh Trị. Năm 1858, Ngài chịu chức Sáu (chức phó tế). Năm 1860, Ngài chịu chức linh mục. Năm 1863 được Bề Trên đặt trông coi mấy xứ trong Thanh Hoá. Năm 1865, Ngài được đặt làm chính xứ Phát Diệm cho đến khi qua đời ngày 6-7-1899.


Trong 34 năm là chính xứ Phát Diệm, Cụ Sáu đã lo giáo dục nhân bản (qua những “Ca vè Cụ Sáu” mà ngày nay một số cụ già còn thuộc) cũng như đời sống đạo đức cho giáo dân. Đặc biệt với một cái nhìn rất rộng, Cụ Sáu đã có kế hoạch xây dựng khu Nhà Thờ Phát Diệm và đã tuần tự thực hiện từ năm 1875 đến khi Cụ qua đời.


THĂM VIẾNG NHÀ THỜ PHÁT DIỆM


Theo quốc lộ số 1 từ Thanh Hoá ra (60 km), hay từ Hà Nội vào (95 km) đến thị xã Ninh Bình, khách rẽ phía Đông-Nam đi theo đường số 10 được 28km là tới thi trấn Phát Diệm. Ở bên trái (phía Nam) đường số 10 thấy cây Cầu Ngói cổ (cầu có mái) mới phục chế, đi thêm chừng 100m, rẽ sang tay phải (hướng Bắc) theo một con đường trải nhựa dài khoảng 250m, dân ở đây quen gọi là Đường Giữa (1):* thì đến khu Nhà Thờ. Khu này dài khoảng 243m, rộng khoảng 117m, có tường xây bao bọc, trên có nhiều công trình xây dựng như: Ao Hồ (2,3)*, Phương Đình (6)*, Nhà Thờ Lớn (8)*, bốn nhà thờ cạnh (9,10,17,18)*, Nhà Thờ Đá (11)*, ba Hang đá nhân tạo (12, 13, 16)*. Chúng ta sẽ lần lượt đi thăm từng nơi.


AO HỒ (2) VÀ TƯỢNG CHÚA GIÊSU LÀM VUA (3)

Nhà thờ lớn Phát Diệm (1)

PHÁT DIỆM - Nhà thờ Phát Diệm: toàn cảnh / Phat Diem cathedral – general view  -Photo: TGM Phát Diệm


Từ đường giữa (1) vào, khách thấy xa xa một pho tượng trắng, phía sau thấp thoáng những mái cong. Tới gần thì thấy đó là tượng Chúa Giêsu làm Vua (3) đặt trên bệ ở giữa một hòn đảo nhỏ hình vuông trong hồ hình chữ nhật rộng chừng một héc-ta, dân ở đây gọi là Ao Hồ (2). Tượng bằng xi-măng cao 3m, đã được đắp vào quãng năm 1925, còn Ao Hồ là do Cụ Sáu cho đào, trước tiên là để lấy đất đắp cao khu Nhà Thờ, và cũng để phong cảnh thêm hữu tình: trước có “thuỷ” (Ao Hồ) sau có “sơn” (ba hang đá). Ngoài ra, những ngày mưa lầy lội, giáo dân đi lễ cũng ra bến đá Ao Hồ rửa chân, cũng như để nhắc cho mình rằng: trước khi vào nhà Chúa để thờ phượng, ngoài sự chỉnh tề phần xác, còn phải sửa soạn tâm hồn cho trong sạch nữa.


Ba mặt Nam, Đông, Tây của Ao Hồ có bờ và tường xây, bọc phía ngoài là đường rải nhựa. Khách có thể theo con đường về phía Đông, đến góc chính Đông-Nam Ao Hồ thì dừng lại để có một cái nhìn toàn cảnh: Ao Hồ, rồi Phương Đình oai nghiêm soi bóng xuống Ao Hồ những ngày lặng gió, phía sau nhấp nhô những mái nhà thờ lớn nhỏ. Tiếp tục đi hướng Bắc, hết Ao Hồ đến một cổng đá nhỏ mang hai chữ Hán  Đông Dịch” (4), sau một bức tường ngắn đến một cổng đá lớn với ba lối vào: đó là Cổng Đá Đông (5), một trong hai cổng chính vào khu Nhà Thờ. (phía sau cũng có cổng tương đương: một cổng lớn (5a), và một cổng nhỏ, với hai chữ Hán “Tây Dịch” (4a).


PHƯƠNG ĐÌNH (6)

Nhà thờ lớn Phát Diệm (1)

 Trong sân này, từ năm 1991 có đặt tượng hai vị Thánh quan thầy giáo phận Phát Diệm: Thánh Phêrô (phía Tây) và Thánh Phaolô (phía Đông).

Phương Đình có nghĩa là “nhà vuông”, hình dáng như cái đình làng rộng lớn mà trống trải, kích thước gần như vuông; chiều ngang 21m, sâu 17m, cao 25m, có 3 tầng. Tầng dưới lớn nhất, xây toàn bằng đá xanh vuông vắn, chia thành ba lòng, trong mỗi lòng có một sập đá. Sập đá ở lòng giữa to nhất, là một khối dài 4,20m, rộng 3,20m, dày 0,30m, tương truyền là sập rồng của vua thời Nhà Hồ (1400-1407) ở thành Tây Giai (Thanh Hoá) ngày xưa. Trên các vách có phù điêu bằng đá, tạc một số vị Thánh. Cũng đáng để ý những chấn song đá hình cây trúc. Trên các vách ngoài của tầng dưới có những phù điêu tạc sự tích Chúa Giêsu, từ khi Chúa vào thành Giêrusalem đến khi Chúa lên trời.

Qua cổng đá, khách vào sân lát toàn gạch ngang dọc là đường kiệu lát đá thước xanh (thước đây là thước ta bằng 40cm); những viên đá này rộng 40cm, dài từ 40cm đến 120cm, đây đó trồng nhãn rợp bóng mát. Bước vào sân, người tín hữu bắt đầu cảm thấy tâm hồn trầm lắng xuống, sẵn sàng đi vào cầu nguyện. Khách có thể đi thăm Phương Đình (6) trước hết. Phương Đình hoàn thành năm 1899, là công trình sau cùng của Cụ Sáu, và theo ý kiến của nhiều người, là kiệt tác của toàn bộ khu này. Đứng ở sân rộng phía nam mà ngắm, khách có cảm tưởng một cái gì đó đồ sộ vững chắc, đồng thời hoàn hảo về mặt nghệ thuật kiến trúc.

Nhà thờ lớn Phát Diệm (1)

PHÁT DIỆM - Phương Đình: chấn song đá hình cây tre
Phuong Dinh: Bamboo-shaped window bars -
Photo: TGM Phát Diệm


Ở mặt chính, phía Nam, có khắc bốn đại tự “Thánh Cung Bảo Toà” nghĩa là “Toà quý của thân thể Thánh”, còn mặt phía Bắc mang những chữ La-tinh  “Capella in Cœna Domini” nghĩa là “Nhà nguyện trong (ngày kỷ niệm) Tiệc ly của Chúa”. Những chữ khắc đó nhắc ta nhớ rằng ngày xưa Phương Đình dùng làm tòa đặt Mình Thánh để chầu trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh, kỷ niệm bữa Tiệc ly. Hai bên bốn chữ:“Thánh Cung Bảo Toà” có những hàng chữ Hán nhỏ hơn, dịch: “Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, năm Kỷ Hợi niên hiệu Thành Thái” (tức năm 1899).


Qua một cầu thang hẹp, khách lên tầng giữa, cũng bằng đá, có mái, ở đây đặt một trống cái, chỉ dùng các ngày Chúa Nhật và lễ lớn cùng với chuông. Ở bốn góc tầng này là bốn tháp nhỏ có mái cong, trên đỉnh là tượng bốn vị Thánh chép sách Tin Mừng: Tháp phía Đông-Nam là Thánh Máccô, Tây-Nam là Thánh Luca, Đông-Bắc là Thánh Gioan và Tây-Bắc là Thánh Mátthêu. Một cầu thang gỗ đưa lên tầng trên cùng, bằng gỗ, có mái, nơi đặt quả chuông Nam cao 1,90m, đường kính 1,10m, nặng gần 2 tấn. Chuông có 4 núm: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Trên bốn mặt có chữ La-tinh ghi: “Thánh Maria, Thánh Giuse, Thánh Gioan Tẩy Giả Năm Chúa Giáng Sinh 1890”; mặt khác ghi lời chuông nói: “Tôi ca tụng Chúa thật, tôi kêu gọi dân chúng, tôi tập hợp giáo sĩ, tôi khóc người qua đời, tôi đẩy lui dịch tễ, tôi điểm tô ngày lễ”. Trên mặt chuông còn ghi hai dòng chữ Hán: “Thành Thái Canh Dần Tạo” (“làm năm Canh Dần, thời Vua Thành Thái”) “Phát Diệm xứ công vật” (vật chung của xứ Phát Diệm). 


Hơn 100 năm nay, sáng chiều chuông vẫn ngân vang, âm thanh vọng đi xa, có khi đến 10km, để nhắc nhở người tín hữu nâng tâm hồn cầu nguyện với Chúa. Từ tầng cao nhất này, khách có thể nhìn bao quát chung quanh: gần hơn là Ao Hồ, Nhà Thờ Lớn và các Nhà thờ cạnh; xa hơn có thể đếm được 20 nóc nhà thờ vùng Kim Sơn; xa hơn nữa, vào những ngày đẹp trời có thể thấy biển ở phía Nam và núi ở phía Tây.


SÂN GIỮA VÀ LĂNG CỤ SÁU (7)

Nhà thờ lớn Phát Diệm (1)

PHÁT DIỆM - Nhà thờ lớn: mặt tiền và mộ Cụ Sáu
The cathedral: façade and Father Six tomb
- Photo: Mạnh Đan

Xem xong Phương Đình, khách bước xuống sân nhỏ ở phía bắc, giữa Phương Đình và Nhà Thờ Lớn. Sân này có kích thước dài 25m, rộng 15m, tường hai bên là những chấn song tiện bằng đá. Tại đây có lăng Cụ Sáu (7). Cụ qua đời năm 1899, có tới 40.000 giáo dân dự Thánh lễ An táng; sau đó Cụ được mai táng ở đây, trong ngôi mộ đá bé nhỏ khiêm tốn nhưng ở vị trí tuyệt đẹp, ngay trung tâm công trình kiến trúc của Cụ.


NHÀ THỜ LỚN (8)

Nhà thờ lớn Phát Diệm (1)

PHÁT DIỆM - Nhà thờ lớn và bốn nhà thờ cạnh
The cathedral with four side chapels -
Photo: TGM Phát Diệm


Từ sân giữa nhìn lên phía Bắc, khách có thể ngắm mặt tiền Nhà Thờ Lớn (8). Đứng trước Phương Đình, khách có cảm giác đứng trước một cái gì đồ sộ oai nghiêm, còn trước mặt tiền này, khách được chiêm ngưỡng một cái gì vừa mỹ lệ tinh xảo, vừa thanh thoát lôi cuốn. Trước khi xem kỹ hơn, khách có thể đọc một tài liệu lịch sử: đó là tấm bia đặt ngang tầm mắt, ở phía cực Đông của mặt tiền (đối với người nhìn là bên phải, gần những chấn song đá của sân giữa).


 Bia khắc chữ La-tinh, dịch như sau:


Kính chào Đức Maria, Con của Thiên Chúa Cha
Kính chào Mẹ của Thiên Chúa Con

Kính chào Bạn trăm năm của Chúa Thánh Thần
Kính chào Đền Thờ rất thánh của Ba Ngôi rất thánh.
Xin giải thoát, xin giải thoát chúng con khỏi tội và hoả ngục.
Lạy Đức Maria là Mẹ của n sủng,
Là Đấng dịu hiền sinh ra Đức Khoan Dung,
Xin che chở chúng con khỏi kẻ thù
Và đón nhận chúng con trong giờ chết. Amen

Năm Chúa Giáng sinh 1891, năm tôi xây dựng Nhà Thờ Phát Diệm này để kính Đức Mẹ Mân Côi. Phêrô Sáu ký”.

Như vậy, 1891-1991 Nhà Thờ Lớn này đã được chẵn 100 tuổi.

Nhà thờ lớn Phát Diệm (1)

Nhà thờ lớn phía Tây với hai nhà thờ cạnh
The cathedral the West side with two chapels -
Photo: TGM Phát Diệm

Năm kỷ niệm 100 năm xây dựng Nhà Thờ Lớn đã được cử hành trọng thể. Vào dịp bế mạc Năm kỷ niệm. Nhà Thờ đã được cung hiến. Tấm bia ở phía cực tây của mặt tiền, tức là ở vị trí tương ứng với bia thành lập, ghi lại sự kiện này:


Vui dường nào khi thiên hạ bảo tôi
Ta cùng trẩy lên Đền Thánh Chúa
                                        (Tv 121,1)

Mừng 100 năm (1891-1991)
Cha Phêrô Trần Lục (Cụ Sáu)
Xây dựng Nhà Thờ Phát Diệm
Dâng kính Đức Mẹ Mân Côi
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II
Đã rộng ban ân xá đặc biệt
Cho các tín hữu đến viếng Nhà thờ
Trong năm kỷ niệm.
Vào dịp kết thúc năm hồng ân này
Tôi, Phaolô Bùi Chu Tạo, Giám mục Phát Diệm
Đã long trọng cử hành lễ Cung hiến Nhà thờ
Ngày 6 tháng 10 năm 1991”.

Nhà thờ lớn Phát Diệm (1)

PHÁT DIỆM - Nhà thờ lớn: cung thánh sơn son thiếp vàng
The cathedral: lacquered and gilt retable -
Photo: TGM Phát Diệm


Nhà thờ đã được cất lên năm 1891 chỉ trong vòng ba tháng, nhưng công việc chuẩn bị là sắm sửa vật liệu và trị ch&