Sứ điệp Trống Đồng (10) - Cơ cấu với ngũ hành

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 3100 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

1. Luận chung về ngũ hành


Ngũ hành trong Việt Nho là một sự phát triển tiếp nối của thập tự nhai nên vừa là sợi dây quán xuyến toàn bộ đạo lý trong tiềm thể, đồng thời là một bằng chứng về sự trung thành với Truyền Thống Tâm linh của nhân loại, đến độ có thể nói không tìm thấy ở đâu khác một sự liên tục như thế từ nguyên thuỷ tới đợt triển diễn rộng rãi nhất mà ở đâysẽ bàn tới một cách tóm lược.


Để thấy nét đặc trưng đó cần đối chiếu Ngũ hành trong Việt Nho với “ngũ hành” các nơi khác. Trứơc hết bên Hy Lạp có 4 nét khác biệt:


- Một chỉ có 4 mà không có 5.


- Hai không có hành mà chỉ có tố chất là đất, lửa, nước, khí tức là những yếu tố đã hiện hình với những phẩm tính gắn liền một cách cố định như khô, ướt, lạnh, nóng, mà không là những động lực tổng quát siêu hình. Cũng vì vậy nó không được gắn liền với 4 phương, cũng không đi với 4 mùa, sắc, vị…


- Ba là thường đi với thần. Thí dụ triết gia Empedocle gọi tứ tố là tứ căn (racines) và cho đi với 4 thần: Zeus, Hera, Aidone, Nestis. Còn Philolaos theo phái Pythagore cho đi với 4 thần khác là Hades, Cronos, Ares, Dionysos. Cũng có bản thêm tố chất thứ năm Ether được Aristotle nhận và đặt làm trung tâm, nhưng ether cũng chỉ là một tố chất ở cùng mộ bình diện hiện tượng như 4 tố chất khác.


- Điểm bốn quan trọng hơn cả là không được cơ cấu hóa tức xếp vào lược đồ cho thành hướng đi có ghi số độ như ngũ hành của Việt Nho.


Bên Ấn Độ ban đầu cũng nhận tứ tố như Hy Lạp, rồi sau cũng có ngoại lệ, như môn triết Sankhya với tố thứ năm nhưng khác Hy Lạp hai chi tiết: một là cho ngũ tố đi với ngũ quan như khí đi với sờ, lửa đi với xem, ether với nghe v.v… Hai là có mang thêm ý giải thoát nhằm xóa bỏ đau khổ. Hy lạp không tìm giải thoát mà chỉ tìm giải nghĩa sự cấu thành vũ trụ hoặc theo thần thoại hoặc theo tinh thần khoa học, thì tứ tố có tính cách hiện tượng thoát khỏi thần minh, nên nói được rằng đã cố vượt đợt thần để vào vật, còn xa nhân. Bên An Độ đã thấy cố găng thoát đợt thần và đang đi về với nhân, tuy chưa hẳn đạt nhưng các tố chất đã được coi là những sức đang biến chuyển (forces en transformation) vừa mới từ bản thể sơ nguyên xuất phát, chưa thành những bản chất nhất đinh như bên Hy Lạp. Về điểm này ngũ tố của An Độ đã tới gần hơn với ngũ hành của Việt Nho nên cũng phần nào đáng tên là ngũ hành (five agents) mà không chỉ là tứ đại hay tứ tố (four elements) trọn vẹn như bên Hy Lạp.

 

2. Ngũ hành trong Nho


Ngũ hành trong Việt Nho khác của Au An rất nhiều, điểm đầu tiên dễ nhận thấy hơn cả là hai hành kim mộc thay cho khí, lại thêm hành thổ rất đặc trưng vì ở một bình diện khác hẳn. Điểm hai là nó được xếp đặt trong thế đối đáp cả dọc lẫn ngang và có số đi kèm từng hành.


Dọc là thuỷ hỏa hay   1

                                2

Còn ngang là kim mộc hay 3-4 như hình sau:

            Hỏa                                         2

Mộc     Thổ      Kim      ==        3          5          4

            Thuỷ                                       1

Chính vì sự xếp đặt thành ngang dọc cũng như đi kèm số mà ngũ hành trở nên cơ cấu.


Điểm ba do sự xếp đặt thành cơ cấu các hành liên hệ cơ khí như trong hai bộ của An Au, nơi có thể lấy chất nọ rời khỏi chất kia. Vì thế khi hỏi tố chất phổ biến nào làm nên vạn vật, Thales thưa là nước, Héraclite bảo là lửa v.v… Còn với Việt Nho là cả ngũ hành tức không thể lấy một tách riêng ra, tất cả chúng cấu kết cấu một cách cơ thể, lấy rời ra có thể chết. Vì thế ngũ hành luôn luôn đi với các số và phương hướng cũng như thời tiết, màu, vị: tất cả ràng buộc với nhau như một cơ thể sống động.


Như vậy hành nào cũng đi đôi để nói lên tính chất tương liên, tác động vào nhau tức không quan niệm sự vật như bản thể cô lập, nhưng như những mối tương liên với toàn thể vũ trụ. Vì vậy cần nhận diện thêm về 4 phương, 4 mùa, 4 sắc như sau để dễ nhìn ra cơ cấu khi đọc truyện cổ tích hay huyền thoại:

           Nam                                       Hạ                                           Đỏ

Đông   Thổ      Tây      ==        Xuân    Tứ Quý    Thu   ==        Xanh    Vàng    Trắng  

           Bắc                                        Đông                                       Đen


Ngoài ra còn thanh âm, vị, lục phủ, ngũ tạng như xem trong bảng Nguyệt lệnh. Tất cả đều muốn nhấn mạnh đến hai chân lý nền tảng sau: 1/ Người với vũ trụ cùng chung một cơ cấu; 2/ Người làm chủ cơ cấu, nên cũng có tên là “vũ trụ chi tâm” để nói lên nhân chủ tính một cách huy hoàng. Vì thế ngũ hành không còn là ngũ tố vật chất đứng ngoài con người mà liên hệ đến con người một cách cơ thê, nên nói người là khởi đoan của ngũ hành, cũng như là trung tâm của vũ trụ. Tiên Nho đặt các hành liên hệ với đặc tính con người là Đông minh triết, Nam nhân hậu, Tây công minh, Bắc tàng trữ. (*)


(*) Lễ Ký: “Thị dĩ thiên tử chi lập dã: Tả thánh; hướng nhân, hữu nghĩa, bội tàng dã” XLII. 18. Theo chỗ đứng của vua thì Đông là thánh (sáng suốt), Nam nhân, Tây công minh, Bắc tàng trữ.


Vì sự xếp đặt thành cơ cấu và do đó liên hệ với vũ trụ nên ngũ hành đã đựơc dùng nhiều nhất vào ma thuật pháp môn. Còn phía hàn lâm biến ngũ hành thành một thứ trò chơi son đẹt ở tại xếp đặt các số hình vuông ít có chở theo đạo lý, vì thế bị nhiều học giả đời sau coi khinh. Tuy nhiên đứng về phương diện cơ cấu và nguồn gốc vẫn phải xét tới các bước triển diễn của nó, và khi nhận ra những phát triển đó gắn bó với những chân lý nào, lúc ấy việc nghiên cứu lại có đầy ý nghĩa. Sau đây là một số điểm cần lưu ý.

 

3. Thứ tự các hành


Đây là điểm đã làm cho các học giả không muốn ngó ngàng tới ngũ hành, vì có tất cả tới 4 thứ tự lận.


Kim, mộc, thuỷ, hỏa, thổ.

Thuỷ, hỏa, mộc, kim, thổ.

Kim, thuỷ, mộc, hỏa, thổ.

Thuỷ, hỏa, kim, mộc, thổ.


Tại sao lại lộn xộn như vậy? Thưa thực ra không có lộn xộn vì cả 4 thứ tự đó quy vào hai cặp để nói lên nét song trùng sơ thuỷ, chỉ cần được phân tích sẽ thấy: trước hết hai thứ tự a, b như nhau, thứ tự a của dân chúng (Việt tộc), thứ tự b của Nho gia ghi trong Thiên Hồng phạm Kinh thư: cả hai đều nền tảng, vì được cơ cấu hóa tức đặt theo thế đối đáp: kim đối đầu với mộc, thuỷ đối đấu với hỏa. Khác nhau là thứ tự a bắt đầu từ gần, từ hàng ngang trước, tức kim mộc, còn thứ tự Hồng phạm bắt đầu hàng dọc, thuỷ trước hỏa sau, tức nhấn mạnh trên trục chí bắc nam hay hai mùa Đông Hạ; dân chúng nhấn mạnh trên trục ngang tây đông hay xuân thu, tức nhấn trên nhân bản hơn. Cần cả hai để có đối đáp ngang dọc.


Hai thứ tự c d làm nên sự đối đáp vòng tròn. Thứ tự c kêu là vòng sinh: kim sinh thuỷ, thuỷ sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ. Đó là vòng đất, theo kim đồng hồ, vẽ ra lựơc đồ như sau:

            Hỏa                                        2

Mộc     Thổ      Kim                  3          5          4

            Thuỷ                                       1


Vòng sinh


Thứ tự d kêu là vòng khắc. Thuỷ khắc hỏ, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ

            Hỏa                                        2

Mộc     Thổ      Kim                  3          5          4

           Thuỷ                                        1


Vòng khắc


Đó là vòng trời đi ngược kim đồng hồ, tả nhậm. Thứ tự này nói lên nguyên lý mẹ được đặt nổi rất mực với Việt lý như đã bàn trong bài “Còn Mẹ” (Kinh Hùng). Thứ tự này cũng được duy trì trong Nho dưới hình thức vòng khắc theo nghĩa khác là thu hoạch (khắc giả hoạch dã) nghĩa là thu hoạch được sự cân đối giữa hai nguyên lý mẹ và cha như được ca ngợi trong Hồng phạm bài vịnh “Hoàng cực” nói về Vương Đạo (có giải rộng trong quyển Chữ Thời trang 223). Hai vòng đều dùng số và hình để nói lên hai hướng tiến trái chiều của luồng linh khí làm nên vạn vật trong vũ trụ. Có thể nói vòng sinh là của Nho, còn vòng khắc là của Việt vì được dùng trong Lạc thư, một tên khác đặt cho “Cửu Lạc”, cả hai là một, đều kêu là sách mẹ đối với Hà Đồ (vòng sinh) là sách cha. Nói sách mẹ vì hình vuông chỉ đất đi theo tả nhậm, thuận theo trời, mở đầu số 1 tận cùng số 3 (cả hai là số trời, trống đồng đi theo vòng tả nhậm, vòng tâm tình, theo nguyên lý mẹ, cũng như Lạc Thư, nên hồi trống khai mạc khi mới đúc phải do các bà).


 

4. Sự quan trọng ẩn tàng của hành thổ


Nói ẩn tàng vì không thể thấy, nên thường bị coi như 4 hành kia. Nhiều học giả Tây phương còn cho là kém vì chẳng có chi. Bốn hành kia đều có mùa có phương, còn hành Thổ tay trắng: gọi là hành vô hành, địa vô địa. Thế nhưng dưới ánh sáng của “ba hồi trống thu không”, Thổ lại trở nên tuyệt vời được ngự trung cung để chỉ con người Đại ngã, vì thế nó không có đối đáp như hai cấp thuỷ hỏa, kim mộc, trái lại được biểu thị bằng thập tự nhai +. Nét ngang thêm dưới +-  có thể hiểu là để nhấn mạnh vai trò quan trọng của con người, hoặc là chữ nhất để chỉ sự bắt đầu cuộc diễn biến ngũ hành như quen nói “nhân giả ngũ hành chi đoan dã”: người là khởi đoan, là cội gốc của ngũ hành, như thế nó trở nên khác hẳn với bộ tứ tố của Hy Lạp đứng dừng lại nơi thần minh hoặc sự vật, chưa vào được người tức chưa đạt thân. Đây đã đạt thân tức đạt tới Đại Ngã có tầm hoặt đông như vũ trụ chỉ bằng 4 hành chung quanh. An Độ phần nào đã nỗ lực đưa về người, nhưng mới là thử thách khởi đầu, còn đi cho tới độ đặt hẳn sự quan trọng vào người để con người chiếm trung cung thì chỉ mới có Việt Nho, như được ghi trong hệ từ Kinh Dịch “an thổ, đôn hồ nhân, cố năng ái” nghĩa là nếu có an nơi hành Thổ để đôn hậu tình người, mới có thể yêu thương con người được. Còn an ở trời hay ở đất sẽ chỉ yêu bằng miệng theo điệu ý từ (chữ không cơ dụng) (xem bài VII). Vì thế sau chữ an thổ là đôn hồ nhân chứ không đôn hồ địa hay thiên. Bởi vậy khi bàn giải về ngũ hành cũng chính là bàn về đạo làm người, như câu ngạn ngữ Việt Nho “Hành diệc đạo chi thông xưng”: nói hành hay nói đạo như nhau, cho nên nói ngũ hành chính là nói đạo, khác chăng là trong ngũ hành đạo lý được cơ cấu hóa, chỉ cần nắm vững chương này sẽ nhận ra Au, An khác Việt Nho ở then chốt ra sao.


Do những điểm đặc biệt trên mà sinh ra nhiều hệ luận quan trọng nói lên sức biến hóa của ngũ hành thật phong phú, không những trung thành với truyền thống ở đợt đầu để thành ra ngũ hành, mà còn triển diễn ra nhiều hình thái khác để dẫn vào tận những việc thường nhật, ta cần theo dõi sự tiến triển này.

 

5. Vòng trong vòng ngoài với Hồng phạm


Trước hết là vòng trong vòng ngoài như hình sau:

Sứ điệp Trống Đồng (10) - Cơ cấu với ngũ hành

(H.74: Vòng trong vòng ngoài)


Với câu tại thiên thành tượng (vòng trong). Tại địa thành hình (vòng ngoài).


Về đường lối triển diễn các số đã nói rồi trong Chữ Thời. Ơ đây chỉ xin nhắc lại mấy điểm tuy đã có nói rồi nhưng vì quá liên hệ với trống đồng nên cần bàn lại dưới tiếng Trống Thu Không. Trước hết là Hồng phạm.


Nói về Hồng phạm là nói về hậu quả một sự kép nét tự thập tự nhai + thành ra nhà minh đường 5 căn, thêm 4 căn phụ và các số nữa thành Hồng phạm (H.75). Như vậy Hồng phạm cửu trù chính là sự cơ cấu hóa câu “tham thiên lưỡng địa” để dễ áp dụng vào các việc cụ thể, nên được chia ra 9 ô gọi là cửu trù, trong đó các số chẵn chỉ đất, số lẻ chỉ trời.

Sứ điệp Trống Đồng (10) - Cơ cấu với ngũ hành

(H.75: Hồng phạm)


Chữ trù nghĩa là đen là “bờ cõi” để chia ruộng thành từng lô, còn trong khung này 9 trù nhắc lại phép tỉnh điền: một thửa ruộng chia ra 9 lô. Nhiều học giả chỉ hiểu tỉnh điền là phép chia ruộng kiểu đó, cùng lắm kiểu đó là cơ cấu bình sản, mà không hiểu được là lược đồ siêu linh xếp theo nguyên lý mẹ gọi là Lạc Thư hay Cửu Lạc; nói một cách trừu tượng là cửu trù. Vậy cửu trù phải hiểu là những tác động quan trọng liên hệ tới việc sống, việc cai trị như ghi trong Hồng phạm với ý nghĩa mọi việc phải được làm theo mẫu mực cao cả tức là mầu trời đất giao thoa hay là mẹ cha tương hợp, lúc ấy sẽ đạt được hoàng cực cũng là chí cực hay “chí trung hòa” tức đạt được cứu cánh là ngũ phúc.


Bí ẩn nằm trong ô 5 ở giữa. Ô này đặc biệt ở chỗ không có trù (bờ mốc) mà cũng gọi là trù, tức “không mà lại có, có mà như không”. Đúng ra phải nói là 8 trù, vì ô giữa không có biên giới, không là trù nên nhiều học giả kêu là pure space: quãng không tinh tuyền: có đủ 4 hướng cho 4 góc, có đủ mùa cho 4 ô sườn, ô giữa không có chi cả. Nhưng chính vì không có chi (chính vì trống rỗng), Thổ mới thành cốt tuỷ của triết lý an vi, tuy mới được cơ cấu hóa ở đây, nhưng đã xuất hiện trong trống đồng ở chỗ mặt dưới để trống trơn (không bít kín) giống hệt hoàng cực (perfection royale) nằm trong ô giữa không có bờ cõi với câu định nghĩa “thần” một cách chí lý là “thần vô phương”: thần không ở một nơi nào nhất định.

 

6. Lạc thư với Hà đồ


Lạc thư Hà đồ có thể coi như bước tiến triển cuối cùng của ngũ hành. Hà Lạc làm nên bởi các chấm đen và trắng: đen thay cho số chẵn hay đất, trắng thay cho số lẻ hay trời (H.76).


Hà đồ xếp theo vòng tròn, chỉ trời.


Lạc thư xếp theo hình vuông, chỉ địa.