Sứ điệp Trống Đồng (11) - Công thức và sa đọa

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 2936 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Tiếp theo


1. Sự thiết yếu của tác động công thức


Chương trên đã nói đền những cái hay của cơ cấu, sao ở đây lại nói đến sự cần vượt qua cơ cấu để đi đến việc công thức hóa? Thưa phải vượt qua cơ cấu cũng như huyền thoại là những sản phẩm của thời con người còn sống bằng thiên năng và tiềm thức: lý trí còn thơ ấu lơ mơ, vậy cần được vượt qua để bước sang giai đoạn lý trí trưởng thành đòi phân tích tỉ mỉ, xác định rành mạnh, cũng như phê phán khách quan và thực tế. Đó là điều làm cho những yếu tố trên (số, hình, thoại) không còn đủ dùng, bởi nó lùng bùng như cao su, ai muốn kéo chiều nào cũng được, cần phải vượt qua. Sách này nói nhiều đến cơ cấu là do sự cần thiết của cuộc tố nguyên, lúc ấy những yếu tố trên trở nên bảng dẫn quý hóa chỉ đường đi đến căn cội. Nhưng một khi đã tìm ra nguồn gốc rồi phải trở về với thực tế để đi vào chi tiết với lối văn trực chỉ xác định. Điều này cần nhấn mạnh vì có một số người muốn đi theo Việt nho, mà lại dùng quá nhiều biểu tượng khi lý luận bàn về những vấn đề hiện tại là tỏ ra không thức thời. Sự tiến hóa của con người nằm ở chỗ biết vượt biểu tượng, mà kết tinh của bước vượt này là công thức hóa.


Công thức hóa là thành ngữ bao hàm những tác động như san định, và đúc kết các tư tưởng trước kia còn tản mát rườm rà vào một đôi câu ngắn gọn có tính cách bi ký (lapidarian) dễ truyền tụng từ nơi này sang nơi khác không sợ lạc nghĩa như khi dùng huyền thoại hay hình và số vuông.


Như vậy công thức là một bước tiến bộ thường gồm hai đợt, một thuộc văn hóa dân gian, một thuộc văn minh bác học. Văn hóa là giai đoạn sống trong bộ lạc, thị tộc, làng xóm, thường chưa có văn tự: hậu quả công thức hóa là những câu phương ngôn, tục ngữ, những thể lệ bất thành văn, còn thiên trọng về tiềm thức, trực thị với nhiều huyền thoại có thể gọi tổng quát là giai đoạn văn hóa hoặc giai đoạn của chất gia.


Giai đoạn hai đã có văn tự, và thường đã tiến tới quốc gia vớí ý thức suy luận rành mạch thường gọi là giai đoạn văn minh. Khi nói Nho công thức hóa Việt lý là muốn chỉ giai đoạn hai này. Tuy chữ Nho có từ đời nhà Thương và cả trước nữa, nhưng việc công thức hóa chính thức mới kể từ đời nhà Chu với những hiền triết như Chu Công về mặt cai trị, Khổng Tử về mặt đạo lý. Đó là đối với dân Trung Hoa, còn với dân Việt thì việc công thức hóa đợt hai chỉ còn là việc thâu nhận Nho. Việc này khởi đầu từ đời Hậu Hán. Sở dĩ Việt thâu nhận Nho dễ dàng vì xét về nội dung không gì cách biệt. Việt và Nho cùng một cơ cấu tức một đạo lý: ngay về tiếng nói đã có một số từ ngữ căn bản chung, cũng như về chữ Nho sau còn giữ một số chữ con quăng và chữ chân chim của thời cổ Việt, như phần lớn các chữ số đếm. Vì vậy nó khác hẳn những xã hội có hai nền văn hóa một của quý tộc thống trị, một của dân gian, và văn hóa dân gian thường bị đàn áp. Điều này đã xảy ra cho những chi nhánh Bách Việt, chịu ảnh hưởng văn hóa An Độ, nơi đây những chi tộc ấy gặp nền văn hóa có bộ cơ cấu dị biệt, nên xảy ra truyện ép gả gượng gạo, thí dụ văn hóa An Độ có đẳng cấp, có vua thần, còn của Việt tộc không. Số của An là 1-4, số của Việt và Nho đều 2-3, nên với Nho và Việt, việc công thức hóa chỉ là sự diễn tiến tự nhiên, một sự đi từ lờ mờ tới rõ rệt, từ tản mát tới kết tinh.


Tuy có sự cưỡng ép ít nhiều khi phải thâu nhận những yếu tố du mục đã len lỏi vào Nho, nhưng đó là vòng ngoài tuỳ phụ, còn vòng trong và chính cốt việc Nho giáo công thức hóa Việt lý chính là giúp văn hóa Việt kết tinh mau hơn do sự tiếp cận với đạo Nho, tức trứơc kia Việt lý còn lờ mờ bất thành văn nay với chữ Nho nó trở nên gọn gàng sáng sủa và thành văn: chỉ có thế, chứ việc Nho công thức hóa không thêm được gì thuộc căn bản cho văn hóa Việt. Về công thức hóa cần xét tới theo ba khía cạnh: nội dung, nông ngữ và công cụ.

 

2. Khi nội dung Việt mặc Nho gia


Nội dung Việt Nam hàm tàng trong nhân vật Hùng Vương sinh bởi Tiên Rồng, trị nước theo nhân chính như được biểu lộ qua truyện bánh trời bánh đất. Đang khi đó nội dung Nho giáo được gói gọn trong ba chữ “chí trung hòa” lấy từ câu:


“Trung dã giả thiên hạ chi đại bổn dã.

Hòa dã giả thiên hạ chi đạt đạo dã.

Chí trung hòa thiên địa chi vị yên, vạn vật dục yên” (T.D 1)


Câu trên gồm thâu mọi nét đặc trưng căn bản của Nho: đường lối là trung, còn hậu quả có thể kiểm chứng được là hòa. Đi đến trung cùng cực ắt cũng hòa cùng cực. Tức có chí trung mới chí hòa, muốn chí hòa (tức đến hòa cùng cực) thì phải hòa trời hòa đất, nên nói: trời đất có đứng đúng vị trí của mình (thiên địa chi vị yên) vạn vật mới được nuôi dưỡng (dục yên). Hiểu về con người thì cả ý, tình, chí đều được phát triển, cũng như về sinh sống ai cũng có phần tài sản. Đó là tinh hoa của Nho cũng như của Việt. Nó khác với hầu hết các nền văn hóa nhân loại ở chỗ nghiêng về một bên: thiên hoặc địa thay nhau chiếm chỗ của nhân, nhân không bao giờ được là chủ cả. Vì thế không đạt hòa, thành ra vạn vật bất dục yên tức không được nuôi dưỡng, nói về tâm lý được lý mất tình, nói về xã hội được tư bản mất vô sản, được chủ mất nô, được thống trị mất bị trị v.v… Được cả hai bên thì xưa nay một cách nổi bật đủ thành một thực thể văn hóa lớn lao bền vững mới thấy nơi Việt cũng như nơi Nho, cả hai cùng tóm vào được ba chữ chí, trung, hòa. Ta hãy xét từng chữ.


Hòa: khi nói hòa phải hiểu là có hai bên. Vì có hai mới có thể hòa hợp đối đáp. Khi nói đến độ hòa cùng tột thì hiểu vào hết mọi tác động mọi sự vật, nên quen biểu thị bằng hai chữ trời đất. Bởi không còn gì thoát ra khỏi trời và đất. Vì thế hai chữ trời đất ở đây nên hiểu là hai đối cực của tất cả mọi hiện tượng từ lớn như trời đất, sáng tối, cứng mềm đến nhỏ như đực cái, nam nữ rồi đến mọi việc cũng phải giàn hòa được hai đối cực v.v… Trong truyện vua Hùng, hai đối cực xuất hiện trong hình thái Tiên Rồng, non nước hoặc núi sông. Tiên ở trên trời biểu thị bằng non, rồng ở dưới nước biểu thị cho đất (*). Cả hai cái ngược chiều đó đã hòa hợp đến độ linh phối. Hậu quả là đẻ ra được Hùng Vương, tức con người đúng cỡ người, tự cường, tự lực. Như vậy cả Nho lẫn Việt đều nằm trong bộ phạm trù lưỡng hợp cũng gọi là âm dương trong thế hòa hợp linh phối. Kinh Hùng nói Au Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau ở cánh đồng Tương là vậy.


(*) Cũng có thể nói núi chỉ đất, nước chỉ trời (mưa chỉ trời). Nói chiều nào cũng được vì nó ở Giao Chỉ.


Trung xét như căn nguyên hoặc như đường lối đưa tới hòa. Trong Việt lý Hùng Vương là hiện thân của trung vì là con của Tiên và Rồng tức của trời cùng đất. Nho coi con người như cái đức của thiên của địa “nhân giả kỳ thiên địa chi đức”. Nói kiểu khác người là một trong tam tài: thiên, địa, nhân. Đạo nhân gồm ba đức trí, nhân, dũng. Trí đi với thiên, dũng đi với địa, nhân đi với người; nói “nhan giả nhân dã” chính đức nhân tức sự đứng giữa trời và đất làm nên con người. Nói cách khác người là một tài tự lập, khỏi cần tìm lý do tồn tại nơi trời hay đất, mà là nơi người (nhân giả nhân dã). Nho kêu đó là điều rất cương kiện. “Trung lập nhi bất ỷ, cường tai kiểu”: đứng giữa mà không dựa dẫm, không ỷ lại, mạnh mẽ thay. Đó phải là đức tính người quân tử. Quân tử hay Hùng Vương cùng một nội dung, phải có “một cõi người ta” để khỏi ỷ lại vào ngoại lực, và đấy là ý nghĩa sẽ được nối tiếp trong chữ chí.


Chí là cùng cực. “Chí trung” là đi vào nội tâm đến cùng cực, đến chỗ “vô thanh vô xú” lúc đó sẽ gặp chí hòa là hòa trời hòa đất. Có đạt căn cơ là chí trung, mới trông đạt công hiệu là chí hòa. Chí trung trong Việt đạo được biểu thị bằng chữ Trống tức là nói lên sự trống trơn trong tâm hồn không để cho ý hệ hay bái vật ngãng trở đường thông hội với trời cùng đất. Nho nhấn mạnh chí trung trong bốn chữ “vô thanh vô xú” ta có thể dịch là vô bái vật (vô xú) vô ý hệ (vô thanh).


Đại để đó là ý nghĩa của ba chữ chí, trung, hòa, nó cũng là ba tiết mục căn bản tột cùng có tính cách bao trùm hết đạo Nho cũng như đạo Việt. Cả hai cùng một gốc rễ chỉ khác nhau ở cách diễn tả. Vì cùng một gốc rễ, nên cái chi trong Việt lý cũng được Nho công thức trọn vẹn kể cả những thể chế hay tập tục. Sau đây là vài thí dụ.


Lịch nông nghiệp của Việt tộc nhập với luật thiên văn của đạo Nho như thấy trong nguyệt lệnh, nơi đó các kinh nghiệm dân gian được công thức hóa bằng lịch “khoa học”.


Tục cúng ông ba được công thức hóa bằng lễ gia tiên.


Tục tôn thờ anh hùng trở thành lễ giỗ tổ, quốc tổ, thần làng… Tóm lại cả Việt lý lẫn đạo Nho tuy diễn tả bằng hai ngôn ngữ khác nhau chừng non nửa, nhưng lại chở cùng một nội dung cả trong nguyên lý lẫn trong cơ cấu, nên đã hòa nhập trong một cuộc linh phối phi thường mà chúng tôi muốn chỉ thị bằng tên Việt Nho. Chính nền Việt Nho này đã được người Việt đón nhận tận tình coi như khuôn vàng thước ngọc để hướng dẫn đời sống tư riêng cũng như công cộng của làng xã, nước non suốt hai mươi thế kỷ không một chống đối.

 

3. Phương thế công thức hóa: Tiếng Dân


Nho giáo là gì?


Việt lý là gì?


Thưa chẳng qua là tiếng dân, nói khác đó là tiếng của lương tri, của công cảm, vì thế bất kỳ ở đâu và bao giờ cũng có Việt lý, cũng có Nho gia khi hiểu Việt là siêu lên khỏi những cái tư riêng để trở thành chung cho mọi người, còn Nho là đáp ứng những nhu yếu thâm sâu của con người. Vì thế nội dung Việt Nho không là một sự hiếm hoi xa lạ mà chỉ là hậu quả của lương tri, lương năng nên cũng gọi là công cảm, thiên năng không đâu không có.


Sở dĩ Việt Nho đựơc đưa ra như một đạo lý, một nền triết lý nhân sinh là bời cả hai hòa hợp và được công thức hóa cũng như hiện hình vào thể chế là điều không đâu có được đến trình độ nọ. Nói cách khác câu tiếng dân là tiếng trời (vox populi vox dei) đâu cũng có nhưng ở xã hội Việt Nho tiếng dân được triết lý chấp nhận, được công thức hóa, để trở thành nền tảng cho văn học, còn các nơi khác nền tảng đó là tiếng của tăng lữ như An Độ, của các triết gia quý tộc như Hy Lạp, chứ dân không có dự phần vào việc xây văn hóa một cách chính cốt.


Việc công thức hóa tiếng dân đựơc biểu thị bằng những thể chế như bộ Nạp Ngôn, có nhiệm vụ thâu thập các ca dao, tục ngữ đưa về làmkinh điển. Vì thế kinh điển gồm toàn lời dân tuy đã được các hiền triết san định, nhưng sự san định cũng theo những phạm trù và cơ cấu lấy trong dân gian, như âm dương thấy xuất hiện lần đầu trong sách “Ngô Việt Xuân Thu” do nét song trùng lưỡng hợp có tràn ngập trong Việt tộc (Needham II p.275). Ngũ hành cũng xuất hiện trong hai nước Tề, Yên tức miền của Lạc Việt (Needham II p.242-244) hoặc số 5 cũng tràn ngập ở miền Nam Việt.


Hai là chức Quan Thái Thi đi thâu góp các bài ca hát trong dân gian, chứng tích cụ thể là “Kinh thi quốc phong” gồm những bài ca làm theo thể thái của dân gian nói về những mối bận tâm của dân như ăn làm, gieo, gặt, yêu thương, cưới hỏi… Tuyệt không nói gì về lý giới xa xôi trừu tượng như triết học quý tộc Au An.


Ngoài ra còn có tục treo chuông, trống, khánh, cồng trứơc cửa nhà vua (trong huyền thoại nói là Đại Vũ) ai có điều chi muốn trình bày cứ đánh các nhạc cụ đó mà lên tiếng. Đó là mầm mống của sự kiểm soát để xem tiếng dân có được tôn trọng chăng.


Trên kia mới nói đến Kinh Thi, nhưng thực ra kinh nào cũng đầy tiếng dân. Các hệ từ trong Kinh Dịch hầu hết là những câu tục ngữ trong dân gian. Cũng như phương trình lớn nhất trong Kinh Thư là Thiên = Dân, tức dân là trời. Lấy từ câu “Thiên thông minh tự ngã dân thông minh” (Ca Dao Mô). Truyện Thánh Dóng chính là hình bóng dân gian: đề cao Thánh Dóng là đề cao dân gian.


Nói tóm lại không đâu trên thế giới có những thể chế coi trọng lời dân như trong Việt Nho, nơi có bộ Nạp Ngôn thâu thập lời dân, rồi các triết gia san định cho thành kinh điển, lại xây nền đạo lý trên đó, đấy gọi là văn gia bắt tay chất gia: chất gia chính là đại diện của dân, còn văn gia đại diện trí thức. Nhờ vậy, giữa dân gian và trí thức không có hố ly cách như ở văn hóa La Hy hay An Độ nên khi văn gia bứơc vào thời Trục để xây dựng triết không hề có đả phá giai đoạn trứơc như Socrate đả phá thần thoại. Ơ Việt thần thoại đã là nhân thoại rồi, khỏi cần phá cũ để xây mới. Đựơc như vậy là nhờ các chất gia đã là triết nhân, nên khi triết gia công thức nộidung thì không còn gì để thêm, chỉ việc đem nội dung sẵn có đổ vào những khuôn lời mới.

 

4. Tại sao Việt lý lại để cho Nho công thức hóa?


Tại sao Việt lý đã đạt độ nhân thoại không tự công thức hóa? Có nhiều lý do cần bàn luận. Điều phải nói trước hết là hoàn cảnh lịch sử. Sự công thức hóa đi đôi với văn tự. Miền nào đó trong cái đại dương bao la của Việt tộc may mắn nắm được văn tự trước thì có dụng cụ để công thức hóa. Vậy sự may mắn nọ đã xảy ra ở đất nhà Hạ, nhà Thương nơi du mục và nông nghiệp gặp gỡ. Một khi đã có văn tự lại có công thức tức những câu ngắn gọn, đương nhiên dễ dàng chinh phục các chi khác. Nhất là khi công thức đã không đi ngược còn hợp chiều cơ cấu của các chi. Ngoài ra có một điểm mà ngôn ngữ thông thường không sao làm được là tính cách trang trọng của những công thức. Sự trang trọng xuất hiện do sự xa xôi cách biệt, nên muốn có được những công thức uy nghi cần một thứ ngôn ngữ biệt lập ra khỏi tiếng nói thông thường để những công thức mặc mãi được vẻ u linh, mà không bị sự thôngdụng hạ giá theo luật “Solita vilcscunt”: “những cái thông thường chóng trở nên tầm thường”. Vì thế kinh thánh hay kinh điển phải dùng lời hay chữ bên ngoài sự thông tục, như các nước miền Lưỡng Hà (Babylon và Assyria) đã thắng đựơc Sumer nhưng vẫn dùng văn tự Sumer để viết kinh thánh của họ, vì văn tự Sumer không được dùng trong việc ăn làm trở thành xa lạ đối với dân Babylon và Assyria. Một trong những lý do khiến tiên tổ Việt chấp nhận chữ Nho nằm trong luật tâm lý đó.


Trên đây là hai nguyên uỷ thuộc lịch sử và tâm lý, ngoài ra còn một căn do sâu xa hơn nữa khiến tiên tổ ta đã đón nhận Nho một cách thành khẩn là vì Việt với Nho cùng một dòng máu nông nghiệp với các hệ quả của nó như tinh thần phù yểu, óc nhân chủ, tinh thần tâm linh… nhờ thế nó đã có thể đi theo lối thâu hóa thay vì triệt tiêu (assimiler au lieu de détruire). Xin nhắc lại vào thời Trục (période axiale) mọi nền văn hóa đều bứơc qua chặng căn bản là đi từ bái vật để lên đợt ý thức lý trí, mà dấu hiệu bên ngoài là dùng ngôn từ lý luận thay cho ẩn ngữ của thần thoại, thi ca, nghệ thuật.


Bước đó mỗi nơi hiện thực mỗi khác. Đại khái Tây Au đi theo lối cách mạng (révolution) ở tại triệt tiêu giai đoạn trứơc, thí dụ Socrate, Plato, Aristotle đã triệt tiêu thần thoại để đi sang triết học duy lý (vì thế đốc ra điều chúng tôi gọi là ý hệ).


Ngựơc lại Nho nguyên thuỷ đi theo lối tiến hóa (évolution) không loại bỏ giai đoạn trước, nhưng bao hàm lấy chúng trong một hệ thống cao hơn, vì thế tuy đã đi vào triết lý mà thi ca và huyền thoại vẫn còn chân đứng trong triết. Chẳng hạn:


- Trống quân của Việt tộc gồm bên nữ bên nam thì Nho nói “âm dương tương thôi”, tức là có sự duy trì nét song trùng sơ thủy nọ vậy.

- Việt nói “gặp Vụ Tiên trên Ngũ Lĩnh”, Nho nói Ngũ Hoàng cực: cả hai như nhau vì lĩnh, ngọn núi cao nhất, cũng như hoàng cực chỉ sự chọn lựa cùng tột (perfection royale).

- Việt bày tỏ hai hình tròn vuông bằng bánh dầy bánh chưng. Nho nói “thiên viên địa phương”: trời tròn đất vuông.

- Việt hát Lý liên cài hoa kết hoa… với Nho là lễ Nam Giao.


Còn biết bao thí dụ khác không kể hết được, chỉ xin nhắc đến hai điểm sau:


Một là lệ (tục) được công thức hóa thành lễ, nên rất nhiều phong tục được công thức hóa. Nhờ đó triết cũng có lễ hầu như tôn giáo, thí dụ lễ thành đinh cùng một tinh thần với lễ gia quan, tục thờ ông bà hóa ra lễ gia tiên. Triết lý mà có nghi lễ, thi ca, cơ cấu và lác đác huyền thoại thì quả thật Việt lý đã không phải hy sinh chi hết về nền tảng trong việc linh phối với Nho. Sở dĩ Nho có thể đi lối tiến hóa là nhờ văn hóa Việt tộc đã un đúc sẵn cùng một thể nhân chủ y như Nho. Đến độ nói được rằng nếu các tác giả của việc công thức như Chu Công, Khổng Tử là hiền triết thì những người sáng tạo ra Việt lý chỉ thị bằng Lạc Long Quân, Au Cơ, Hùng Vương cũng là những hiền triết như vậy.


Điểm thứ hai thuộc tỉnh điền. Đó là một hình thái xã hội của lược đồ uyên nguyên là Việt tỉnh, sao tỉnh… khi hiểu là thể chế chia ruộng thì đó chẳng qua là công thức hóa lệ tục bình sản Cổ Việt mà Khổng Tử đã nhấn mạnh bằng câu “sợ quân phân tài sản không đều còn sợ hơn nước nghèo túng”. Lạc Việt đã tránh được điểm bất qu&a