Cầu nguyện hòa bình

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 922 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

I. Ý nghĩa của sự cầu nguyện.

1. Theo Phật giáo

Cầu nguyện không thuộc lãnh địa của logic hay trí óc. Nó vượt lên trên những thứ đó. Cầu nguyện là một hành vi trong đó chúng ta biểu lộ những ước muốn khẩn thiết và mãnh liệt tự trong sâu thẳm của chúng ta và mong ước chúng được thành tựu. Đức Phật nhấn mạnh rằng, để nhận ra tính linh thánh của chúng ta - tức Phật tánh hay giác tánh - chúng ta phải tìm từ bên trong, không phải từ bên ngoài. (Charles Day – Thanh Hòa dịch)

Cầu nguyện là một nhu cầu tinh thần của con người, một nhu cầu chính đáng. Trước hết là giải toả các ức chế tâm lý do áp lực của hoàn cảnh, của thất vọng trong tình cảm, những bức xúc trong các mối quan hệ xã hội. Thứ đến cầu nguyện là thể hiện các ước mơ, niềm hy vọng của con người.

Cầu nguyện là một biểu hiện của thiện tâm, nghĩa là khi một người chấp tay, cúi đầu trước bàn thờ Phật, lòng họ trở nên khiêm hạ, cái " Ta" trở nên nhỏ bé, lương tâm trổi dậy và tâm hồn họ được bình yên. Sự cầu nguyện trong đạo Phật còn là một pháp môn tu tập của người phật tử, nhờ cầu nguyện mà nguyện lực của họ mạnh mẽ, niềm tin tăng trưởng, thiện nghiệp được phát huy, ác nghiệp được tiêu trừ. Ý nghĩa của sự cầu nguyện là nâng cao đời sống tinh thần và củng cố niềm tin cho chính mình và tha nhân .

2. Theo Cơ Đốc giáo

Lịch sử [Kinh Thánh] đã chứng minh quyền năng của sự cầu nguyện. . .Tên trộm cùng bị đóng đinh với Chúa Giê-xu cầu nguyện, thì Đức Chúa Giê-xu đã đoan chắc với anh ta rằng: "Hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong nơi Thiên đàng" (Lu-ca 23:43)."

•  Sự cầu nguyện bao giờ cũng là chìa khóa mở tung mọi cánh cửa huyền nhiệm!

Tuy nhiên, nếu con dân Chúa không cầu nguyện theo đúng ý Chúa, đừng mong một điều gì sẽ xảy ra!

Sự cầu nguyện đúng ý Chúa phải hội đủ các điều kiện đã nêu trong II Sử-ký 7:12-14  (hạ mình, chí thành cầu nguyện, sám hối sửa lỗi), phải phát xuất từ đức tin thật.

3. Theo Cao Đài giáo

"Cầu nguyện tức là tìm sự  ước  muốn, ước nguyện của  chính mình. Muốn tìm cho đặng những điều ấy, phải thật tâm để tìm trong những giờ phút thiêng liêng hằng ngự  giữa cuộc sống. Giờ phút thiêng liêng ấy luôn luôn đến  với những tâm hồn vô tư minh chánh hằng nghĩ đến sự sống còn trong lẽ đạo. Những người ấy không ước vọng gì riêng tư cho  cá nhân mình cả, vì họ rất thấu  sự công bằng của Tạo Hóa . . .mà vấn đề  cầu nguyện được kết thúc với bốn chữ "công đức vô lượng".

II. Phương pháp cầu nguyện

1. Chí tâm cầu nguyện

_Cầu nguyện tập trung theo Cơ Đốc giáo

"Trong khi cầu nguyện tập trung, chúng ta vượt qua các ý tưởng và hình ảnh, vượt qua các cảm quan, và vượt qua trí óc lý luận tới trung tâm của tâm hồn chúng ta nơi Chúa đang làm những việc kỳ diệu".

Cầu nguyện tập trung là một hình thức cầu nguyện rất giản dị, rất trong sáng, thường thì không ra lời; đó là cách mở trái tim chúng ta cho Thánh Thần đến ngự trị trong chúng ta.

Phương Pháp: làm như lời Chúa phán: "Dừng lại một lát và nhận biết Ta là Thiên Chúa" (Thánh Vịnh 46, 10).

_ Ngồi yên lặng, thoải mái và dễ chịu.

_ An nghỉ trong mong muốn và ao ước Chúa.

_ Di chuyển vào trung tâm sâu xa của bản thể chúng ta.

_ Trong sự yên tịnh, cố nhận thức được sự hiện diện của Chúa; hấp thụ tình yêu Chúa một cách an bình. 

2. Cầu nguyện và thiền

Chúng ta hãy trích lời của nhà sư Tây Tạng Yongey Mingyur Rinpoche từ cuốn sách The Joy of Living (Niềm Vui Sống) của ông.

"Không cần biết bạn thiền bao lâu, hay bạn đang sử dụng phương pháp nào, mọi pháp thiền Phật giáo sau rốt sẽ phát khởi tâm từ bi, dù bạn có nhận thức được nó hay không. . . Khi bạn quán chiếu tâm mình, tất cả những sai biệt ảo tưởng giữa bản thân bạn với những người khác sẽ tự động tan biến; và khi ấy lời nguyện cầu kinh điển về Tứ vô lượng tâm trở nên tự nhiên và miên mật như nhịp đập của con tim:

Nguyện cầu hết thảy chúng sinh được hạnh phúc và đầy đủ nhân duyên của hạnh phúc. (Từ)

Nguyện cầu hết thảy chúng sinh thoát khỏi khổ não và những nguyên nhân đưa đến khổ não. (Bi)

Nguyện cầu hết thảy chúng sinh luôn sống trong yên vui không có khổ đau. (Hỷ)

Nguyện cầu hết thảy chúng sinh xa lìa tất cả chấp trước, oán ghét, an trú trong tịch tịnh. (Xả)

3. Tâm thanh tịnh-Tâm không: "Nổi  thống khổ  điêu linh của đồng loại như lửa cháy muôn xe. Phải cần đến nước trong tịnh thủy bình mới mong chữa được, dầu  có gom hết sông, biển, rạch, ngòi, cũng không dập tắt được  lửa dục  của thế nhân. Nhưng mà tịnh thủy bình ở đâu bây  giờ hỡi  chư  liệt vị ? Nói đến tịnh thủy bình chắc hẳn chư liệt vị  hiện diện đây đa  số nếu không  nói là  hầu hết đều  nghĩ đến ĐỨC BỒ TÁT  QUAN ÂM  mới có tịnh thủy bình. Như vậy ai đi cầu  Đức Quan Am  Bồ Tát để được tịnh thủy  bình hầu chế ngự lửa dục trần gian ? Chắc hẳn  phải có Tôn Ngộ Không mới cầu viện được  mà Tôn Ngộ Không là gì? . .Ngộ Không là giác ngộ, là gặp đặng, thấu đặng chỗ không. Tất cả  mọi người đều  có một Ngộ Không ở trong lòng, nhưng không tôn nó lên thì nó ẩn  mất. Bằng tôn Ngộ Không  lên  tất nhiên sẽ có người đi cầu viện Bồ Tát lấy  tịnh  thủy bình  cho mà rưới tắt  lửa nghiệp  lực dục vọng, lửa oan cừu  của thế gian.

III. Hiệu quả của sự cầu nguyện

_ Cao Đài: "Sự cầu nguyện tuy có nhiều hình thức và phương pháp cầu nguyện, nhưng nếu họp nhau lại tổ chức một buổi cầu nguyện chung, sẽ là một niệm lực hùng mạnh dâng lên không trung và bao trùm rãi xuống khắp chốn để cảm hóa lòng người hướng về sự ước muốn thái hòa an lạc đó.

Chư đệ muội không nguyện cho riêng mình để thể hiện tấm lòng vị tha, cầu cho thiên hạ thái hòa để thể hiện tấm lòng công bằng, không muốn cảnh chiến tranh đao binh khói lửa, người giết hại người do lòng tham vọng cuồng loạn dấy động đao binh. Nếu mỗi một người đều mong vọng an lạc thái hòa tức là không muốn đem sự tàn hại chết chóc đến cho kẻ khác. Nếu khối niệm lực ấy được liên tục dâng lên, tủa ra bao trùm xuống khắp nơi sẽ ảnh hưởng rất lớn như vòi nước gắn búp sen quây cuồng trong không trung, phía dưới đó muôn loài hoa quả thảo mộc gội nhuần không ít. Mỗi việc làm đều có mỗi tác dụng, thí dụ như Thiêng Liêng dạy chư hiền nhập tịnh là để ngăn ngừa sự vọng động nội tâm và để cho lòng được ổn định thanh tịnh, trước là dưỡng sinh, sau là thông công cùng thượng giới."

"Công đức tham thiền lớn biết bao,
Phước lành hồi hướng đến nơi nao,
Chúng sanh trầm nịch nguyền ra khỏi,
Nhập được huyền môn ngộ đạo cao. . .."

_ Cơ Đốc giáo: "Thánh Đa Minh thâm tín rằng sau khi đã hàn huyên cầu nguyện lâu giờ với Chúa, nhờ đó nhà giảng thuyết có thể soi sáng và đánh động tâm hồn thính giả."

_ Trong quyển "Hiệu lực cầu nguyện và kinh người áo trắng" của Thích Nhất Hạnh, tác giả luận giải nhiều câu chuyện cầu nguyện để chứng minh rằng, muốn cầu nguyện có hiệu lực phải có đủ 3 điều kiện: tự lực (năng lượng tình thương) – tha lực (ân điển đấng ta cầu nguyện)– cảm ứng (năng lễ sở lễ tánh không tịch - cảm ứng đạo giao nan tư nghì.)

IV. Cầu nguyện hòa bình

Cầu nguyện hòa bình

Đài ngưỡng thiên Ngọc Sơn Quang

Hòa bình là ước vọng chung và tha thiết nhất của thế giới nhân lọai. Đứng trước bao nhiêu tang thương chết chóc do chiến tranh gây ra từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, từ nước này sang nước khác, các tôn giáo không thể chỉ sống đạo bằng đức tin đơn thuần mà không động lòng trắc ẩn, động tâm từ ái. . . Thế nên, mục đích giác ngộ chúng sanh về tâm linh, phải song hành với cứu độ về nhân sinh để góp phần xây dựng cuộc sống an lạc hòa bình hạnh phúc.

Thánh giáo Cao Đài có viết: “Những người giác ngộ chính là những sứ giả hòa bình của Thượng Đế cho xuống thế gian ở cùng nơi khắp chốn trong các giai tầng xã hội thế nhân, các tôn giáo, để mưu cuộc hòa bình cho thế giới nhân loại. Ngọn đèn dầu nhỏ đến đâu cũng đem ánh sáng đến cho đêm tối, từ đạo tâm cá nhân đến đạo tâm đại đồng, sẽ chuyển được thế cuộc hung tàn trở nên thánh thiện.”

Các tôn giáo đã gặp nhau trong ý thức sứ mạng hòa bình đó, nên qua thông tin trong ngoài nước, chúng ta được biết nhiều cuộc cầu nguyện hòa bình được tổ chức liên tiếp trên thế giới.

Cơ Đốc giáo cầu nguyện hòa bình

Giáo hoàng kêu gọi giải quyết các xung đột trên thế giới

Đức Giáo Hoàng cầu nguyện hòa bình tại Vatican (nhà thờ St.Peter)

Trong bài phát biểu ''Urbi et Orbi'' truyền thống bằng tiếng Latinh nhân dịp Giáng sinh hôm nay (25/12), Giáo hoàng Benedict XVI đã khẩn thiết yêu cầu một giải pháp cho các cuộc xung đột trên toàn thế giới.

Phật giáo thế giới cầu nguyện hòa bình:Vesak 2008 tại Hà Nội VN:

Cầu nguyện hòa bình tại Vesak LHQ 2008-Hà Nội

“Trong ngày Vesak thiêng liêng này, tất cả chúng ta, dù là Phật tử hay không Phật tử, hãy cùng nhau dành cho loài người lòng thương mến kính trọng bình đẳng, vượt khỏi những hận thù ganh ghét.

“Chúng ta sẽ cố gắng từng ngày để xây đắp lại thế giới n&agra