Cảm nhận từ buổi Bế mạc khóa học Đối thoại Liên tôn

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 809 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Tôi được cơ may từ Thiên Chúa nên đã có mặt tại buổi bế mạc một khóa học về Đối thoại Liên tôn do Ban Mục vụ Đối thoại Liên tôn thuộc Tổng Giáo phận Tp. HCM tổ chức vào sáng ngày 7.1.2012 tại TTMV.

Sau những lời giới thiệu của linh mục Bảo Lộc, tất cả chúng tôi, những người đến từ các tôn giáo khác nhau và các học viên cùng đứng lên cầu nguyện và sau đó là phần chia sẻ của những người tham dự với một không khí vô cùng yêu thương, hòa hợp. Mọi người thể hiện những nét mặt rạng rỡ, thân thiện và xem nhau như anh em trong một gia đình.

Lòng chúng tôi tràn đầy niềm vui khi anh Hóa nhận xét về khóa này là tinh thần Đối thoại Liên tôn đã đi vào chiều sâu. Và nhất là khi Linh mục Bảo Lộc cho biết cần đưa tinh thần này đến tận các tín đồ. Đúng vậy, đó là một cách suy nghĩ cần thiết. Chúng ta thử tưởng tượng nếu một khi tín đồ của các tôn giáo cùng có tầm nhìn về tầm quan trọng của Đối thoại Liên tôn thì sức lan tỏa của tinh thần Assisi mà Chân phước Gioan Phaolô II đã khởi xướng sẽ rất lớn và “Con thuyền Chánh Đạo của Thượng Đế, của Thiên Chúa” chắc chắn sẽ về đích thống nhất một cách nhanh nhất vì chính động lực làm cho con thuyền vươn tới mạnh mẽ nằm ở những người chèo - là khối tín đồ - chứ không phải những người cầm lái – là những nhà lãnh đạo tinh thần. Những nhà lãnh đạo tinh thần quan trọng ở chỗ hướng con thuyền đi đúng hướng. Vì thế, tin tưởng rằng khi các học viên các khóa học Đối thoại Liên tôn dấn thân vào con đường phụng sự chắc chắn họ sẽ gặt hái được nhiều thành quả vượt ngoài sức tưởng tượng mà chúng ta không thể hình dung, bởi ngoài sự nỗ lực của chúng ta, còn có ơn bổ sức của Thiên Chúa.

Cảm nhận từ buổi Bế mạc khóa học Đối thoại Liên tôn

Xin chúc các học viên của các khóa Đối thoại Liên tôn tiến bước mạnh mẽ trên con đường phụng sự, để từng góc phố, từng làng xã, từng khu láng giềng đâu đâu cũng tỏ rạng tinh thần hòa hợp, yêu thương, cũng nhận ra chúng ta đều là “lá của một cây, hoa của một vườn và là những giót nước của một Đại dương”, tất cả chúng ta thực sự đều là con chung của một gia đình – gia đình nhân loại – mà cha chung của chúng ta là Thượng Đế, là Thiên Chúa.


Cảm nhận từ buổi Bế mạc khóa học Đối thoại Liên tôn


Ngưỡng mộ tinh thần Đối thoại Liên tôn mà Cộng đồng Thiên Chúa Giáo của các bạn tiến hành mạnh mẽ, chúng tôi nhớ lại tinh thần Ngày Tôn giáo Hoàn cầu mà Cộng đồng Baha'i tiến hành trước đây – nhưng hiện tại chúng tôi chưa thể tái lập vì chúng tôi vừa mới được công nhận nhưng trụ sở chính chưa được chính quyền trả lại để có nơi sinh hoạt. Vì thế xin được chia sẻ những hồi ức dưới đây về Ngày Tôn giáo Hoàn cầu được trích từ quyển “Lược sử phát triển Tôn giáo Baha'i 50 năm tại Việt Nam”:

 

Ngày Tôn giáo Hoàn cầu

1. Ý nghĩa:

Mục đích của Ngày Tôn giáo Hoàn cầu là kêu gọi sự quan tâm đến sự hoà hợp các nguyên lý tâm linh và sự thống nhất của các tôn giáo trên thế giới, và để nhấn mạnh rằng tôn giáo là động lực cho sự thống nhất thế giới. Thánh kinh Baha’i đã ghi: “Tôn giáo phải là nguyên nhân của sự thống nhất và hoà hợp. Tôn giáo là phương tiện lớn lao nhất để thiết lập Nền Trật tự của thế giới và hạnh phúc cho nhân loại.”

Để biến đổi mọi băng hoại của thế giới, hận thù thành yêu thương, đố kỵ thành bao dung, và biến những thiện cảm lờ mờ thành sự đoàn kết bền chặt. Ngày tôn giáo hoàn cầu lần đầu tiên do Hội đồng Tinh thần Baha’i Quốc gia Hoa Kỳ tổ chức vào năm 1950. Vào ngày Chủ nhật của tuần lễ thứ 3 trong tháng 1 hàng năm khắp thế giới Baha’i đều tổ chức Ngày Tôn giáo Hoàn cầu.

Tại cuộc họp mặt Ngày Tôn giáo Hoàn cầu, mọi người có cơ hội nhìn tận mắt, nghe tận tai rằng sự dị biệt và thù nghịch không phải là điều trong giáo lý của bất kể là tôn giáo nào đã dạy, mà mục đích chính của tôn giáo là sự hoà hợp và thống nhất. Đức Baha’u’llah đã dạy: “Nếu tôn giáo trở thành nguyên nhân của sự chia rẽ thì thà đừng có tôn giáo còn hơn.” Động lực xây dựng sự thống nhất nhân loại là Sứ điệp yêu thương của các Đấng Sứ giả của Thượng Đế qua mỗi thời kỳ như: Đức Moise, Đức Phật, Đức Chúa, Đức Mohammad, Đức Bab, Đức Baha’u’llah...

Người ta đã khám phá ra rằng việc đối chiếu giữa các tôn giáo, đưa con người tới chỗ chấp nhận một nền tảng đại đồng. Và câu hỏi chính yếu của chúng ta ngày nay là làm sao chúng ta có thể lướt thắng các lực lượng tối tăm đang đe dọa tiêu diệt nhân loại? Tín đồ các tôn giáo phải cấp thời làm gì để xây dựng xã hội loài người thịnh vượng, tâm linh, trước khi hố chia rẽ đang rình rập cơ hội vùi lấp nhân loại một cách thảm thương?

Cộng đồng Tôn giáo Baha’i tổ chức Ngày Tôn giáo Hoàn cầu


Hoà nhập cùng mục đích chung với tôn giáo các nước trên thế giới, Cộng đồng Baha’i Việt Nam đã tổ chức Ngày Tôn giáo Hoàn cầu hàng năm, liên tục từ năm 1962 đến năm 1975, không chỉ ở thành phố Sài gòn mà còn ở các thành phố, thị trấn khác đều cùng tổ chức trong ngày ấy như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Pleiku, Cần Thơ, Rạch Giá, Phan Thiết, Phan Rang, Bình Tuy, hầu hết được sự hưởng ứng nhiệt tình của các vị lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo, các học giả, số đông tín đồ các tôn giáo và đồng bào đến tham dự.

Cũng như các ngày Thánh lễ lớn của Tôn giáo Baha’i, trước khi tổ chức một vài hôm, hàng trăm câu Thánh ngôn được Ban tổ chức Thánh lễ viết trên vải một cách cẩn thận, được treo khắp các ngã đường trong thành phố và sau lễ được tháo gở một cách cẩn thận chu đáo đảm bảo vẻ mỹ quang cho thành phố, được xã hội rất hoan nghênh, và đều được các nhật báo đăng tải, đưa tin kịp thời đã gây ảnh hưởng rộng rãi trong mọi tầng lớp đồng bào cả nước.

Từ ngày thống nhất đất nước (30/04/1975) đến nay, điều đáng tiếc là Tôn giáo Baha’i chưa được cộng nhận tư cách pháp nhân để được phép tổ chức lại Ngày Tôn giáo Hoàn cầu này, một cơ hội để các tôn giáo cùng ngồi chung lại với nhau, cùng suy nghĩ về những vấn đề có ích cho cuộc sống, cho nhân loại, nhìn nhận nhau là anh em, xoá bỏ mọi thành kiến, kỳ thị sai trái, để thực thi những mục đích cao cả và đích thực của tôn giáo.

2. Diễn tiến và ảnh hưởng của Ngày Tôn giáo Hoàn cầu:

Cũng như các Cộng đồng Baha'i trên thế giới, Cộng đồng Baha'i Việt Nam đã tổ chức Ngày Tôn giáo Hoàn cầu từ năm 1962. Đây là dịp để tín đồ thuộc các tôn giáo họp mặt hàng năm, để nghe đại diện của các tôn giáo cùng thuyết giảng chung một đề tài mà Ban Tổ chức đề nghị.

Năm 1965, Tôn giáo Baha’i cùng các tôn giáo khác tại Việt Nam thành lập Hội Liên Tôn, đã tạo nên sự hoà hợp tôn giáo từ cấp lãnh đạo Trung ương, cùng giải quyết mọi dị biệt giữa các tín đồ các tôn giáo, thực hiện được mục đích của tôn giáo Baha’i là xây dựng sự thống nhất và hoà hợp giữa các tôn giáo. Hội Liên Tôn Việt Nam gồm các vị lãnh đạo các tôn giáo, họp nhau hàng tuần vào ngày chủ nhật.

Các đề tài thuyết giảng Ngày Tôn giáo Hoàn cầu tại Việt Nam đã thực hiện là:

-          Năm 1962: Tất cả các tôn giáo đều là một

-