Thư Quốc tế gửi Cộng đồng Tôn giáo Baha'i (1)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 770 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

THƯ QUỐC TẾ

Ngày 12 tháng 12 năm 2011

 

Gửi đến : Tất cả các Hội đồng Tinh thần Quốc gia

 

Quí Đạo hữu rất thương yêu,

Trên khắp địa cầu, các Cộng đồng Baha’i đang chủ tâm dấn thân vào việc thực thi các điều khoản của Kế hoạch Năm Năm. Chúng ta mới trải qua mấy tháng mở đầu, đã có mọi dấu chỉ rằng việc học tập sự hướng dẫn mới đây và các cuộc thảo luận về tính chất và tầm vóc của khả năng được triển khai đến nay đang tạo hoa trái trong hành động tập trung và thống nhất cao tại các cơ sở. Chủ yếu qua nỗ lực của những người xung phong truyền giáo trong nước, trong nhiều trăm cụm vừa được mở ra, các chuyển động ban đầu của chương trình củng cố và phát triển vền vững của nền Chánh Đạo đã có thể được cảm nhận, trong khi nhiều trăm cụm nữa, tiến lên theo đà tăng trưởng, một mô hình hoạt động mạnh mẽ đang diễn ra. Trong khi những đạo hữu ở các cụm ấy nơi đi đầu về học tập đang đạt được sự làm chủ các động lực tiêu biểu bằng sự phát triển nhanh chóng, các cộng đồng tương đối lớn.

Về phương diện này, chúng tôi đặc biệt vui mừng được thấy mức độ cố gắng được thể hiện ở mọi nước để góp thêm khối sinh lực gia tăng cho quá trình Viện giáo lý, thật là quan trọng nếu các con số gia tăng tham gia tích cực vào cộng việc cần thiết để biến Nền Trật tự Thế giới Mới thành hiện thực. Sự vận hành của Ban quản lý viện; hoạt động của điều phối viên ở các cấp khác nhau; năng lực của các đạo hữu phụng sự với tư cách hướng dẫn viên lớp học tập, hoạt náo viên các nhóm thiếu niên, giáo viên các lớp thiếu nhi; và việc cổ vũ một môi trường có ích tức thời dẫn tới sự giúp sức, nâng đỡ lẫn nhau và sự tham gia của mọi người – không nơi nào mà sự tập trung các yếu tố này cho việc hoàn thành sứ mạng thiên ban của cộng đồng bị mất đi đối với các đạo hữu. Điều đặc biệt phấn khởi là được thấy về mặt này sự động viên rộng khắp các nguồn lực dành cho chương trình tăng lực tâm linh của các thiếu niên. Điều không kém khích lệ là nhiệt tình mà các Viện đón nhận thử thách trong việc chuẩn bị các giáo viên cho các cấp liên tiếp của các lớp thiếu nhi Baha’i khi các tài liệu mới đã được chuẩn bị sẵn cho mục đích này. Nay thật là đúng lúc để cung cấp cho các Hội đồng Tinh thần Quốc gia và các Viện giáo lý sự hướng dẫn thêm về việc thực thi trình tự các khóa học chính và các khóa phân nhánh từ đó.

“Con đường phụng sự”

Mấy năm trước, để giúp các tín đồ suy nghĩ về quá trình tăng trưởng ở cấp cụm, chúng tôi đã giới thiệu quan niệm về hai phong trào bổ sung cho nhau. Một là sự tiến triển của dòng người vững chắc và ngày càng mở rộng các cá nhân qua các khóa học của Viện giáo lý. Nó không những có trách nhiệm tạo đà cho phong trào kia – là sự phát triển cụm, được thấy rõ trong khả năng tập thể để biểu hiện khuôn mẫu đời sống phù hợp với giáo lý của Chánh Đạo – mà nó cũng tùy thuộc vào đó để tồn tại lâu dài. Chính vì nhìn thấy bằng chứng nổi bật về các kết quả giáo trình của Viện Ruhi về hai phong trào tăng lực lẫn nhau này mà chúng tôi đã đề nghị áp dụng nó trên toàn thế giới sáu năm trước. Lúc ấy, chúng tôi đã không bình luận cụ thể về các nguyên tắc sư phạm chi phối giáo trình, tuy nhiên, các đạo hữu cũng đã thấy rõ rằng giáo trình có những đặc điểm mong muốn, một số điểm đã được mô tả sâu rộng trong các thông điệp của chúng tôi về một loạt các Kế hoạch Toàn cầu hiện nay. Điều có ý nghĩa đặc biệt là nguyên tắc tổ chức : phát triển khả năng phụng sự Chánh Đạo và nhân loại trong một quá trình gọi là bước đi trên đường phụng sự. Quan niệm này định hình cả nội dung và cấu trúc.

Trình tự các khóa học chính được tổ chức để đặt cá nhân, dù là Baha’i hay chưa, lên con đường được xác định bởi kinh nghiệm được tích lũy của cộng đồng trong nỗ lực mở ra trước mắt nhân loại tầm nhìn về Trật tự Thế giới của Đức Baha’u’llah. Chính khái niệm về con đường này, tự nó, là dấu chỉ về tính chất và mục đích của các khóa học, vì con đường mời gọi sự tham gia, nó mở ra những chân trời mới, nó đòi hỏi sự hoạt động và cố gắng, nó điều chỉnh tốc độ và bước tiến, nó được cấu trúc và định nghĩa. Con đường có thể được trải nghiệm và nhận biết, không phải bởi một hoặc hai người, mà bởi rất nhiều người; nó thuộc về cộng đồng. Bước đi trên đường là một quan niệm có ý nghĩa. Nó đòi hỏi sự lựa chọn và quyết tâm của cá nhân; nó kêu gọi nhiều kỹ năng và năng khiếu nhưng cũng gợi lên một số phẩm chất và thái độ; nó cần tớ sự tiến triển hợp lý, nhưng khi cần thiết, cũng chấp nhận các hướng tìm tòi liên quan; nó có vẻ dễ dàng vào lúc đầu nhưng trở nên nhiều thử thách khi tiến xa hơn. Và chủ yếu là ta bước đi trên đường cùng với các bạn đồng hành khác.

Hiện nay trình tự chính hồm tám khóa, dù ta hiểu rằng cuối cùng có thể có tới những mười tám khóa để thực hiện việc phụng sự liên quan tới những đòi hỏi như phối hợp và quản trị, hoạt động xã hội và dấn thân vào các giao tiếp xã hội. Hiện có hai điểm trong trình tự mà một cá nhân có thể chọn để đi theo con đường phụng sự cụ thể. Điểm thứ nhất là sách Ruhi 3. Từ những người đã học xong sách ấy và bắt đầu mở một lớp học tương đối giản dị cho thiếu nhi trong cấp một của chương trình giáo dục tâm linh cho các em, có một tỉ lệ muốn tự cống hiến cho lãnh vực phụng sự này, theo đuổi đúng lúc một chuỗi khóa học phân nhánh tiến lên phức tạp hơn để dạy các lớp từ 2 đến 6. Điều này không có nghĩa là họ bỏ việc học các khóa của trình tự chính. Tất nhiên, các khóa học tạo thành con đường phụng sự chuyên môn hóa kỳ vọng rằng những người tham gia tiếp tục tiến bộ, mỗi người theo nhịp độ thích hợp với hoàn cảnh riêng của mình, cùng lúc với con đường được vạch ra theo trình tự chính. Sách Ruhi 5, nhằm tạo ra những hoạt náo viên cho các nhóm thiếu niên, hợp thành điểm thứ hai từ đó một loạt các khóa học tách thành nhánh.

Các nẻo đường tìm tòi thêm nữa chắc chắn sẽ xuất hiện đúng lúc cùng với trình tự chính. Một số có thể vì lợi ích chung, như hai điểm vừa nêu trên, trong khi các nẻo đường có thể giới hạn theo nhu cầu cụ thể của địa phương. Còn với trình tự chính, nội dung và cấu trúc phải nảy sinh từ kinh nghiệm tập thể liên tục tại hiện trường, một không phải ngẫu nhiên hoặc tùy thuộc áp lực của sở thích cá nhân, nhưng được hướng dẫn bởi các cơ cấu của Chánh Đạo. Sự sản sinh của kinh nghiệm ấy sẽ kêu gọi một sự tập trung năng lực lớn hơn từ một khối dân cư lớn hơn nhiều, và nó sẽ trở thành non yểu, ở mọi nơi ngoài một số ít, đối với các viện chú tâm vào việc tạo ra và thực thi các khóa học phân nhánh khác tại bước ngoặt này trong việc triển khai một loạt các Kế hoạch toàn cầu hiện hành.

“Phối hợp”

Rõ ràng là phương pháp tạo năng lực mô tả trên đây tiêu biểu cho một chủ tâm hoàn thành một số động lực trong một khối dân cư kết hợp việc phụng sự và tạo ra tri thức và truyền đạt nó, một chủ đề mà chúng ta đã thảo luận, dù là vắn tắt, trong thông điệp Ridvan 2010 của chúng tôi. Ở đây chúng tôi nêu lên một số nhận xét thực tế, mà sự xuất hiện hai con đường phụng sự đặc biệt nêu trên đã khiến tất cả thành nổi bật hơn.

Ở bất cứ khoảnh khắc nào ta cũng có thể xem xét một trong hai phương diện này điều gì diễn ra trong một cụm như là mô hình hành động được cổ vũ bởi Kế hoạch Năm Năm, qua đó dệt nên cơ cấu của đời sống một cộng đồng sinh động, gia tăng sức mạnh. Cả hai phương diện đều có giá trị như nhau, mỗi phương diện cung cấp một cách nghĩ và nói cụ thể về điều gì đang diễn ra. Ở phương diện này một quá trình giáo dục với ba giai đoạn nổi bật hiện ra thật rõ nét : thứ nhất là cho các em trong những năm chuyển tiếp đầy thử thách, và thứ ba là cho thanh niên và người lớn. Trong nội dung này, ta nói về ba điểm phải làm về giáo dục, mỗi điểm phân biệt do phương pháp và tài liệu của nó, mỗi điểm đều cần sự chia sẻ nguồn lực, và mỗi điểm đều được phục vụ bởi các cơ chế để hệ thống hóa kinh nghiệm, làm phát sinh tri thức dựa trên các kinh nghiệm đạt được trên hiện trường. Như vậy hoàn toàn tự nhiên là ba cuộc thảo luận này được định dạng quanh việc thực thi chương trình giáo dục tâm linh cho thiếu nhi, chương trình tăng lực cho thiếu niên và các khóa học theo trình tự chính.

Về phương diện kia ta suy nghĩ theo chu kỳ ba tháng hoạt động qua đó một cộng đồng tăng trưởng – sự bùng nổ phát triển được trải nghiệm như là kết quả của hành động tích cực; giai đoạn cần thiết để củng cố khi đó gia tăng các hàng ngũ được tăng cường, chẳng hạn, khi họ tham gia các nhóm cầu nguyện và các lễ 19 ngày, nhận được sự viếng thăm tại nhà; và những cơ hội giúp mọi người suy nghĩ và lập kế hoạch. Vấn đề truyền giáo trong các khối dân cư nhạy cảm được đưa lên phía trước trong ánh sáng này, và sự thách thức để tìm ra những linh hồn muốn dấn thân vào cuộc đối thoại về thế giới quanh mình và tham gia vào một nỗ lực tập thể để biến cải nó được mọi người chú ý.

Đặc biệt ở cấp độ phối hợp ta thấy cần phải lùi lại và xem xét từ hai điểm thuận lợi này cái gì chủ yếu là thực chất. Làm như thế ta có thể phân tích chính xác, đánh giá đúng phương sách, phân bố khôn ngoan và tránh sự manh mún. Như thế, tại điểm này, ngay bước đầu thực thi Kế hoạch, dường như quan trọng hơn hết là dành sự chú ý cho việc phối hợp. Dù những thành phần chính của một chương trình tổ chức hiệu quả đã được biết rõ rồi, nhưng hình thức thể hiện dưới những tình huống khác nhau cần phải ăn khớp. Chúng tôi đã yêu cầu Trung tâm Truyền giáo Quốc tế theo dõi các nỗ lực thực hiện trong hướng này, đặc biệt trong nhiều trăm cụm tiến bộ xa nhất trên khắp thế giới, để thực hiện hệ thống hóa nhanh các bài học đã học được.

Tại tất cả các cụm ấy, nơi mà những yêu cầu tăng trưởng trên qui mô lớn đã tự khẳng định, mỗi giai đoạn của quá trình giáo dục do Viện giáo lý thúc đẩy cần phải nhận được sự ủng hộ. Công việc của điều phối viên nên được tăng cường với sự giúp sức từ một nhóm cá nhân có kinh nghiệm ngày càng tăng, và các cuộc họp để trao đổi thông tin và nhận thức trở nên thường xuyên và có hệ thống hơn trong phương pháp. Như thế, các dịp họp định kỳ cũng cần được tạo ra cho ba điều phối viên do viện chỉ định – hoặc, nơi nào áp dụng được, là cho các nhóm điều phối viên theo thứ tự liên quan đến các nhóm học tập, các nhóm thiếu niên, các lớp thiếu nhi – để cùng nhau xem xét toàn bộ sức mạnh của quá trình giáo dục. Và những người này, đến phiên họ, nên họp thường kỳ với Ban Truyền giáo Miền. Ngoài ra, nếu một dòng chảy thông tin thích ứng, sự hướng dẫn và quĩ rất cần thiết phải đến với cụm, thì Ban viện phải thực hiện song song một số bước để giúp cho hoạt động của cơ quan ấy ở cấp vùng. Nơi nào mà một chương trình phối hợp trưởng thành ấy được diễn ra, thì các Tùy viên và Phó Tùy viên sẽ có thể dành sự ủng hộ khắp mọi lãnh vực hoạt động với hiệu quả càng to lớn hơn.

Một điểm cuối cùng rất đáng suy nghĩ trên phương diện này. Gần như tất cả con số nhiều trăm cụm được xem xét đã liên kết với một hoặc vài trong số 40 địa chỉ cung cấp kiến thức được thiết lập bởi Văn phòng Phát triển Kinh tế và Xã hội tại Trung tâm Thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu to lớn cho chương trình thiếu niên thực nghiệm trên khắp thế giới. Các Viện hoạt động ở những cụm này trong năm qua đã được hưởng lợi từ tri thức đạt được qua các địa chỉ này, đặc biệt liên quan đến việc phối hợp chương trình. Hiển nhiên, khả năng nuôi dưỡng nhiều nhóm thiếu niên đã tạo nên đà tiến mạnh mẽ của tất cả các cụm ấy và đóng góp một cách quyết định cho sự phát triển tiếp theo của các nhóm học tập và các lớp thiếu nhi. Các địa chỉ được hỗ trợ bởi Văn phòng Phát triển Kinh tế và Xã hội sẽ tiếp tục giúp các viện trong việc giải quyết hàng loạt câu hỏi phức tạp phát sinh từ việc thực thi chương trình cho một nhóm tuổi mà tiềm năng đồ sộ vẫn còn là đối tượng phải tìm hiểu thêm. Tuy nhiên, chúng tôi mong mỏi chính các viện phải nuôi dưỡng quá trình học tập cần thiết để quản lý một số lớn các lớp thiếu nhi và các nhóm học tập, để đặt vào một lịch trình ở cấp cụm nhằm tăng cường sự phối hợp qua ba lãnh vực hoạt động đã được xác định, và mở ra nguồn nhân lực từ cấp vùng cho tới cơ sở - điều này, nhằm đảm bảo bước tiến liên tục các nhóm lớn từ một giai đoạn của quá trình giáo dục sang giai đoạn kế tiếp và làm dễ dàng việc triển khai ổn định các chu kỳ hoạt động rất thiết yếu cho sự tăng trưởng có hệ thống.

(còn tiếp)


                                                                                    TÒA CÔNG LÝ QUỐC TẾ

Ấn ký