Hiệp thông đau khổ với Đức Kitô

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 2197 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Ngài sẽ là một dấu chỉ cho người ta chống đối, và chính Bà, một mũi đòng sẽ đâm thâu tâm hồn bà”

(Lc 2,34-35)

 

Tại sao, bên cạnh Đức Kitô, Thân mẫu Ngài cũng phải chịu đau khổ, tại sao cả chúng ta nữa? Tại sao chúng ta cũng phải lo âu, phải qua những cơn dao động dữ dội? Chúng ta làm sao hiểu nổi nếu chỉ nhìn vào mình. Phải có một ý thức rất bén về những khuyết tật của mình mới có thể hiểu tại sao như vậy. Nhưng tôi thì nghĩ rằng, đau khổ bắt đầu có một ý nghĩa khi nhìn vào toàn thể nhân loại, chúng ta thấy chính bản thân chúng ta còn ở cách xa triều đại Thiên Chúa.

 

Chúng ta cảm thấy, nếu như có được sức hoạt động và tài hùng biện nhiệt tình nhất, chúng ta vẫn chưa đóng góp bao nhiêu vào công cuộc hoán cải thế giới, mà thế giới thì cần phải được hoán cải. Thế là chúng ta đoán ra, như thể cách tự nhiên, rằng trước hết là lời cầu nguyện, kế đó là đau khổ sinh ơn cứu độ, cả hai có giá trị lớn hơn hoạt động và hùng biện vô cùng.

Antoine Martel

 

Lạy Chúa, chúng con chẳng hề biết ở với Chúa trong cuộc Khổ nạn, song Chúa thì ở với chúng con lúc chúng con gặp thử thách gian truân. Vậy xin Chúa dạy chúng con mỗi khi chúng con đau khổ, hãy có thái độ yêu thương khoáng đạt, cương nghị và kiên nhẫn, để tránh khuynh hướng dễ sinh ra chua chát và kém sáng suốt. Xin cứu chúng con khỏi chước cám dỗ muốn tránh né hoặc buông xuôi, cho chúng con nóng nảy như kẻ yêu đương, kiên nhẫn như Người từng trải, ngõ hầu biết nghe, mong muốn hồi phục và tích cực phấn đấu.

Adré Dumas


Trích: Lời kinh từ cuộc sống, tr.107-108

Tập II của “Sống dưới con mắt Chúa”