Tuần lễ cầu cho Kitô hữu Hiệp nhất 2019: Chủ đề và chỉ dẫn thực hành

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 777 | Cật nhập lần cuối: 1/21/2019 9:42:37 PM | RSS

HỘI ĐỒNG GIÁO HOÀNG CỔ VÕ SỰ HIỆP NHẤT KITÔ HỮU

Tuần lễ cầu nguyện cho Các Kitô hữu hiệp nhất và suốt năm 2019

Anh em hay theo đuổi sự Công Chính (x. Đnl 16,18-20)

Đồng biên tập và xuất bản: Hội đồng Toà Thánh cổ võ sự Hiệp Nhất Kitô hữu

BẢN VĂN KINH THÁNH NĂM 2019

Bài trích sách Đệ nhị luật (Đnl 16,11-20)

Ở nơi ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), đã chọn cho Danh Người ngự, anh (em) sẽ liên hoan trước nhan ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), cùng với con trai con gái, tôi tớ nam nữ, với thầy Lê-vi ở trong các thành của anh (em), với ngoại kiều và cô nhi quả phụ sống giữa anh (em). Anh (em) hãy nhớ mình đã làm nô lệ bên Ai-cập, anh (em) phải giữ và đem ra thực hành các thánh chỉ này.

Còn lễ Lều, anh (em) sẽ mừng trong vòng bảy ngày, khi đã thu hoạch lúa trong sân và rượu trong bồn đạp nho. Anh (em) sẽ liên hoan mừng lễ, cùng với con trai con gái, tôi tớ nam nữ, với thầy Lê-vi, ngoại kiều và cô nhi quả phụ ở trong các thành của anh (em). Trong vòng bảy ngày, anh (em) sẽ mở lễ kính ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), tại nơi ĐỨC CHÚA chọn, vì ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em) chúc phúc cho anh (em) là ban cho anh (em) mọi hoa lợi và cho mọi công việc tay anh (em) làm được kết quả ; anh (em) chỉ có việc hân hoan.

Mỗi năm ba lần, tất cả đàn ông con trai của anh (em) phải đến trình diện ĐỨC CHÚA, ở nơi Người chọn : vào dịp lễ Bánh Không Men, lễ Ngũ Tuần và lễ Lều. Người ta sẽ không đến trình diện ĐỨC CHÚA tay không. Nhưng mỗi người sẽ đem lễ vật theo khả năng, tuỳ theo phúc lành ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), ban cho anh (em).

Anh (em) phải đặt cho các chi tộc của anh (em) những thẩm phán và ký lục trong mọi thành mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), ban cho anh (em) ; họ sẽ xét xử dân cách công minh. Anh (em) không được làm sai lệch công lý, không được thiên vị ai và không được nhận quà hối lộ, vì quà hối lộ làm cho những kẻ khôn ngoan hoá ra đui mù và làm hỏng việc của những người công chính. Anh (em) hãy theo đuổi sự công chính, chỉ sự công chính mà thôi, để anh (em) được sống và được chiếm hữu đất mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), ban cho anh (em).

DẪN NHẬP VÀO BỐI CẢNH

Năm 2019

Anh em hãy theo đuổi công chính và chỉ sự công chính mà thôi (x. Đnl 16,18-20)

Hàng năm các Kitô hữu trên thế giới cùng nhau cầu nguyện cho các Kitô hữu hiệp nhất. Chúng ta thực hiện điều này trong một thế giới mà việc hối lộ, tham ô và bất công gây ra sự bất bình đẳng và chia rẽ. Lời cầu nguyện của chúng ta là lời nguyện hiệp nhất trong một thế giới bị rạn nứt: đó chính là sức mạnh. Tuy nhiên, như những Kitô hữu và những cộng đoàn riêng biệt, chúng ta thường đồng lõa với sự bất công, song chúng ta được kêu gọi cùng nhau để làm thành một chứng nhân hiệp nhất vì sự công bằng và để trở nên một phương thế của ân sủng chữa lành của Đức Kitô cho những rạn nứt của thế giới.

Tuần lễ cầu cho sự hiệp nhất Kitô giáo 2019 đã được chuẩn bị bởi các Kitô hữu đến từ Indonesia. Với 265 triệu dân, mà 86% trong số họ được kể như người Islam, Indonesia được biết đến như đất nước có số người Islam đông hơn bất kỳ quốc gia nào. Tuy vậy, có khoảng 10% người Indonesia là Kitô hữu từ nhiều truyền thống khác nhau. Theo số liệu cả về dân số lẫn lãnh thổ trải rộng, Indonesia là quốc gia lớn nhất ở Đông Nam Á. Có hơn 17.000 hòn đảo, 1.340 bộ tộc khác nhau và hơn 740 ngôn ngữ bản địa và được liên kết trong sự đa dạng của nó bằng một quốc ngữ Bahasa Indonesia. Quốc gia được thiết lập dựa trên năm nguyên lý được gọi là Pancasila với phương châm Bhineka Tunggal Ika (Hợp nhất trong sự Khác Biệt). Ngang qua sự phong nhiêu về sắc tộc, ngôn ngữ và tôn giáo, những người Indonesia đã sống bởi nguyên lý gotong royong là điều phải sống trong sự liên đới và bằng sự cộng tác. Điều này mang ý nghĩa sẻ chia trong mọi khía cạnh của cuộc sống, công việc, buồn khổ và vui mừng, cũng như liên kết mọi người Indonesia như anh chị em.

Ngày nay, sự hòa hợp luôn mong manh này đang bị đe dọa theo nhiều cách thức mới mẻ. Trong nhiều thập kỷ gần đây, Indonesia đã có nhiều kinh nghiệm về phát triển kinh tế được xây dựng trên một hệ thống có tính cạnh tranh ngay tại điểm trọng yếu của nó. Điều này hoàn toàn tương phản với sự cộng tác của gotong royong. Việc tham nhũng được tìm thấy trong nhiều dạng thức. Nó tiêm nhiễm nền chính trị và việc kinh doanh, thường kèm với những hệ quả tàn phá môi trường. Cách cụ thể, việc tham nhũng làm xói mòn tính công bằng và việc thực thi pháp luật. Rất thường tình rằng những người được cho là có nhiệm vụ phát huy tính công bằng và bảo vệ người yếu thế lại thực thi điều trái ngược. Như một hệ quả, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo đã bị nới rộng; và một quốc gia giàu tài nguyên cũng có sự phẫn nộ của nhiều người đang sống trong nghèo đói. Như một người Indonesia theo truyền thống nói rằng: “Một con chuột chết vì đói trong kho thóc đầy”. Trong khi đó, những nhóm sắc tộc và tôn giáo đặc thù thường được liên kết với sự giàu có theo nhiều cách đã dẫn đến những căng thẳng. Sự cấp tiến mà đẩy một cộng đồng đối chọi một cộng đồng khác đã phát triển và bị trầm trọng bởi sự lạm dụng của truyền thông xã hội khiến tha hóa những cộng đồng đặc thù.

Các cộng đoàn Kitô giáo trong một môi trường như thế thích ứng với ý thức mới về sự hiệp nhất của họ khi họ tham gia trong cùng một mối bận tâm cộng đồng và một sự đáp trả cộng đồng đối với một thực tế bất công. Cùng lúc đó, đối diện với những bất công này, như những Kitô hữu, chúng ta buộc phải kiểm chứng những cách thức qua đó chúng ta đồng lõa. Chỉ nhờ việc lưu tâm đến lời nguyện của Chúa Giêsu “để tất cả nên một” chúng ta mới có thể làm chứng cho sự hiệp nhất sống động trong điều khác biệt. Điều đó xuyên qua sự hiệp nhất của chúng ta trong Đức Kitô để chúng ta sẽ có thể chiến đấu với bất công và phục vụ nhu cầu của các nạn nhân của nó.

Được đánh động nhờ những bận tâm này, người Kitô hữu Indonesia đã nhận thấy rằng những lời trong sách Đệ Nhị Luật, “Công bình, và chỉ có sự công bình mà thôi, anh em hãy theo đuổi…” (x. Dnl 16,18-20) đã nói cách hùng hồn cho tình trạng và nhu cầu của họ. Trước khi dân Thiên Chúa tiến vào đất Chúa đã hứa cho họ, họ canh tân lời cam kết của họ đối với Giao Ước Chúa đã ký kết với họ. Đoạn Kinh Thánh dùng trong một chương mà bối cảnh trung tâm của nó là những dịp lễ được cử hành bởi dân Giao Ước. Sau mỗi dịp lễ, mọi người được chỉ dẫn, “Anh (em) sẽ liên hoan mừng lễ, cùng với con trai con gái, tôi tớ nam nữ, với thầy Lê-vi, ngoại kiều và cô nhi quả phụ ở trong các thành của anh (em).” (Dnl 16, 14, x. 16, 11). Người Kitô hữu Indonesia chú ý tìm lại tinh thần tương tự về niềm vui hội toàn thể ngang qua những cộng đoàn, mà họ đã thụ hưởng trước đây. Ở cuối của chương dài này, dường như thật lạ vì có hai câu nói về sự chỉ định việc xét xử, nhưng trong bối cảnh Indonesia lúc này, những nối kết giữa niềm vui hội toàn thể với sự công bình trở nên sống động. Cũng như dân Giao Ước đã được thiết lập trong Chúa Giêsu, chúng ta biết rằng niềm vui thỏa của bàn tiệc Nước Trời sẽ được thết đãi cho những ai đói khát và bị ngược đãi vì công bình “vì Nước Trời là của họ” (Mt 5, 6.10).

Giáo Hội của Chúa Kitô được kêu gọi để trở thành một sự tiên hưởng của vương quốc này. Tuy nhiên, chúng ta thất bại trong sự chia rẽ của chúng ta. Chúng ta chưa thể trở thành dấu chỉ tình yêu của Thiên Chúa cho dân Người. Chính sự bất công đã nới rộng những phân cách mà đã xé nát xã hội Indonesia, nên sự bất công cũng làm tăng sự chia rẽ trong Giáo Hội. Chúng ta hối hận vì sự bất công gây ra chia rẽ, nhưng như những Kitô hữu, chúng ta cũng tin vào quyền năng của Đức Kitô sẽ tha thứ và chữa lành chúng ta. Cũng vậy, chúng ta tìm kiếm chính mình được liên kết dưới Thánh giá của Đức Kitô, Đấng kêu gọi bởi ân sủng của Người để loại bỏ bất công lẫn vì lòng thương xót của Người dành đối với những tội ác đã gây ra cho sự chia rẽ của chúng ta.

Những suy niệm cho tám ngày và cử hành phụng vụ sẽ được tập trung vào chủ đề được chọn. Để đào sâu việc suy niệm của chúng ta về sự hiệp nhất và công bình, chủ đề của mỗi ngày đã được chọn lựa cẩn thận để diễn tả những xung đột do bởi sự bất công. Những chủ đề là:

Ngày 1: Cho lẽ phải như nước tuôn trào (Am 5, 24)

Ngày 2: Nhưng hễ “có” thì phải nói “có”, “không” thì phải nói “không” (Mt 5, 37)

Ngày 3: Chúa là Đấng từ bi và nhân hậu với hết mọi người (Tv 145, 8)

Ngày 4: Hãy coi những gì mình đang có là đủ (Dt 13, 5)

Ngày 5: Loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn (Lc 4, 18)

Ngày 6: Danh Người là Chúa các đạo binh (Gr 10, 16)

Ngày 7: Này bà, lòng tin của bà mạnh thật! (Mt 15, 28)

Ngày 8: Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi (Tv 27, 1).

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TÀI LIỆU LÀM VIỆC
CHO TUẦN CẦU NGUYỆN CHO SỰ HIỆP NHẤT CÁC KITÔ HỮU NĂM 2019

Việc chuẩn bị các đề tài cho tài liệu tuần hiệp nhất năm nay do một nhóm đại diện của các cộng đoàn Kitô hữu khác nhau tại Inđônêsia thực hiện. Nhóm đại kết này được hình thành bởi Hiệp hội Thông công các Giáo hội tại Indonesia (PGI) dưới sự chỉ đạo của mục sư Dr Henriette T. Hutabarat Lebang, Hội Đồng Giám mục Công giáo Indonêsia (KWI) cùng với Dức Gm. Ignatius Suharyo. Xin được bày tỏ lòng biết ơn cách riêng đến quý lãnh đạo của PGI và KWI, và những ai đã góp phần cho những nguồn tài liệu này…

Tài liệu của Tuần cầu nguyện cho các Kitô hữu hiệp nhất 2019 được một nhóm địa phương trình bày cho một đội ngũ quốc tế được bảo trợ bởi Ủy ban Đức tin và Cơ chế của Hội đồng thế giới của các Giáo hội (WCC) và Hội đồng Tòa Thánh cổ võ sự hiệp nhất Kitô hữu (PCPCU). Bản thảo được chỉnh sửa và hoàn tất ở buổi họp mặt tổ chức tại nhà khách của PGI ở Jakarta từ ngày 3-8 tháng 9 năm 2017.

Nhóm quốc tế này đã tham dự các buổi thờ phượng với các Hội Thánh Gereja Toraja Jemaat Kota và Gereja Katolik Santo Yakobus, cả hai diễn ra tại Kelapa Gading, Jakarta. Chuyến tham quan Công viên mô hình Indonêsia xinh đẹp (Beautiful Indonesia Miniature Park) đã giúp cho nhóm hiểu biết sự phong phú và đa dạng về văn hóa và tôn giáo của người dân Indonesia cũng như nguyên tắc căn bản để hợp nhất quốc gia rộng lớn này. Cuộc trao đổi với vài thành viên của Diễn đàn kitô hữu cũng giúp chúng tôi hiểu biết thêm về tinh thần đại kết giữa các Giáo hội tại Indônesia và vai trò của đại kết trong việc xây dựng một xã hội hòa bình và công bằng cho đất nước này.

Ngày cuối cùng của buổi họp mặt, đội ngũ quốc tế có dịp để giới thiệu Tuần Cầu nguyện cho các Kitô hữu hiệp nhất và nó được sử dụng thế nào trong nhiều khung cảnh khác nhau đối với những sinh viên và những chủng sinh thuộc khoa thần học Jakarta (JTS) và với những nhà lãnh đạo giáo hội và trình bày cho những những thành viên tại khu thần học Jakarta. Toàn thể các thành viên ủy ban Đức tin và Cơ chế của Hội đồng thế giới các Giáo hội cũng trình bày một văn kiện về Đức tin và Nghi lễ với tựa đề: Giáo hội: hướng đến một cái nhìn chung đã được dịch sang tiếng Bahasa Indonêsia.

Đội ngũ quốc tế bày tỏ lòng tri ân với giới lãnh đạo của Hiệp hội Thông công các giáo hội tại Indonesia vì sự quảng đại của họ đối với nhóm tại Nhà Khách và cám ơn những người đã mang đến cho chúng tôi sự thoải mái khi lưu lại đây, đặc biệt là Revd Sri Yuliana và Mr Abdiel Tanias. Chúng tôi cũng tỏ lòng biết ơn với Hội đồng Giám mục đã hỗ trợ chúng tôi, cách cụ thể là Revd Fr Agus Ulahay. Chúng tôi cũng rất cảm kích đối với những nhà lãnh đạo và tập thể chủng sinh khoa thần học của chủng viện Jakarta đã giúp chúng tôi tổ chức buổi hội luận trong khuôn viên của trường.

CHỈ DẪN PHỤNG TỰ ĐẠI KẾT

GIỚI THIỆU

Chỉ dẫn này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đi từ chỗ đối thoại về hiệp nhất, công bằng và lòng thương xót đến hành động cụ thể nói lên sự hiệp nhất, công bằng và thương xót trong cuộc sống của từng cá nhân và từng cộng đoàn kitô hữu.

Có hai yếu tố cụ thể của việc phượng tự cần được ghi nhận trong việc chuẩn bị cho buổi cử hành.

- Yếu tố thứ nhất đề cập đến việc chọn lựa những người đọc trong phần Lời nguyện giao hòa. Rất quan trong đối với Người đọc bài đọc 1 có thể là một thừa tác viên hay một người lãnh đạo thuộc cộng đoàn phụng vụ trong khi hai người đọc khác có thể là những thành viên của cộng đoàn phụng vụ.

- Yếu tố thứ hai đề cập đến hành động biểu tượng của phụng vụ diễn ra sau nỗ lực hướng đến hiệp nhất nhờ công bằng và thương xót. Thật cần thiết để chuẩn bị hai tấm thiếp hoặc thẻ cho mỗi người. Trong suốt buổi, người tham dự được mời gọi suy nghĩ về cách thức cụ thể họ có thể thực hiện cho sự công bằng, thương xót, hay hiệp nhất. Kế đó, họ sẽ được mời viết vào mỗi tấm thiếp những việc thực hành rất cụ thể của riêng họ. Mỗi người sẽ dán một trong hai tấm thiếp ấy vào áo mình. Còn tấm thứ hai sẽ được gom lại tại chỗ dâng lễ vật và sẽ được đặt ở chân thánh giá. Lúc kết thúc, những tấm thiếp này sẽ được phân phát cho mỗi người giống như họ rời bỏ giáo hội, để mỗi người có thể cầu nguyện cho những nỗ lực của nhau.


Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn

(Nguồn: Hội Đồng Tòa Thánh cổ võ sự Hiệp nhất Kitô hữu)