100 năm Tin Lành đến Việt Nam III (1)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 1381 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Giai đoạn thành lập Hội Thánh sơ khai (1911-1927)


Năm 1911 lịch sử: "Hãy Xúc Tiến Việc Việt Nam"


Năm 1911, Ông Charles Bonnet, người của Thánh Thơ Công Hội, tổ chức đã triển khai một số hoạt động tại Đà Nẵng trước đó từ những năm 1902, vì lý do sức khỏe bắt buộc phải về Pháp. Ông Gidoin, một nhà buôn người Pháp ở  Tourane (Ðà-Nẵng) thay thế.  Trước khi ông Bonnet về Pháp, hai người đã quyết định bán trụ sở Thánh Kinh Hội ở Ðà Nẵng mà hội đã mua trước đây và dời ra Hải Phòng.


Trong khi đó vào tháng 5/1911, Ông Jaffray đi thuyền từ Hồng Kông đến Tourane (Đà Nẵng) cùng với các ông  Paul Hosler và G. Lloyd Hughes (3 ngày trên thuyền). Trong sự quan phòng của Chúa, các giáo sĩ đầu tiên của CMA được ông Bonnet hoan nghênh. Các ông này đã mua cơ sở của Thánh Kinh Hội cũng như miếng đất bên cạnh.


Đến tháng 6, họ trở về Trung Hoa. Tháng 7, Ủy Ban Truyền Giáo Nam Trung Hoa chỉ định hai ông Hughes và Hosler học tiếng Pháp để chuẩn bị.


Tuy nhiên, vào tháng 8, ông  Hughes ra đi đột ngột vì đột quỵ tim tại Hồng Kông, còn ông Hosler trở về Tourane học tiếng Việt và tiếng Pháp.


Ngày 18.9.1911, CMA đánh điện tín cho các giáo sĩ cho phép với nội dung: “Xúc tiến việc Việt Nam”.


Các giáo sỹ yêu cầu Uỷ Ban Truyền Giáo cung ứng 1000$ đô-la để thuê nhà và cung cấp lương cho hai giáo sĩ trong một năm. Ðiện tín của Ủy Ban Truyền Giáo bảo: ”Hãy đợi!” vì tài chính chưa có đủ.


100 2 le bap-tem dau tien

Lễ báp-tem cho ông Nguyễn Văn Phúc tại Đà Nẵng, tín đồ Tin lành đầu tiên của Việt Nam


Năm 1912, tại Tourane (Ðà Nẵng), Mục sư Paul Hosler làm báp-tem cho ông Nguyễn Văn Phúc, là người Việt Nam đầu tiên tin Chúa qua việc làm chứng của ông Bonnet  (Thánh Thơ Công Hội - BFBS).


100 2 nha nguyen 1914

Nhà nguyện Tin Lành đầu tiên ở Đà Nẵng


Ngày 30.3.1914, Nhà nguyện đầu tiên bằng tre dựng tại Tourane (bị bão sập ngày 27 tháng 9).


Ngày 5.4.1914, lớp học Trường Chúa nhật đầu tiên tại Tourane có 7 học viên.


Đến tháng 5, Mục sư Hosler soạn xong Phúc Âm Giăng bằng chữ Nôm. Vào thời điểm trên có 3 người chịu báp-tem, trong đó có 1 phụ nữ.


Năm 1915 có 9 giáo sĩ hiện diện tại Việt Nam. Lúc này Ông bà Cadman thành hôn tại Vân Nam. Ông Hoàng Trọng Thừa, người dạy tiếng Việt cho các giáo sĩ đã trở lại tin Chúa.


Số người chịu báp-tem: 1913-1916:

* 1913 – 0

* 1914 – 3

*.1915 – 3

* 1916 – 0


Tin Lành Việt Nam trong bối cảnh chiến tranh thế giới I


Năm 1915, Hội Truyền Giáo đã thành lập trụ sở tại Hà Nội. Tuy nhiên lúc này, Toàn quyền Pháp ra sắc chỉ cấm mọi hoạt động giáo sĩ truyền giáo, 4 trong số 9 giáo sĩ đang học tiếng Việt bị trục xuất ngay tức khắc vì tình nghi là gián điệp cho Ðức Quốc Xã, vì có tên gốc Ðức. Năm người còn lại bị tình nghi và không được phép hoạt động gì cả, ngoại trừ học tiếng Việt - họ bị chính quyền Pháp theo dõi rất sát.


Tháng giêng năm 1916, Toàn quyền Pháp ra lệnh cho tất cả các giáo sĩ phải ngưng hoạt động.


Đến tháng 4/1916, giáo sĩ Jaffray từ Trung Hoa đến thăm Tân Toàn Quyền người Pháp, ông Albert Sarraut, một người Tin Lành để quả quyết là các giáo sĩ chỉ có nhiệm vụ truyền giáo mà thôi. Nhờ đó, nhà cầm quyền Pháp cho phép mở lại tất cả các trụ sở truyền giáo. Tháng 9, giáo sĩ Cadman tìm mua một căn nhà để làm nhà in và nhà thờ tại Tourane. Tháng 10 năm 1916, truyền đạo Hoàng Trọng Thừa bắt đầu giảng đạo cùng giáo sĩ Irwin, đến tháng 12 đã có 25 người chịu Báp-tem, lớp học trường Chúa nhật lên đến 100 học viên.


Ngày 4.5.1917, giáo sĩ Cadman đã đấu giá được một lô đất tại Hà Nội với giá 5600 đô-la (trích trong số 12 nghìn đô-la do một ân nhân cung ứng). 500 quyển sách Phúc Âm Mác bằng chữ quốc ngữ lần đầu tiên in từ Hồng-Kong gởi về Việt Nam. Đến tháng 12, quyển Thánh ca gồm 100 bài hát được xuất bản. Năm này có 28 người tin Chúa ở Tourane, 4 người ở Hà Nội.


Năm 1918 có một số sự kiện đặc biệt đáng chú ý đó là Chính quyền đã ký Giấy phép cho giảng đạo đầu tiên tại Sài-gòn. Các giáo sĩ  đã xây dựng được Nhà in Tin Lành đầu tiên ở Hà-nội để in sách nhỏ. Cũng trong năm này, Hội truyền giáo mở cuộc thăm dò Cam-pu-chia (công việc truyền giáo khởi đầu năm 1923 tại Cam-pu-chia sau đó).


100 2 nha in tin lanh hanoi

Nhà in Tin Lành Hà Nội


Năm 1919, Nhà thờ Tourane có 50 tín hữu, đã tự cung cấp lương cho vị Mục Sư quản nhiệm là Hoàng Trọng Thừa.


100 2 cu hoang trong thua muc su va hoi truong dau tien cua vn

Cụ mục sư Hoàng Trọng Thừa, Hội Trưởng đầu tiên của Tin Lành Việt Nam


100 giao si va muc su dau tien tai da nang

Các mục sư, giáo sỹ đầu tiên tại Đà Nẵng


100 2 giao hoi so khai

Giáo hội Tin Lành Việt Nam lúc sơ khai


(Còn tiếp)


Tác giả: Nguyễn Sinh

Biên tập: Lê Tuấn – Linh Ân

Tài Liệu tham khảo: Lê Hoàng Phu Thesis
Nguồn: hoithanh.com