100 năm Tin Lành đến VN I - Công cuộc Truyền giáo của Công Giáo La Mã vào Việt Nam (1)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 681 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Quí độc giả thân mến!


Chúng ta đang ở trong những giai đoạn rất quan trọng của Hội thánh,  một vận hội mới để Tin Lành Việt Nam bước những bước tiến dài hơn bao giờ hết trong lịch sử. Chúng ta cũng đang ở trong những ngày tháng cận kề dịp kỷ niệm 100 năm Tin Lành đến Việt Nam.


Đây quả thật là một thời điểm thật sự quan trọng và ý nghĩa đối với Hội Thánh. Một thế kỷ Tin lành đã đến Việt Nam với bao nhiêu nước mắt, buồn vui. Hơn hết chúng ta tạ ơn Chúa vì lớp lớp người Việt Nam đã được cứu, được biết Chúa và đang phụng sự Ngài ở khắp nơi, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên toàn thế giới. Thời điểm này cũng  thách thức và nung đốt chúng ta càng hăng say truyền giảng Tin lành, tận hiến cho Chúa để dân tộc Việt Nam sẽ được cứu.


Hòa trong tinh thần dịp kỷ niệm 100 năm Tin Lành đến Việt Nam đang đến gần, HoiThanh.Com xin giới thiệu đến quí độc giả chuyên đề nghiên cứu của tác giả Nguyễn Sinh: Lịch Sử 100 Năm Tin Lành Đến Việt Nam. Chúng tôi nhận thấy đây là một nghiên cứu rất sâu sắc và có hệ thống, với nhiều chi tiết mới và có cơ sở chắc chắn. Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu đến quí vị, những người cưu mang cho Hội Thánh chung. Xin chân thành cảm ơn tác giả Nguyễn Sinh đã khó nhọc để biên soạn và phổ biến nghiên cứu này.


Chúng ta hãy cùng nhìn lại lịch sử để hiểu rõ hơn cánh tay Đức Chúa Trời đã hành động như thế nào trong thế kỷ đã qua, và dặn lòng tận hiến cho Ngài trong những ngày sắp tới.


Kỳ 1 của nghiên cứu này bàn về Công Cuộc Truyền Giáo Của Công Giáo La Mã vào Việt Nam.


Trân trọng!

HoiThanh.com


Công cuộc Truyền giáo của Công giáo La Mã vào Việt Nam


Các cuộc truyền giáo của Giáo sĩ Công Giáo


100 1 alexandre de rhodesCuộc Truyền Giáo đầu tiên (Thế kỷ 15 & 16)


Theo sách Địa Lý Earisi, thì  kinh thành Lou (kinh đô Hoa Lư nước Việt Nam vào khoảng  thế kỷ thứ 10) có một tu sĩ thuộc phái Nedjran ghé thăm trên đường truyền giáo sang Trung Hoa năm 980.


Một sử gia nói rằng một giáo sĩ tên Odorico de Pordenone đã dừng chân viếng thăm Bình Định, khi ấy tỉnh này còn thuộc về  nước Chàm, vào khoảng giữa năm 1318 và 1343.


Người Âu đầu tiên tiếp xúc với Cam-pu-chia là vào khoảng 1511, nhưng mãi đến năm 1527 tên “Cambuxa” mới thấy ghi trên các bản đồ hàng hải của người Bồ-đào-nha. Ghi chú lịch sử cho hay rằng vào năm 1533 có hai Tu sĩ Công Giáo người Bồ-đào-nha lần đầu tiên đến Cam-pu-chia và ở lại hai năm. Những lái buôn người Bồ-đào-nha thường đưa những tu sĩ cùng đi trong khoảng thời gian này.


Năm 1549

Thư từ của tu sĩ Francis Xavier cho biết rằng ông này có ghé vào Việt-nam trong một thời gian rất ngắn khi trên đường sang Nhật bản năm 1549. Chiếc tàu của họ bị vỡ nên cần ba ngày đưa lên bờ sửa chữa ở khoảng Trung Việt, dưới các triều đại Mạc và Lê.


Dưới Triều Vua Lê Anh Tông (1557-1573) người ta tìm được một hình thánh giá rất cổ trong một bức tường khi sửa chữa các ngôi đền cổ. Việc này tạo ấn tượng trên vua và ông đã bỏ lệnh cấm giáo sĩ Công Giáo (Từ năm 1553 do vua Lê Trang Tông ban hành) – đúng vào lúc mà các nước lân bang săn đuổi giáo sĩ.


100 1 thap gia co

Thập tự giá cổ được tìm thấy thời Vua Lê Anh Tông


Năm 1580, Linh mục  Giovani Battisa da Pesaro, Một tu sĩ  dòng Franciscan người Ý đã đến Ma-cao để thay thế Linh mục Pedra. Ông này mở một trường học cho thanh niên Trung-hoa, Nhật và VN.  Các thanh niên này khi về nước đã làm công tác truyền đạo.


Bối cảnh châu Á


Đất nước Trung-hoa vào thời  Minh Triều đã chấm dứt chính sách bế quan tỏa cảng năm 1567. Từ đó, các giáo sĩ có cơ hội để xâm nhập vào đây. Còn ở Nhật, vào năm 1614, Công-giáo bị cấm, các giáo sĩ không được phép hoạt động. Người Công Giáo Nhật mỗi năm du hành truyền giáo ba bốn lần. Họ có thể đã vào các bến cảng như Vinh hoặc Đà-Nẵng bằng việc ngụy trang thương mại.


Bối cảnh Việt Nam


Sau Lê Triều (1428-1539), đất nước bị phân chia và trải qua các cuộc chiến tranh bởi: Nhà Mạc ở Cao-bằng, Vua Lê và Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, Chúa Nguyễn ở Đàng Trong.


Trong giai đoạn này có sự hoạt động và vai trò nổi bật của các giáo sĩ sau:


Linh mục Pedra D’Alfaro: Cha Pedra về sau bị chính quyền Bồ Đào Nha trục xuất khỏi Ma-cao vì bị cáo là làm mật vụ cho Tây-ban-nha. Chiếc thuyền của Cha Pedra bị đắm ở ngoài khơi bờ biển Bình Định, và ông chết tại đó. Năm 1578 một phái bộ VN được gởi sang Ma-cao để gặp các tu sĩ Franciscans ở một tu viện do Cha Pedra D’Alfaro thiết lập.


Linh mục Pesaro: Cha Pesaro có vẽ những cảnh trong các ngày cuối cùng khi ông được sai đến các hoàng cung của các nước lân bang dâng thư xin phép vào thăm các nước này.  Ông có trình một bức thư lên triều thần vua Lê ở Đằng Ngoài.  Tuy nhiên sau đó nhà Lê phải bỏ chạy lúc Mạc Mậu Hiệp chiếm Thăng Long thành ra nhà Mạc nhận thư và các bức tranh ông cha này vẽ dâng lên.  Triều thần nhà Mạc lúc đó cho phép các giáo sĩ mở trụ sở tại miền Bắc với hi vọng là sẽ được người Bồ-đào-nha yểm trợ chống lại các lực lượng của nhà Lê. Cha Pesaro về sau chết ở châu Âu nên không sang VN được.


Tiếp đó, nhà Mạc viết nhiều thư sang Ma-cao để giao lưu; đáp ứng lại, giám mục Ma-cao kêu gọi các tu viện gởi giáo sĩ sang Đàng Ngoài. Tu viện St. Gregoire, dòng Franciscan ở Manila đáp ứng, gởi một đoàn giáo sĩ sang VN do cha Diego d’Oropesa lãnh đạo.  Ngày 5-5-1583, phái đoàn bốn tu sĩ kể cả cha Ruiz và bốn sư huynh đến Quảng Yên.  Triều nhà Mạc mời họ vào Thăng Long.  Vừa khi họ dương buồm từ Quảng Yên vào Thăng Long thì bị bão lớn, và thuyền bị đánh bạt sang đảo Hải Nam.  Người Trung Hoa bắt tất cả giải sang Tổng Đốc Quảng Đông xét xử. Được Cha Matheo Ricci can thiệp nên họ được thả ra và  trở về Ma-cao để chuẩn bị tiếp tục sang Thăng Long.


Cha Ruiz: Cha Ruiz, khi ấy 61 tuổi du hành Thăng Long cùng với một phụ nữ VN làm người thông dịch, người phụ nữ này theo đạo tại Ma-cao.  Triều nhà Mạc tiếp đón tử tế và cấp phép cho lưu cư.  Người Bồ-đào-nha cung cấp tiền cho Cha Ruiz làm nhà và một nhà nguyện để giảng đạo.  Nơi này cha Ruiz có chưng bày tranh vẽ của ông.  Một bức tranh tựa đề Ngày Sau Cùng miêu tả cảnh mạt thế gây ảnh hưởng nhiều, vì cho thấy người lành thì được phước còn kẻ dữ thì bị trừng phạt.  Cha Ruiz giảng đạo ở ngay ngoài chợ là chỗ đông người, kêu gọi mọi người chỉ nên tôn thờ một mình Chúa Giê-xu mà thôi. Các nhà sư Phật Giáo thấy vậy lên tiếng phản đối và cũng hành lễ đạo Phật bên ngoài chùa, ngay nơi mà cha Ruiz giảng đạo. Lúc ấy hạn hán và người ta quy lỗi cho các giáo sĩ, và đòi trục xuất lập tức không thì bị dân giết.  Cha Ruiz cầu nguyện xin mưa.  Trời mưa luôn mấy ngày sinh ra lụt. Mùa màng bị đe doạ úng thủy nên cha Ruiz lại cầu nguyện thì mưa tạnh. Nhiều người thích nghe cha Ruiz giảng Đạo và do đạo hạnh của Cha, nhiều người cũng thích Đạo lắm. Nhà Vua cũng chú ý nhưng không có ý theo đạo, và vì thế không ai dám theo đạo. Cuối cùng Cha Ruiz chỉ rửa tội cho một đứa bé sắp chết mà thôi. Cha Ruiz rời Thăng long năm 1586 đi Manila, rồi sang Nhật cho đến khi ông 70 tuổi, lúc ấy ông bị trục xuất ra khỏi Nhật và trở về Phi-luật-tân.


Cuộc Truyền Giáo thứ hai


Năm 1615 , một đoàn giáo sĩ Dòng Tên (có 5 người Nhật) thành lập một trụ sở đầu tiên tại Đà nẵng (miền Trung). Năm 1627, một đoàn truyền giáo khác cũng thành lập tại Bắc kỳ (Tonkin) khá kết quả.


Năm 1660, 400 người Bồ-đào-nha tránh cuộc bách hại của phong trào Calvin Hà-lan, đã chạy sang Indonesia. Vào năm 1660 người ta ước tính có tới 300 nghìn tín hữu Công Giáo. Sau đó vào năm 1680 người ta báo cáo số người miền tin nhận Chúa có thể đông tới 800 nghìn vào năm 1680. Đây là mức gia tăng khác thường.


Vic Truyn Giáo đợt 2


Người tiên phong trong công cuộc truyền giáo lần này là giáo sĩ Alexandre de Rhodes.


100 1 giao si alexandre de rhodes

Giáo sĩ Alexandre de Rhodes. Phần tài liệu này được trích từ cuốn Mission and Catechises của Peter C.Phan


Alexandre de Rhodes (1591-1660) sinh 1591 tại Pháp. Năm 1624, ông sang Việt Nam, học thông thạo tiếng Việt, lịch sử và địa lý. Năm 1627, rửa tội được 6,700 người. Chính Alexandre có công lớn trong việc Latinh hóa chữ Việt và sáng lập ra chữ “Quốc Ngữ”.  Chữ này được chính thức công nhận vào 1910 tại Việt Nam. Năm 1639, ông đã rửa tội được 12,300 người  (Tổng số bằng 100,000 tín đồ trong 100 nhà thờ) Năm 1640, thành lập nhà thờ ở Nam Kỳ. Từ năm 1645-1649, ông bị trục xuất nhiều lần khỏi Việt Nam, nếu trở lại có thể bị xử tử.  Đồng thời, ông cũng bị mất hộ chiếu đến 16 lần.


100 1 giay rua toi 1

Một bản chứng nhận đã học lớp giáo lý 8 ngày và nhận phép rửa tội của Roma cho tín đồ Công giáo VN


De Rhodes: “Tông đồ của VN”


Ông thành công vì hai chiến lược nhìn xa thấy rộng: 1. Người theo đạo phải học Giáo Lý Tám Ngày rồi mới được rửa tội cho vững lẽ đạo. 2. Thành lập tổ chức Domus Dei là dòng sư huynh độc thân để tuyển lựa tu sĩ với mục đích tiến tới phong trào một giáo hội Công giáo người bản xứ quản nhiệm.


Cha Rhodes cho rằng phần lớn thành công là nhờ những phép lạ liên tiếp xẩy ra trong thời Hội Thánh ra đời. Cha Rhodes và người đồng thời tin rằng họ và những người dạy giáo lý đã đầu tư quyền năng thiêng liêng vào những việc đuổi quỷ, chữa bệnh, làm người sáng mắt và cả khiến người chết sống lại


Ảnh hưởng của Cha Rhodes tại Paris:


Thúc đẩy việc thành lập một Phòng Tông Đồ lót đường cho việc công nhận tu sĩ bản xứ khắp châu Á.


Những bài giảng thuyết và bài viết của Cha Rhodes tạo ra chú ý về Việt Nam và việc truyền giáo cho Việt Nam. Cha Rhodes giúp tạo hứng khởi trong việc thành lập Hội Truyền Giáo Nước Ngoài của “Cơ quan đào tạo tu sĩ chuyên truyền giáo, mục đích là huấn luyện tu sĩ đia phương bản xứ.”


Năm 1658, theo báo cáo, trong dân số 2 triệu của Tonkin (Bắc Việt) có 300 nghìn giáo dân mà chỉ có hai tu sĩ. Năm 1660,  cha Rhodes chết nhưng phong trào không sút giảm: có 14 tu sĩ từ Marseilles sang, 8 người trong số đó đã chết trong hành trình tàu thuỷ dài 22 tháng.


100 1 lenh cam dao 1663

Lệnh Cấm Đạo năm 1663


 

(Còn tiếp)

 


 

Tác giả: Nguyễn Sinh

 

Biên tập: Lê Tuấn – Linh Ân

 

Tài Liệu tham khảo: Lê Hoàng Phu Thesis
Reg Reimer Thesis
Catholic Encyclopedia
With Christ In Indochina
CMA Archives
Nguồn: hoithanh.com