100 năm Tin Lành đến VN I - Công cuộc Truyền giáo của Công giáo La Mã vào VN (2)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 1519 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Những năm 1700


Trong các năm cuối thế kỷ 17 các phong trào truyền đạo Công Giáo ở Việt Nam bước vào giai đoạn mới và khó khăn hơn. Việc bành trướng đạo tự nhiên ngưng hẳn lại. Không thấy kết quả nào ghi lại trong hơn một thế kỷ, và phong trào suy giảm hẳn đi.


Tại sao khởi đầu tốt thế mà tình thế lại đảo ngược hẳn?


Các lý do chính trị


- Các nhà cầm quyền theo Khổng Giáo sợ rằng đạo mới sẽ làm đảo lộn trật tự xã hội.  Họ phản ứng bằng hành động tàn ác như đốt phá nhà thờ và có khi giết hại giáo dân. Không phải vô cớ mà họ có thái độ như vậy. Giáo sĩ và tu sĩ phải cải biên toàn bộ cho thích hợp với các phong tục và văn hóa bản xứ để tiếp tục phong trào truyền giáo.


- Nhưng loại chống đối này không phải là lý do duy nhất làm việc truyền giáo ngưng tăng trưởng, vì đến thế kỷ 19 việc tăng trưởng lại tiếp nối và tiếp tục mặc dù cuộc chống đạo mạnh hơn nhiều.


- Nhà cầm quyền đương thời gọi Công Giáo là Tây dương Tà Đạo


- Người theo đạo bị tịch thu tài sản, làng và nhà thờ bị thiêu hủy.  Hằng nghìn giáo dân bị bắt giam và bắt buộc phải mang gông gỗ vào cổ.


- Ai bằng lòng bỏ đạo sẽ được ghi dấu riêng.  Trong khi những người không bỏ đạo chịu nhiều hình phạt tàn ác và tử vong.


- Giáo dân bị thắt cổ, cưa xẻ, chặt tay chân, cho voi dày ngựa xéo.  Số tử đạo ước đến từ 80 đến 130 nghìn người.


100 năm Tin Lành đến VN I - Công cuộc Truyền giáo của Công giáo La Mã vào VN (2) 100 năm Tin Lành đến VN I - Công cuộc Truyền giáo của Công giáo La Mã vào VN (2)


 100 năm Tin Lành đến VN I - Công cuộc Truyền giáo của Công giáo La Mã vào VN (2)  100 năm Tin Lành đến VN I - Công cuộc Truyền giáo của Công giáo La Mã vào VN (2)

Những hình ảnh về cuộc bách hại đạo Công giáo vào thế kỷ 17


Năm 1680, ước tính có đến 500.000 giáo dân. Thành công của giáo sĩ làm cho người Việt nổi giận giết cả giáo sĩ lẫn giáo dân.  Đồng thời, việc người Pháp xâm lược càng khơi dậy lòng căm thù trong dân chúng, số này đông đảo hơn số theo đạo. Cuối thập kỷ 1600, Công Giáo được người Bồ-đào-nha ở Ma-cao, người Tây-ban-nha ở Phi-luật-tân và người Pháp ở Thái Lan bí mật giúp đỡ.


Tăng Trưởng & Bách Hại


Lời Chứng của Francis Gil De Frederich


Ông sinh năm 1702, học tại Barcelona, Spain.  Ông làm Giáo sĩ ở Philippines. Năm 1732, ông sang Việt nam.  Năm năm sau bị bắt tại Lục Thủy. Chín  năm bị tù nhưng cũng tự do ra vào. Trong thời gian này, ông cũng đã  cải đạo cho nhiều tù nhân, và còn điều phối giáo sĩ bên ngoài. Ngày 22 tháng 1 năm 1745, Francis  bị chém đầu tại Thăng Long.


Công Giáo & Người Pháp


Sự hiện diện của người Pháp tạo ra hai phản ứng, vừa đón nhận vừa chống đối. Nhà Nguyễn nhờ người Pháp hỗ trợ trong cuộc xung đột chính trị. Các tu sĩ Công Giáo tham gia tích cực vào cuộc tranh đấu về chính trị này.


100 1 lenh cam dao 1833

Lệnh cấm đạo năm 1754 của Hoàng đế Lê Cảnh Hưng


Năm 1799, Quân Pháp xâm lược Nam Kỳ. Năm 1802, Quân Pháp giúp Vua Gia Long kiến quốc. Năm 1833, Vua Minh Mạng ra chiếu chỉ cấm đạo ngày 6.1.1833.  Cấm các Tây Giang Đạo trưởng vào nước, bắt giáo sĩ, đốt nhà chung và nhà thờ. Năm 1827-1858: 130,000 giáo dân bị giết (vì bị coi là đạo quân thứ năm (trinh sát) của thực dân Pháp.


100 1 giet vja diazz

Giám mục Diaz bị giết


100 1 3 ky vietnam

Việt Nam được chia thành 3 kỳ: Bắc - Trung và Nam kỳ


Việc giết Giám Mục Tây Ban Nha Diaz ở Huế dẫn tới việc Quân Pháp can thiệp quân sự vào Việt Nam. Năm 1885, Tonkin (Bắc Kỳ) & Annam (Trung Kỳ) trở thành đất “bảo hộ” của Pháp. Người Công Giáo được bảo đảm tự do hành đạo. Năm 1887, Nam Kỳ hay Cochin China trở thành thuộc địa của Pháp. Bức tranh ngày nay khác hẳn.  Dù Giáo Hội Công Giáo VN lớn mạnh và giàu, nhưng vai trò then chốt trong xã hội không còn nữa.


Trong giai đoạn này, không tìm thấy nhiệt tâm truyền bá Phúc Âm như các giáo sĩ thời cha Rhodes… Những quyền năng đuổi quỷ, chữa bệnh và khiến kẻ chết sống lại dường như không thấy đâu cả?  Người Công Giáo ngày nay đa số là con cái của cha mẹ là Công Giáo.


* * *


Trên đây là những nghiên cứu của tác giả tài liệu này về lịch sử quá trình phát triển giai đoạn đầu tiên của Công Giáo tại Việt Nam. Công giáo với những nỗ lực rất sớm để giới thiệu về Chúa cho Việt Nam, trải qua quá trình phát triển đã có những đóng góp lớn và có chỗ đứng quan trọng tại Việt Nam hiện nay. Mời quí độc giả tiếp tục theo dõi kỳ tiếp theo với nội dung: Công Cuộc Chuẩn Bị Trước Khi Truyền Giáo Tin Lành Cho Việt Nam.


(còn tiếp)


Tác giả: Nguyễn Sinh

Biên tập: Lê Tuấn – Linh Ân


Tài liệu tham khảo:
Lê Hoàng Phu Thesis, Reg Reimer Thesis, Catholic Encyclopedia

With Christ In Indochina, CMA Archives

Nguồn: hoithanh.com