Đường lối Chúa ngược lại đường lối chúng ta

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 574 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS
Mở đầu – Đọc Kinh Thánh 2 Các Vua 5:11-14

Đường lối của Đức Chúa Trời nhiều lúc không phải là đường lối của loài người. Đường lối của Chúa khác đường lối của loài người. Những cảm xúc của chúng ta rõ ràng là hay thay đổi; còn suy nghĩ của loài người thì không phải lúc nào cũng chính xác. Ý tưởng loài người không bao giờ là ý hay nhất. Trong câu chuyện Kinh Thánh này, Na-a-man học được rằng “trên khắp thế gian chẳng có chúa nào khác hơn Đức Chúa Trời trong Y-sơ-ra-ên”(2 Các Vua 5:15).  Ông học được đường lối của Đức Chúa Trời là con đường của đức tin và lòng trông cậy – trông cậy Chúa và trong các mối quan hệ thân thiết với những người sống trong gia đình.

Chúa không có ý định tạo dựng loài người để sống cô độc và tách biệt nhau. Nếu Chúa tạo nên loài người như thế, thì chúng ta không thể vui trọn vẹn khi không có mối kết giao nào. Ngạn ngữ châu Phi nói: “Nét đáng yêu nhất của thế giới nằm trong các mối quan hệ và sự hiện hữu của con người”. Cũng có lời chú thích rằng các mối quan hệ  - có thể - một là làm cho con người thành công hai là làm cho họ thất bại. Đó là lý do tại sao Kinh Thánh nói rằng: “Anh em chớ mắc lừa: bạn bè xấu làm hư thói nết tốt” (1 Cô-rinh-tô 15:33).

Các mối quan hệ của Na-a-man đối với vợ ông, với người hầu gái và với những người hầu khác đều rất tốt. Những mối quan hệ này đem lại sức khỏe, sự chữa lành, đức tin và hạnh phúc cho những người trong nhà.

Bệnh Phung!

Thật là một thử thách mà Na-a-man phải đối phó! Ông phải trèo lên một ngọn núi cao quá! Sao ông phải chọn lựa để quyết định cho tương lai của mình! Có bao giờ cuộc đời bạn rơi vào tình cảnh không thể tự mình xoay sở chưa? Hay là có lúc  nào  bạn  trải  nghiệm  cảm  giác  vô cùng thất vọng không? Có bao giờ tất cả mọi người đều quay lưng lại với bạn không? Hoặc sự cay đắng, xấu hổ chiếm trọn tâm hồn bạn? Có khi nào cơn giận dữ thường ập đến, đến mức bạn trở nên quen thuộc với nó, không thể dừng lại được không? Có thể rồi bạn sẽ hiểu con người chỉ có ít quyền lực. Thế nhưng Đức Chúa Trời là Đấng có quyền năng rất lớn. Có lẽ chỉ khi bạn nhận ra thế giới loài người vẫn còn ở trong sự mờ tối cho đến khi có được sự kết nối trực tiếp với Đấng Tạo Hóa. Kết nối với Đấng Cơ Đốc là mục đích tối hậu của cuộc đời. Các thứ khác có thể từ bỏ; nhưng Đức Chúa Trời thì không.

Na-a-man là người có đủ mọi thứ. Ông là người chỉ huy đội binh của vua A-ram (2 Các Vua 5:1). Ông là người được tôn trọng, một người lính dũng cảm, giàu có, có nhiều ảnh hưởng và là người nằm trong số những người làm khuynh đảo xã hội. Tuy vậy, ông đã bị chặn lại, trong trận chiến dữ dội riêng tư và ông đã thua. Kẻ thù đã hoành hành trong cơ thể ông. Kinh Thánh ghi rõ: “Ông bị bệnh phung!” (2 Các Vua 5:1).

May mắn cho Na-a-man, vợ ông luôn kề bên ông trong tai họa khủng khiếp này. Rõ ràng là bà có một mối liên hệ gần gũi với bé đầy tớ gái người Y-sơ-ra-ên, gần đến nỗi cô bé khiêm tốn, biết kính sợ Chúa này dám đến gần đề nghị với bà: “Chớ chi chúa tôi đi đến cùng ông tiên tri ở Sa-ma-ri! Người sẽ giải cứu chúa tôi khỏi bệnh phung” (2 Các Vua 5:3). Vợ của Na-a-man nói với chồng khả năng có thể lành bệnh của ông – rằng có người của Đức Chúa Trời sống tại Y-sơ-ra-ên có thể nhờ quyền năng của Chúa để chữa lành bệnh cho quan. Na-a-man chắc phải có một mối quan hệ cởi mở, yêu thương và tin cậy lắm. Không chút nghi ngờ, ông làm theo lời khuyên của vợ và lời đề nghị của bé hầu gái.

Tính Cách Quan Trọng của Mối Quan Hệ Hỗ Trợ

Nếu không thương yêu, tin cậy và mở lòng ra với nhau thì không thể tạo được mối quan hệ tốt đẹp. Nơi nào có sự nghi ngờ, giận dữ, ghen ghét, hiềm thù, ác ý thì nơi đó không thể phát triển được mối quan hệ tốt, không thể giúp tăng cường sức khỏe hoặc mau chóng lành bệnh. Để duy trì mối quan hệ bền vững và tích cực đòi hỏi sự nỗ lực, đó là một công việc gay go đặc biệt là khi liên quan đến vấn đề sức khỏe. Bất cứ mối quan hệ nào - giữa vợ chồng, giữa cha mẹ với con cái, giữa cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng đối với dâu hay rể, giữa các anh chị em ruột, giữa chủ với người làm công, giữa mục sư với tín đồ - muốn tạo được sự ràng buộc lành mạnh và hỗ trợ đòi hỏi phải có sự đáp ứng hai chiều. Mối quan hệ đó đòi hỏi sự góp phần của mọi người đi kèm với sự cống hiến, tình yêu, lòng trung thành và kiên định.

Nếu các bà đặt mình vào vị trí của bà vợ ông Na-a-man, liệu các bà có hỗ trợ chồng được như bà ấy không? Một người phụ nữ khác đã phải đương đầu trước tình huống tương tự đó là vợ của Gióp. Thế nhưng bà Gióp đã không hỗ trợ chồng mình. Trong khi ông Gióp ở trong tình trạng sức khỏe tệ hại, tuyệt vọng, bà bảo ông: “. . . Hãy phỉ báng Chúa và chết đi!” (Gióp 2:9). Tuy nhiên, Gióp đã không làm theo lời vợ, sau đó ông đã tuyên bố: “Dẫu Chúa giết ta, ta cũng còn nhờ cậy nơi Ngài...”(Gióp 13:15). Những lúc như thế thật rất khó khăn. Hãy thử nghĩ xem Na-a-man và vợ ông đã phải đối phó với căn bệnh của ông gay go như thế nào. Ông là người của quần chúng, chắc chắn là nhiều người biết ông mắc bệnh phong cùi.           
          
(còn tiếp)

                                                                                                                                                                               Mục sư  Iyke Ekpendu
                                                                                                                                                          Trưởng bộ Gia đình L.H.H. Đông Nigeria
                                                                                                                                                                Thuộc Tổng Hội Trung Tây Châu Phi
                                                                                                                                                             Trần Thị Phương Mai (chuyển ngữ)

PTL (Theo Phụ Nữ & Đời Sống Số 41/2013)

Nguồn: codocphuclam.org