Hoàn tất khóa học công bố Phúc Âm

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 575 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Tạ ơn Chúa, từ ngày 22 - 27/7/2013 tại văn phòng Tổng Hội – Hội Thánh Lutheran Việt Nam đã tổ chức hoàn tất khóa huấn luyện cho 20 đầy tớ Chúa môn“ Công Bố Phúc Âm cho Hội thánh của Chúa”, do giáo sư Nguyễn Liên Lực thực hiện trong quyền năng của Chúa Thánh Thần.

Trong nội dung môn học “Công Bố Phúc Âm cho Hội thánh của Chúa” có sự khác biệt với các môn Giảng luận, Tuyên đạo pháp, Thuyết pháp v.v…sự khác biệt trong cách giảng cho hội thánh của Chúa trong Hội Thánh Lutheran gồm có hai phần rõ ràng là Luật pháp – Phúc Âm. Bất kể giảng ở phân đoạn Thánh kinh nào, người giảng cũng cần làm sáng tỏ đâu là Luật pháp,  đâu là Phúc Âm. Để nhận biết được Luật pháp và Phúc Âm tưởng như rất đơn giản, nhưng vô cùng phức tạp. Do đó Tiến sĩ Martin Luther đã khẳng định rằng: “ Bất cứ ai khi đọc Thánh Kinh mà phân biệt được Luật pháp và Phúc âm thì đội cho người đó cái nón Tiến sĩ!” Dẫu vậy, Giáo sư Lực cũng giúp cho các sinh viên cách đơn giản để phân biệt như sau: cách thứ nhất để phân biệt theo một chữ viết tắt “SOS” có hai nghĩa: nghĩa thứ nhất: Show our sins (chỉ ra tội), còn nghĩa thứ hai: Save our Souls (cứu linh hồn). Cách thứ hai: việc gì con người làm là luật pháp. Còn việc gì Thiên Chúa làm là Phúc âm.

Thí dụ được đưa ra trong lúc thực hành soạn bài của sinh viên được dẫn chứng Thánh kinh Mathiơ 13:44, với hai cách giải kinh:

 

1. Cách được đại đa số cộng đồng Cơ đốc giáo áp dụng:


a. Đám ruộng: là Thế gian

b. Của báu: là Chúa Giêsu, là Thiên đàng, là sự cứu rỗi, là Lời Chúa…

c. Người tìm được: là mỗi người chúng ta.

 

- Áp dụng: Con người phải tự đi tìm của báu (Chúa) và khi gặp được của báu (Chúa) thì về phải từ bỏ tất cả mọi sự, bán tất cả mọi thứ đến “mua” đám ruộng, để sở hữu của báu đó , rồi bảo vệ của báu đó bằng mọi giá và muốn được cứu phải từ bỏ mọi sự …..

- Theo quan điểm này cho thấy rõ sự cứu rỗi hay được phước là nhờ vào công đức riêng của từng người. Chúa Giêsu chết không có giá trị nào cho con người!

 

2. Cách được các sinh viên đồng thuận qua sự hướng dẫn của Giáo sư:


a. Đám ruộng: là Thế gian

b. Của báu: là chúng ta (con người)

c. Người tìm được: Chúa Giêsu


- Áp dụng: Chúa Giêsu (Người) đến thế gian để cứu người (của báu) đang hư mất trong tội của Adam cũ là những con người đang bị trầm diệt, đang sống nhớp nhơ trong tội lỗi. Họ phải chịu hình phạt dưới cơn thạnh lộ đời đời của Thiên Chúa, họ không tự biết giá trị “một linh hồn quý hơn cả thế gian”. Chúa Giêsu đã lìa bỏ ngôi vinh hiển, nhập thể làm người, dùng máu vô tội của Ngài để mua chuộc tội nhân: “ Vì anh em đã được mua bằng giá cao rồi.”9 (ICô-rinh-tô 6:20a). Tự thân của báu không nhận biết giá trị của báu, cho đến khi có người (Chúa Giêsu) tìm thấy và lau chùi, đặt tên thì của báu đó mới có giá trị …..

* Theo quan điểm này thì sự cứu rỗi và ban phước lành cho con người hoàn toàn thuộc về công đức của Chúa Giêsu Ki-tô, con người chỉ đáp lại Chúa bằng tấm lòng biết ơn Chúa suốt cuộc đời trong mọi sự, mọi việc!

- Giáo sư đã đúc kết: người giảng cần làm rõ Luật Pháp để chỉ cho người ta thấy rõ tội lỗi và hình phạt tương xứng cho tội đó mà con người không thể tự cứu mình bằng công đức riêng, rồi tiếp theo là công bố sự tha thứ cho người ta qua sự chết của Chúa Giêsu Ki-tô trên thập giá. Ông lấy ví dụ câu chuyện Đavid & Batsêba qua tiên tri Nathan. Nathan đã  kể câu chuyện “Thiết đãi khách lạ” cho Đavid nghe, đến khi Đavid nhận biết đã “phạm tội trọng với Chúa” và phải chết, thì Nathan đã hóa giải bằng cách Công bố sự tha thứ của Chúa cho David ngay sau khi ông biết mình phải chết dưới luật pháp, và “Chúa đã tha thứ tội cho vua!”

Sau khóa học chúng tôi đã nói chuyện và hỏi các mục sư về trước và sau khóa học có thấy sự khác biệt nào không?

- Mục sư Nguyễn Trung trả lời: Cảm ơn Chúa đã dùng giáo sư Lực để dạy cho chúng tôi biết rõ về cách Công Bố Phúc Âm chân chính, hầu mang lại cho bầy chiên của Chúa sự bình an đích thực từ Lời của Chúa. Trước đây tôi chỉ giảng phần nhiều đưa ra các luật lệ phải làm việc này, phải giữ luật kia…nếu không làm theo thì bị phạt v.v….làm cho chiên của Chúa mang việc lành của mình thêm vào công việc cứu chuộc của Chúa…

- Mục sư Nguyễn Lý chia sẻ: vì thụ hưởng nền thần học và cách thức giảng luận đã quá lâu và quá quen, do vậy bây giờ học khóa này tôi biết rõ hơn về giá trị của Phúc âm Tha thứ, tôi sẽ cố gắng thay đổi để giảng dạy sự tha thứ vô biên cho Hội thánh mà Chúa đã chuộc bằng máu của Ngài…..chứ không phải giảng luận theo lý trí ….

- Mục sư Hoàng Kiến Bảo tâm tình: rất mong giáo sư Lực về thường xuyên để giảng dạy, không chỉ có số người ở đây mà cho nhiều, thật nhiều người hơn nữa đển họ biết rõ về Phúc âm tha thứ của Chúa đã được bày tổ trong Thánh Kinh.
 
Nguyện mọi vinh hiển xin dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi.

 

Lược ghi: Nam Phong

Nguồn: lutheranvietnam.org