Khắc sâu vào tâm khảm - Mười Điều Răn

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 652 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Sự vâng lời truyền cảm hứng cho tình yêu của chúng ta



 Không lâu trước đây, tôi nhìn thấy một bức tranh biếm họa vẽ một người đàn ông đang xuống núi với hai bảng đá trên tay. Ông trông có vẻ mỏi mệt, lo lắng và được giới thiệu là Môi-se của thời đại mới. Bị truyền thông bao quanh và xô đẩy, ông bắt đầu câu phát biểu của mình bằng những lời sau: “Vì tính nhạy cảm của vấn đề, nguồn tin của tôi xin được giấu tên”. 

Ngày hôm nay chúng ta nghĩ như thế nào về luật lệ của Chúa và Mười Điều Răn? Đây có phải là một vấn đề (hoặc giáo lý) “nhạy cảm” mà chúng ta thường thích lặng lẽ bỏ qua hơn?

Tác Giả

Trái với nhân vật Môi-se biếm họa này, Môi-se thật sự trong quá khứ bắt đầu sứ điệp của mình bằng cách giới thiệu ngay lập tức nguồn tin thật sự: “Đức Chúa Trời phán mọi lời nầy, rằng: Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi” (Xuất 20:1, 2). Đức Chúa Trời đã phân biệt rõ ràng chính bản thân Ngài (với những thần khác) là tác giả của Mười Điều Răn. Thật dễ để nói rằng “Mười Điều Răn không còn được chấp nhận nữa”. Nhưng bao nhiêu Cơ Đốc nhân có thể nói rằng, “Mười Điều Răn được sáng tạo bởi Đấng thiên thượng không còn được chấp nhận nữa”? Nguồn của một đoạn trích nói cho chúng ta một ít về nội dung và liên kết gần đến tác giả của nó. Khi chúng ta thờ ơ nguồn gốc của những điều răn, chúng ta có thể vô tâm chối bỏ tác giả của chúng (Xuất 31:18). 

Điểm Chính

Sự cứu rỗi chỉ tập trung vào Đấng Cứu Chuộc. Nếu không có tội nhân, tất nhiên là sẽ không cần phải có Đấng Cứu Chuộc. Nhưng kế hoạch cứu rỗi được đề ra bởi con người bất tuân mạng lệnh của Đức Chúa Trời. Vì thế, chúng ta trở thành tội nhân và cần một Đấng Cứu Chuộc. Chúa đã lên một kế hoạch—và tên Ngài là Jêsus. Ân điển Ngài là nguồn hy vọng duy nhất của chúng ta và nó phải thay đổi chúng ta. Kinh Thánh nói rõ: “Ai ở trong Ngài thì không phạm tội; còn ai phạm tội, thì chẳng từng thấy Ngài và chẳng từng biết Ngài” (I Giăng 3:6). Trước đó, trong câu 4, Giăng đã định nghĩa tội lỗi: “Còn ai phạm tội tức là trái luật pháp; và sự tội lỗi tức là sự trái luật pháp”.
 
Luật Lệ của Đức Chúa Trời 

Những nguyên tắc vĩ đại của luật pháp Đức Chúa Trời được tiêu biểu trong Mười Điều Răn và được ví dụ điển hình trong cuộc đời của Đấng Christ. Chúng thể hiện tình yêu, ý muốn và mục đích của Đức Chúa Trời đối với nhân loại, và có tác dụng với tất cả mọi người trong tất cả mọi thời đại. Những lời giáo huấn này là nền tảng hiệp ước của Đức Chúa Trời và dân sự Ngài, và là tiêu chuẩn phán xét của Đức Chúa Trời. Thông qua Đức Thánh Linh, chúng chỉ ra tội lỗi và đánh thức nhu cầu cần thiết một Đấng Cứu Chuộc. Sự cứu rỗi là nhờ vào ân điển, chứ không phải việc làm, nhưng thành quả của nó là sự vâng phục những mạng lệnh của Chúa. Sự vâng lời phát triển nhân cách Cơ Đốc nhân. Đó là một bằng chứng của tình yêu thương của chúng ta đối với Đức Chúa Trời và mối quan tâm của chúng ta đối với những anh em đồng công với mình. Sự vâng lời của đức tin minh chứng cho quyền năng của Đấng Christ để thay đổi đời sống, và nhờ đó củng cố lời chứng Cơ Đốc nhân (Xuất. 20:1-17; Thi. 40:7, 8; Ma-thi-ơ 22:36-40; Phục 28:1-14; Ma-thi-ơ 5:17-20; Hê-bơ-rơ 8:8-10; Giăng 15:7-10; Ê-phê-sô 2:8-10; I Giăng 5:3; Rô-ma 8:3, 4; Thi. 19:7-14).


Chúng ta phạm tội khi vi phạm luật pháp, nghĩa là chúng ta phá hủy mối quan hệ của mình với Đấng Ban Hành Luật Pháp. Ngay cả trong cách định nghĩa, vô luật pháp nghĩa là không tôn trọng luât pháp. Nếu chúng ta tin rằng Đức Chúa Jêsus cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi, chùng ta cũng phải tin rằng ở trong Ngài là quyền năng để tuân giữ mạng lệnh Đức Chúa Trời, vì Ngài không hề phạm tội (câu 5). Sự vâng lời này không dựa trên việc tuân thủ pháp luật tuyệt đối, nhưng được bởi ân điển mà đã sản sinh ra tình yêu thương đối với chúng ta (I Giăng 5:3)

 
Một Sự Nhắc Nhở

Rô-ma 3:20 có viết: “luật pháp cho người ta biết tội lỗi”. Sau đó Phao-lô còn nhấn mạnh hơn việc này, nói rằng, “Vậy chúng ta phải nói làm sao? Luật pháp há là tội lỗi sao? Chẳng hề như vậy! Nhưng tôi chỉ bởi luật pháp mà biết tội lỗi; vì nếu luật pháp không nói: Ngươi chớ tham lam, thì tôi không biết sự tham lam” (Rô-ma 7:7). Ông còn tiếp rằng: “Vậy thì điều lành trở làm cớ cho tôi chết sao? Chẳng hề như vậy! Nhưng ấy là tội lỗi đã làm cho tôi chết, hầu khi nó nhơn điều lành làm chết tôi, tự bày ra nói là tội lỗi; đến nỗi tội lỗi nhơn điều răn trở nên cực ác” (câu 13).

Khi chúng ta mở Lời Chúa ra, Đức Thánh Linh cáo trách tội lỗi chúng ta và cho chúng ta thấy tác hại khủng khiếp của nó. Như một lời nhắc nhở, luật pháp của Đức Chúa Trời hướng cho chúng ta tập trung vào Đấng Christ. Nó làm cho chúng ta khao khát một Đấng Cứu Chuộc. Vì thế chúng ta cảm tạ Chúa vì Ngài đã viết ra luật pháp trên những bảng đá cho tấm lòng và tâm trí chúng ta. (Giê-rê-mi 31:31-33; Hê-bơ-rơ 8:10). 

Lời Chứng của Tình Yêu Thương

Một lần nọ có thầy dạy luật đến hỏi Đức Chúa Jêsus điều nào là quan trong nhất, và Đức Chúa Jêsus trả lời, “Nầy là điều đầu nhứt: Hỡi Y-sơ-ra-ên, hãy nghe, Chúa, Đức Chúa Trời chúng ta, là Chúa có một. Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi. Nầy là điều thứ hai: Ngươi phải yêu kẻ lân cận như mình. Chẳng có điều răn nào lớn hơn hai điều đó” (Mác 12:29-31).

Không ai nên giả định rằng đây là mạng lệnh mới trong Tân Ước. Đức Chúa Jêsus trích trực tiếp từ sách Ngũ Kinh—những điều Ngài thường làm trong khi giảng dạy (Phục truyền 6:4, 5; Lê-vi Ký. 19:18). Dân sự của Chúa biết luật lệ này ngay từ lúc bắt đầu—chỉ là họ đã thờ ơ nó mà thôi. 
Tôi có thể tưởng tượng thấy thầy dạy luật gật đầu mỉm cười, nói rằng. “Thưa thầy, thầy nói phải” (Mác 12: 32), và Đức Chúa Jêsus tiếp tục: “Ngươi chẳng cách xa nước Đức Chúa Trời đâu” (câu 34).

Chúng ta cũng chẳng cách xa nước Đức Chúa Trời khi nhận ra được bản chất thật sự của luật pháp Đức Chúa Trời, và đặc biệt hơn thế nữa là Mười Điều Răn. Thông qua luật pháp chúng ta có thể thấy được Chúa yêu thương nhân loại chúng ta đến mức nào. Chúng ta nhận ra rằng Chúa phải là đầu tiên và là trên hết. Chúng ta hiểu được tầm quan trọng của việc vâng lời và tôn trọng giữa cha mẹ và con cái. Chúng ta tôn trọng mối quan hệ yêu thương thánh khiết giữa vợ chồng. Luật pháp Đức Chúa Trời, được viết trong tâm khảm và trí óc chúng ta, giúp chúng ta đi vào hồ nước vô tân của tình yêu thương thiêng liêng, để đến lượt mình, chúng ta có thể chia sẽ với những ai ở xung quanh mình.

Thập Tự Giá Và Luật Pháp

Cuối cùng, quan trọng là chúng ta nhận ra thập tự giá tượng trưng cho tình yêu thương (Giăng 3:16) trong khi luật pháp yêu cầu tình yêu thương (Giăng 14:15;1 Giăng 5:2). Chúng ta giữ luật pháp (cùng xuất hiện song song với lời chứng Đức Chúa Jêsus trong Khải-huyền 12:17). Chỉ có sự thẩu hiểu thật sự về thật tự giá và luật pháp thì mới có thể trở thành một Cơ Đốc nhân hoàn toàn. Lời chứng của Đức Chúa Jêsus và luật pháp của Đức Chúa Trời phải đi chung với nhau và trở thành một dấu của dân sự Chúa trong ngày cuối cùng.

Đức Chúa Trời đã ban mạng lệnh của Ngài cho chúng ta để hướng dẫn chúng ta xử sự đạo đức. Chúng chỉ là những nguyên tắc hợp lệ mà Chúa ban cho để cai trị đời sống chúng ta. Chúng nhằm để quản trị tâm trí và lương tri của chúng ta; và khi chúng cai trị quốc qua, chúng là một nguồn phước. Vây, đôi khi chúng ta có thể vấp ngã, nhưng ân điển của Ngài luôn có đủ cho chúng ta thông qua Đức Chúa Jêsus Christ. Chúng ta vâng lời bởi chúng ta yêu thương. Đó là những gì Chúa đã sống trong cuộc đời Ngài, và đó cũng là tất cả những gì Chúa yêu cầu từ chúng ta.

 


cdpl

------------------------------

(*)