Khám phá những góc sáng và góc tối

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 528 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Khi Chúa sáng tạo A-đam và Ê-va, họ gặp mặt Chúa. Họ yêu Ngài. Họ tìm thấy niềm hạnh phúc vô biên khi trải qua thời gian với Ngài.


Tin Lành theo Sáng Thế Ký đoạn 3
 
Khi nghĩ về sách Sáng-thế Ký đoạn 3, người ta sẽ ngay lập tức liên tưởng, Ồ, đúng rồi, đó là đoạn Đức Chúa Trời sút A-đam và Ê-va ra khỏi vườn địa đàng. Không còn nghi ngờ gì về sự thật ấy nữa. Đoạn này kể lại câu chuyện buồn khi loài người sa ngã vào tội lỗi và phải xa lìa vườn địa đàng thân thương. Thế nhưng nếu chúng ta đọc kỹ hơn 1 tý nữa, chúng ta sẽ thật sự nhận ra một kế hoạch cứu rỗi bất ngờ của tính cách Đức Chúa Trời và phúc âm. 
 
Biết Chúa 

Một mối quan hệ tốt chỉ được xây dựng với những ai chúng ta thật sự hiểu rõ. Nếu chúng ta có những quan niệm sai lầm về một người nào đó thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ với người ấy. Trong mối quan hệ của chúng ta với Chúa cũng như vậy. Để có một mối quan hệ yêu thương với Chúa, chúng ta phải thật sự hiểu rõ tính cách Ngài. Đó là lý do tại sao Đức Chúa Jêsus phán, “Vả, sự sống đời đời là nhìn biết Cha” (Giăng 17:3).

Khi Chúa sáng tạo A-đam và Ê-va, họ gặp mặt Chúa. Họ yêu Ngài. Họ tìm thấy niềm hạnh phúc vô biên khi trải qua thời gian với Ngài. Nhưng khi Sa-tan lừa dối Ê-va, nó gieo một hình ảnh sai lầm của Chúng vào tâm trí bà. Nó làm cho bà tin rằng Chúa là Đấng ích kỷ và bất công (Sáng 3:1-5). Vậy nên mối quan hệ với Chúa bị tổn hại nghiêm trọng, và họ trốn khỏi sự hiện diện của Ngài. Điều quan trọng là phải hiểu rằng: Tội lỗi đã không bắt đầu bằng một hành động. Nó bắt đầu với việc chấp nhận một ảnh tượng sai lầm về tính cách của Đức Chúa Trời! Hành động ăn trái cấm chỉ là một kết quả của quan niệm sai lầm này về Chúa. 
 
Những quan niệm sai lầm về Chúa

Đây không chỉ là một câu chuyện cổ xưa! Sự thật ngày hôm nay cũng vậy! Có bao nhiêu người, thậm chỉ cả trong hội thánh, có một ảnh tượng sai lầm về Chúa? “Chúa sẽ yêu tôi khi tôi đủ tốt!” “Chúa sẽ không tha thứ cho tôi; tôi đã đi quá xa”. “Chúa yêu tôi nhiều đến nỗi Ngài sẽ cứu tôi dù cho tôi có làm gì đi chăng nữa”. Những quan niệm sai lầm về Chúa đầy dẫy trong rất nhiều hình dạng, màu sắc, và cuối cùng dẫn con người đi xa Ngài. Thật là một thảm kịch! Khi chúng ta có một ảnh tượng sai lầm về Chúa, chúng ta không thể có một mối quan hệ đúng đắn với Ngài, bởi chúng ta đang tin tưởng vào một đấng không có thật! Đó là lý do tại sao ma quỷ háo hức truyền bá những lời dối trá về tính cách của Đức Chúa Trời! Đó là lý do tại sao Đức Chúa Trời dịch chuyển trời đất để cho chúng ta thấy Ngài thật sự yêu thương chúng ta đến dường nào! Ngài có rất nhiều cách để giúp chúng ta hiểu rằng Ngài là Đấng yêu thương và công bằng. Nhưng sự cứu chuộc vĩ đại nhất của Chúa được tìm thấy trong Đức Chúa Jêsus. “Thông qua tất cả những bằng chứng được đưa ra, những kẻ thù của điều tốt che mắt con người, để họ ngước nhìn Chúa với vẻ sợ hãi; họ nghĩ đến Ngài là đấng khắt khe và hẹp hòi. Sa-tan làm cho con người có ý nghĩ rằng Chúa là một đấng có tính cách chủ yếu là quan tòa lạnh lùng—một quan tòa khắc nghiệt, một chủ nợ đòi hỏi cao, tàn nhẫn. Nó khắc họa Đấng Tạo Hóa là một người quan sát với con mắt ghen tị để nhìn thấy những lầm lỗi và sai trái cảu cong người, để rồi Ngài có thể đến phán xét họ. Để xóa nhòa bóng tối này, bằng cách tỏ cho thế gian tình yêu thương vô hạn của Chúa, Đức Chúa Jêsus đến sống trong vòng loài người”.”*
 
Tính Cách của Đức Chúa Trời trong Sáng-thế Ký đoạn 3

Sự cứu rỗi của Chúa thông qua Đức Chúa Jêsus không bắt đầu khi Đức Chúa Jêsus sống trên đất. Hơn thế nữa, nó bắt đầu từ sách Sáng-thế Ký đoạn 3. Miễn là có tội lỗi, Chúa sẽ thể hiện chính Ngài là Đấng Cứu Chuộc của loài người. 

Đức Chúa Trời đã phản ứng như thế nào sau khi A-đam và Ê-va phạm tội? Ngài thậm chí đã không cố gắng tìm những lý lẽ chứng minh bằng ma quỷ đã sai. Hơn thế nữa, Chúa chứng minh rằng Ngài hoàn toàn khác với những gì Sa-tan cáo buộc. Chúng ta hãy đọc kỹ xem Chúa thực hiện việc đó như thế nào! 

1. Sau khi sa ngã, Chúa có thể sai thiên sứ đến bắt A-đam và Ê-va, giải họ vào phòng xử án. Thế nhưng Chúa đã không làm vậy, mà Chúa lại chọn rời khỏi thiên đàng và xuống nơi tội lỗi xảy ra, để gặp nhân loại ở nơi đó. Nhiều năm sau, Chúa cũng hành động tương tự khi Ngài rời khỏi thiên đàng và trở thành một con người để cứu chuộc chúng ta. 

2. Khi A-đam và Ê-va trốn khỏi sự hiện diện của Chúa. Ngài đến gặp A-đam và hỏi: “Ngươi ở đâu?” “Ai đã chỉ cho ngươi biết rằng mình lỏa lồ? Ngươi có ăn trái cây ta đã dặn không nên ăn đó chăng?” (câu 9, 11). Khi A-đam đổ lỗi cho Ê-va và Cháu quay qua hỏi Ê-va: “Người có làm điều chi vậy?” (câu 13). Bà đổ lỗi cho con rắn, và cũng là Chúa, vì sau tất cả, ai là người đã tạo nên con rắn?

Hãy suy ngẫm kỹ càng! Tại sao Chúa lại hỏi những câu hỏi này! Ngài không biết gì hay sao? Tất nhiên là Chúa biết rõ. Khi Chúa đưa ra câu hỏi trong Kinh Thánh, không bao giờ bởi vì Ngài thiếu thông tin.

Khi Ê-li trốn khỏi Giê-sa-bên, Đức Chúa Trời đã hai lần hỏi ông: “Hỡi Ê-li, ngươi ở đây làm chi?” (I Các Vua 19:9, 13). Khi người ta mang kẻ mù Ba-ti-mê đến gặp Đức Chúa Jêsus, Ngài hỏi: “Ngươi muốn ta làm chi cho ngươi?” (Mác 10:51). Trước khi Đức Chúa Jêsus chữa lành cho người đàn ông bên cạnh hồ Bê-tết-đa, Ngài hỏi ông: “Ngươi có muốn lành chăng?” (Giăng 5L6).

Chúa đưa ra câu hỏi, bởi vì Ngài muốn con người nhận ra được nhu cầu cần Ngài của họ. Ngài muốn dẫn họ vào sự ăn năn và cứu chuộc. Điều quan trọng là: Đức Chúa Trời đưa ra câu hỏi là Đức Chúa Trời muốn cứu rỗi. Khi Đức Chúa Trời đến vườn địa đàng sau Sự Sa Ngã, Ngài đến như một Đấng Cứu Chuộc đầy thương xót, người cực kỳ mong muốn cứu chuộc A-đam và Ê-va. Khi Đức Chúa Trời đến với Sa-tan, Ngài không đưa ra câu hỏi nào. Tại sao lại như vậy? Bởi vì ma quỷ đã đi quá xa. Chúa không đến như một Đấng Cứu Chuộc mà là một Quan Tòa.

3. Đức Chúa Trời cũng minh chứng cho sự công bằng của Ngài cùng với sự ghê tởm tội lỗi của Chúa. A-đam và Ê-va phải lìa khỏi vườn địa đàng và trải nghiệm những hậu quả tội lỗi của chính mình. Nhưng Đức Chúa Trời đã không đuổi họ ra khỏi khu vườn trong cơn tuyệt vọng. Vào trong lời dành cho Sa-tan, Chúa hứa rằng sẽ có một Đấng Cứu Chuộc đến để hủy phá Sa-tan và cứu chuộc nhân loại.

4. Chúa tỏ ra Ngài là một Đức Chúa Trời chu đáo. Chúa nhìn thấy nhân loại với bộ quần áo bằng lá cây đáng thương và biết rằng họ sẽ chẳng thể xoay xở trong cái thế giới mà họ sắp bước vào. Vậy nên Ngài làm cho họ bộ quần áo bằng da để che phủ. Máu vô tội đã bị đổ ra. Chính Chúa là Đấng đã thực hiện sự hy sinh đó. Chính Chúa là người làm nên những chiếc áo. Chính Chúa là người đã mặc cho họ. Quan trọng là chúng ta phải chú ý rằng cho đến thời điểm này, không có một dấu hiệu nào của sự ăn năn đến từ A-đam và Ê-va. Áo quần không phải là phản ứng của Chúa đối với sự ăn năn của họ. Đó là một món quà của sự ân điển! Thật là một bức tranh rạng ngời của sự cứu rỗi, Ngài ban cho chúng ta như một món quà, thông qua sự sống, cái chết và sự phục sinh của Đức Chúa Jêsus Christ. 

Sách Sáng-thế Ký đoạn 3 không chỉ là một đoạn cho chúng ta thấy A-đam và E-va bị Chúa đuổi ra khỏi vườn địa đàng như thế nào. Đó còn là một đoạn vẽ nên bức tranh tuyệt vời về tính cách của Chúa và tiết lộ sứ điệp Phúc âm. Lần tới khi bạn đọc chương này, hãy nhớ rằng ân điển cứu chuộc của Chúa vĩ đại hơn cả tội lỗi!
 


cdpl (Theo vn.adventistworld.org

Nguồn: codocphuclam.org