Khuôn mặt của ADRA

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 575 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

“ADRA là tay và chân của Đức Chúa Jêsus,” ông Rawson nói với tờ Thế Giới Cơ Đốc Phục Lâm. “Sứ mạng của nó là nuôi người đói, mặc cho người trần truồng, thăm viếng người bị tù, giúp những người cảm thấy tuyệt vọng thấy được sự mặc khải về Đức Chúa Jêsus… Đây là nhiệm vụ cao cả nhất mà Đức Chúa Trời ban cho một người – nhằm giúp đỡ lẫn nhau.”


Việc phục vụ nhân đạo của hội thánh tạo ra hy vọng và chữa lành 
 
Chiếc xe tải vọt đến trạm, và một người hành khách mang vẻ khác biệt với tóc bạc và kính gọng đen ló đầu ra khỏi cửa sổ để nhìn rõ đoàn xe hộ tống sắp hàng phía trước. Xe tải lớn, xe buýt, xe hơi, xe thú vật kéo trải ra đến 6 dặm (10 cây số) giữa ông ta – và những nhân viên của Cơ Quan Cứu Trợ và Phát Triển Cơ Đốc Phục Lâm (ADRA)– cùng với một chiếc cầu bị bom làm sập. Một chiếc phà tạm bợ rõ ràng là phương tiện đưa qua sông, và bởi vì nó được trang bị chỉ để mang một vài chiếc xe mỗi lần, ông Robert L.Rawson, thủ quỹ và trợ lý hội trưởng Toàn Cầu Tổng Hội, đành phải chờ đợi lâu.
 
Khuôn mặt của ADRA Ông Rawson đang trên đường đi đến thủ đô Bosnia, Sarajevo. Khoảng 18 tháng trước, vào tháng Giêng năm 1996, sự can thiệp quân sự với cường độ mạnh của Nato cuối cùng đã chấm dứt sự bao vây của quân đội Serbia 4 năm đối với thành phố, và ông Rawson đang tiến lên đó để giám sát công việc tiếp theo của những nhân viên và tình nguyện viên ADRA ở trong khu vực.


Ông đã nghe nói nhiều mẩu chuyện về can đảm trong số những nhân viên ADRA ở Sarajevo. Một người phụ nữ đã liên tục liều mạng đi bộ 5 dặm từ nhà mình đến cửa hàng ADRA mỗi ngày, chạy lắt léo bên cạnh những tòa nhà để tránh tường nhà rơi trên mình, để sắp xếp thư và hành lý đưa vào trong thành phố bởi tổ chức ADRA Đức. Bà đã sống sót, nhưng con gái của một tình nguyện viên ADRA khác, một trong những người mang thư, đã không may mắn. Cô ấy bị giết lúc cố gắng giúp đỡ những người khác.

Ông Rawson lo lắng việc gặp gỡ và nói chuyện với những người đã bị nguy hiểm và hy sinh nhiều, nhưng lúc bấy giờ, khi nhìn thấy dòng xe cộ phía trước mình, ông nghĩ, chúng ta sẽ ở đây một chút. Tuy nhiên, trong sự ngạc nhiên của ông, trong vài phút, một quân nhân mặc đồng phục đi đến chiếc xe tải và ra hiệu cho tài xế chạy lên trước làn xe. Ông Rawson và nhóm của ông lên phà cho chuyến đầu tiên của ngày để đi qua sông.

“Chuyện gì vừa mới xảy ra vậy?” ông Rawson hỏi tài xế của mình.


“Đó là biểu tượng ADRA bên hông xe,” người tài xế giải thích. “Nó được nhận biết rộng rãi và rất được tôn trọng ở đây. Người ta cảm kích những gì chúng ta làm.

Gần 2 thế kỷ sau, ông Rawson, người đã nghỉ hưu vào tháng 7 năm 2012 để phục vụ trong vai trò chủ tịch lâm thời của một cơ quan 29 năm, kể lại kinh nghiệm này để minh họa cho hứa nguyện của ADRA đối với việc phục vụ nhân đạo.

“ADRA là tay và chân của Đức Chúa Jêsus,” ông Rawson nói với tờ Thế Giới Cơ Đốc Phục Lâm. “Sứ mạng của nó là nuôi người đói, mặc cho người trần truồng, thăm viếng người bị tù, giúp những người cảm thấy tuyệt vọng thấy được sự mặc khải về Đức Chúa Jêsus… Đây là nhiệm vụ cao cả nhất mà Đức Chúa Trời ban cho một người – nhằm giúp đỡ lẫn nhau.”
 
Nó đã bắt đầu như thế nào.

Khuôn mặt của ADRA  Nguồn gốc của ADRA truy lại năm 1956, khi hội thánh thành lập tổ chức phúc lợi và cứu trợ nhân đạo có tên gọi Phục Vụ Phúc Lợi Cơ Đốc Phục Lâm (SAWS). Trong vòng 2 năm SAWS đã tích cực giúp đỡ 22 quốc gia qua việc chu cấp thức ăn, nước uống, và quần áo, với giá trị tổng cộng gần 500.000 đô-la Mỹ. Vào năm 1973, tên nó được đổi thành Phục Vụ Thế Giới Cơ Đốc Phục Lâm, và sứ mạng tổ chức mở rộng bao gồm những chương trình phát triển dài hạn cũng như cứu trợ thiên tai.

Để phản ánh sự nhấn mạnh này chính xác hơn, một tổ chức mới có giá trị thực sự bên trong được gọi là Cơ Quan Cứu Trợ và Phát Triển Cơ Đốc Phục Lâm được thành lập và thay thế tổ chức Phục Vụ Thế Giới năm 1983. Ngày nay ADRA có khoảng 60.000 nhân viên – 69 ở tại trụ sở quốc tế đặt tại Silver Spring, bang Maryland, Hoa Kỳ, điều hành các chương trình ở hơn 120 quốc gia. Với một nền tảng tài chính bao gồm tiền chính phủ giúp đỡ và hiến tặng cá nhân, mỗi năm nó giúp đỡ hàng triệu người trên toàn cầu.
 
Những lĩnh vực của ADRA

ADRA xem sứ mạng mình là bày tỏ bản tính công bình, thương xót, yêu thương của Đức Chúa Trời qua việc phục vụ nhân đạo. Những nguyên lý của nó đi cùng quyền mà tất cả mọi người phải có như hàng hóa, sự phục vụ và chăm sóc cơ bản, cũng như cuộc đời có cơ hội và quyền tự do lựa chọn tương lai. Để hoàn thành những sứ mạng này, ADRA cung cấp năm lĩnh vực chính: cứu trợ khẩn cấp, nông nghiệp, nhân quyền, y tế căn bản, và nền giáo dục căn bản. 
 
Trong những lúc khủng hoảng

ADRA là một trong những cơ quan đáp ứng đầu tiên đối với những tai nạn quốc tế, thường đến trong vòng 24 giờ khi các tai nạn xảy ra. Ông Emanual da Costa, giám đốc quản lý khẩn cấp quốc tế ADRA, cho biết bởi vì những văn phòng địa phương rộng lớn toàn cầu và những kế hoạch ứng phó nhanh đã được vạch sẵn. Đối với những thiên tai nhỏ hơn, người lãnh đạo ở quốc gia và các đội ADRA trong vùng xem xét sự thiệt hại và thông báo cho ADRA quốc tế, cơ quan này có những phản ứng đã được lên kế hoạch trước thích hợp nhất đối với các hoàn cảnh và nhu cầu. Những thiên tai lớn hơn đòi hỏi một sự đáp ứng hệ thống không chỉ bởi ADRA quốc tế mà còn các văn phòng đặt tại những nơi như Đức, Úc, và Ca-na-đa. Đối với những thiên tai rất lớn như động đất ở Haiti, ADRA quốc tế, các văn phòng trong vùng và trong nước, và các tổ chức cùng kết hợp trong nỗ lực của họ.
 
Khuôn mặt của ADRAMục tiêu của ADRA là thay đổi cuộc sống con người tốt hơn nhanh chóng khi thiên tai ập xuống làm cuộc đời họ tệ hại,” ông da Costa cho biết.

Ông Da Rosta, một nhân viên 12 năm của ADRA, đã phục vụ ở ba quốc gia Châu Phi. Sự đau đớn và nghèo khổ mà ông chứng kiến làm đau nhói lòng, ông nói, nhưng lưu ý rằng ông sẽ không thay đổi công việc mình vì bất cứ điều gì.” Ông cũng không mong mỏi nhu cầu cứu trợ thiên tai sẽ kết thúc bất kỳ lúc nào.


Chúng tôi nhận thấy những cơn hạn hán gia tăng theo sau là các cơn mưa lớn tạo lũ lụt hủy diệt xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Điều này đang trở thành một thực tế mới cho các khu dân cư không thể đối phó với những thay đổi về kiểu thời tiết kéo dài và khắc nghiệt nhiều lần,” ông da Costa giải thích. “Những thiên tai mà có thể liên quan đến sự thay đổi và xung đột thời tiết đang gia tăng đáng kể về mặt số lượng và ảnh hưởng.

Ông nhanh chóng thêm vào rằng nhu cầu gia tăng tạo áp lực trên việc sử dụng nguồn lực của cơ quan.

“Đức Chúa Trời đã đặt một trách nhiệm lớn lao trên những người trong tổ chức này,” ông da Costa cho biết. “Chúng tôi phải dành riêng những kênh cho việc trợ giúp. Đây là sứ mạng của chúng tôi và chúng tôi phải thực hiện tốt.”
 
Bước vào sự thúc đẩy lâu dài

ADRA không chỉ cứu trợ những trường hợp khẩn cấp; nó cũng tự thành lập ở những quốc gia đang phát triển dài hạn, ít nhất từ ba đến năm năm hay thường lâu hơn. Phó chủ tịch tài chính của ADRA, bà Robyn Mordeno, giải thích rằng việc thay đổi đời sống tốt hơn đòi hỏi thời gian, đặc biệt nếu phải tạo một sự khác biệt dài hạn.
“Chúng tôi cần thời gian để phát triển một con người, một cộng đồng để cho những thay đổi này có thể trụ được,” bà cho biết. “Cách này chúng tôi trở nên nổi tiếng trong những khu vực và trong ngành mình, và bởi vì chúng tôi có mặt ở đó, khi trường hợp khẩn cấp xảy ra, chúng tôi có thể huy động nhanh chóng.”

Khuôn mặt của ADRA
Bà Mordeno cho biết rằng Việt Nam là một ví dụ về việc nuôi dưỡng tính bền vững. ADRA xây dựng và trang bị thiết bị y tế tại đó, hướng dẫn các bác sỹ và y tá về cách dùng thiết bị, rồi tài trợ họ đi tập huấn ở những bệnh viện đã được thành lập rồi ở một quốc gia khác.


“Họ được dạy các kỹ thuật hiện đại và mang chúng về để áp dụng trong điều kiện văn hóa và hoàn cảnh địa phương,” bà Mordeno nói.

Nông nghiệp

ADRA nhận thức rõ về hệ sinh thái và nhấn mạnh về tính bền vững môi trường rất lâu trước khi phong trào “xanh” trở thành xu hướng. Trong cộng đồng của cơ quan này – những dự án dựa trên nông nghiệp nhằm phát triển những vùng như Bolivia, Chad, Cộng Hòa Dân Chủ Công-Gô, Nicaragua, Mozambique, và Peru, ADRA cung cấp cho các nông dân với các sự lựa chọn hữu cơ dành cho thuốc trừ sâu và phân bón cũng như xúc tiến việc gìn giữ.

Việc sử dụng các sản phẩm và kỹ thuật thân thiện với môi trường mang lại sản lượng cao hơn, sản phẩm chất lượng tốt hơn, và tăng cường phân bón cho đất, theo lời của ông Jozimo Santos Rocha, cố vấn kỹ thuật kỳ cựu của ADRA về nông nghiệp và phát triển kinh tế trong 5 năm qua.

“Hầu hết chúng tôi có mặt ở đây vì chúng tôi yêu mến Đức Chúa Trời, hội thánh và sứ mạng của mình,” ông Rocha cho biết. “Chúng tôi tin vào những gì hội thánh đang làm là giúp đỡ người khác.”

Việc nhìn thấy những thay đổi tích cực trong đời sống của các cá nhân và cộng đồng – giúp người ta chuyển từ những phương pháp làm nông thiếu hiệu quả và lợi nhuận qua những kỹ thuật đơn giản, hiệu quả làm giảm công cán và tăng hiệu suất vụ mùa – là những gì làm vững mạnh điều ông đã hứa nguyện, ông Rocha cho biết. ông Rocha đã gặp một nông dân trồng ngô (lương thực chính trong vùng) như thế ở Mozambique. Sản lượng vụ mùa của ông thì thấp, và ông phải đi 6 dặm đến chợ để bán những thứ ông có. Ông hiếm khi kiếm đủ tiền cho gia đình ông sống. Ba năm sau khi ADRA đến để giúp đỡ và đào tạo về mặt kỹ thuật, người nông dân này không chỉ trồng và bán sản phẩm ngô nhiều hơn mà còn trồng thêm những vụ mùa có giá cao hơn như lạc và đậu Hà-Lan. Hiện nay ông là một phần của tổ chức nông dân cộng đồng, và các sản phẩm của ông và những nông dân khác được mang ra chợ bán bằng một xe tải. Tiêu chuẩn sống của gia đình ông nâng lên tới mức ông có thể mua những đồ dùng khác bao gồm một chiếc xe đạp.

“Khi các bạn thấy nỗ lực và tiền bạc được đầu tư vào một điều thực sự thay đổi đời sống của các cá nhân và cộng đồng, thực là đáng làm lắm,” ông Rocha nói.
 
Những sáng kiến y tế

Bà Sonya Funna Evelyn, cố vấn sức khỏe chuyên môn lâu năm của tổ chức, miêu tả y tế ADRA tập trung toàn diện. Bà giải thích tập trung vào cả gia đình – vợ chồng, con cái – cung cấp một tiềm lực to lớn nhất cho sức khỏe tốt.

“Ở những quốc gia như Sudan, khi một phụ nữ có thai chúng tôi chắc rằng cô ấy nhận đủ những cô cần từ chồng mình, và nhu cầu dinh dưỡng cô cần cho mình và thai nhi,” bà Evelyn giải thích. “Khi đứa trẻ ra đời, chúng tôi một lần nữa bảo rằng hai mẹ con nhận đủ dinh dưỡng cần thiết và đứa con được tiêm vắc-xin. Chúng tôi giáo dục người chồng nhận thức về những nhu cầu của gia đình mình – để cho khi anh ta đi làm việc anh sử dụng thu nhập cho y tế, giáo dục hay bất cứ thứ gì cần thiết.

Sử dụng những dụng cụ đơn giản như bảng kẹp giấy (flipchart), các nhân viên ADRA thường đi từ nhà đến nhà trong cả làng để dạy các gia đình về dinh dưỡng và sức khỏe. Rồi những người dân này chia sẻ kiến thức họ vừa học được với những người ở làng bên.

“Ảnh hưởng cấp số nhân rất lớn,” bà Evelyn cho biết. “Chúng tôi bắt đầu với vài trăm phụ nữ và kết thúc với hàng ngàn người. Và chẳng bao lâu chúng tôi thấy tác dụng. Trẻ em không bị bệnh thường xuyên, rất ít trẻ em bị tử vong, phụ nữ khỏe mạnh hơn – họ tiếp thu nhanh và cảm kích những điều chúng tôi làm.
 
Không dành cho người yếu tim

Những nhân sự ADRA ở những khu vực có nền chính trị bất ổn thường đặt cuộc sống họ trên lằn ranh, và một số đã trả giá cao nhất. Những người khác bỏ lại sau lưng tổ ấm, gia đình để sống trong hoàn cảnh khó khăn và khí hậu khắc nghiệt, đem sức khỏe ra liều lĩnh.
 
Khuôn mặt của ADRAJason Brooks, hiện là nhà quản lý tài trợ cá nhân của ADRA, phục vụ trong vai trò giám đốc quốc gia Niger năm năm. Chỉ có khoảng 100 thành viên tích cực của Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm cư ngụ tại tại quốc gia Hồi giáo chiếm ưu thế này. Nhiệt độ có thể lên đến 1300F (540C), và mặc dù người dân đều làm việc vất vả, họ thu hoạch ít ỏi từ vùng đất cát khô cằn.

“Niger rất thiếu thốn, một nơi rất kém phát triển,” ông Brooks cho biết, “và với nắng bụi nóng cùng với việc vệ sinh yếu kém, đây không phải là một nơi dễ sống. Nhưng ADRA đã tạo một sự khác biệt ở đây, và người Hồi giáo xem người Cơ Đốc Phục Lâm là người tốt vì chúng tôi giúp đỡ họ nhiều cách.

Ảnh hưởng của ADRA trên việc giáo dục các em gái ở Niger là rất rõ rệt. Sự nghèo khổ khiến các cha mẹ giữ con cái họ ở nhà làm việc thay vì đưa chúng đến trường, vì vậy ông Brooks và những đồng nghiệp thành lập một chương trình gọi là “Dê cho những em gái.” Những cha mẹ đồng ý cho con gái của họ đến trường được cho một con dê để tăng thu nhập. Kết quả là “hàng ngàn em gái hiện đang đi học,” ông Brooks nói.

“Tiền lương thì không thể tin được khi các cô gái được đào tạo,” ông nói. “Phúc lợi của gia đình, cách những cô gái chăm sóc con cái sau này – mọi thứ sẽ lên đến đỉnh cao khi một cô gái được giáo dục.”
 
Chia sẻ Đức Chúa Jêsus

Bởi vì ADRA sử dụng tiền chính phủ để tài trợ cho nhiều dự án của cơ quan này, cho nên các nhân viên ADRA bị hạn chế gia nhập đạo công khai, “nhưng chúng tôi vẫn tuyên bố chúng tôi là ai,” Rawson cho biết. “Chúng tôi là tổ chức phi chính phủ lấy đức tin làm nền tảng; và chúng tôi làm rõ điều này, và mọi người cũng hiểu nữa. Nhưng những cộng đồng mà ADRA phục vụ này là những khu đất tốt cho việc truyền giảng đi theo sau bởi những tổ chức khác trong hội thánh. ADRA gieo hạt giống và đặt nền tảng mà những người khác có thể xây dựng.”

"Chúng tôi không dùng lời nói để rao truyền phúc âm," ông Brooks thêm, “nhưng chúng tôi rao truyền bằng hành động. Chúng tôi chứng tỏ rằng Đức Chúa Jesus cũng yêu con người qua việc chăm sóc họ.”

Vào ngày 10 tháng 10 năm 2012, các giám đốc của Cơ Quan Cứu Trợ và Phát Triển Cơ Đốc Phục Lâm (ADRA) quốc tế chỉ định ông Jonathan Duffy, giám đốc điều hành ADRA Úc, phục vụ trong vai trò chủ tịch ngành nhân đạo của Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm. Ông Duffy là giám đốc điều hành của ADRA Australia từ năm 2008. Để đọc toàn bộ câu chuyện, xem số báo tháng 12 của tờ Thế Giới Cơ Đốc Phục Lâm hoặc vào trangwww.adventistworld.org.

Để biết thêm về ADRA, xin vào trang www.adra.org. Bạn cũng có thể theo dõi ADRA quốc tế trên Facebook (www.facebook.com/joinADRA) and on Twitter (https://twitter.com/ADRAIntl).

 

cdpl (Theo http://vn.adventistworld.org/)

Nguồn: codocphuclam.org