Nhóm lại những ngọn lửa phục hưng

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 557 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

 

Những bài học từ một ngọn lửa nổi tiếng


Bạn trông chờ lắng nghe bài giảng nào nếu ngôi thánh đường bạn thường đến nhóm họp lại bị cháy trụi chỉ trong 4 ngày trước đó? Chủ đề bài giảng của mục sư sẽ là gì nếu một trong những bệnh viện hoặc nhà in quan trọng nhất của giáo hội bạn bị một ngọn lửa phá hủy? Bạn sẽ trông chờ đọc kiểu bài biết nào trên tờ Thế Giới Cơ Đốc Phục Lâm mới nhất sau một tai họa giả thuyết như vậy.

 

Những Phản Ứng Đầu Tiên

Vào ngày 18.2.1902, viên điều dưỡng nổi tiếng Battle Creek của giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm tại Michigan, Hoa Kỳ, bị cháy trụi. Sự kiện này là nguồn gốc của cảm giác bất an trong giới lãnh đạo giáo hội, và thật dễ hiểu khi trở thành đề tài trong nhiều bài giảng và trên tờ Advent Review và Sabath Herald được xuất bản chính xác 1 tuần sau thảm họa.

Nổi bật trong những phản ứng về thảm họa là bản báo cáo của giám đốc Viện Điều Dưỡng John Harvey Kellogg, người đã cho thấy rõ ràng rằng ông đã lên kế hoạch để bắt đầu tái xây dựng viện điều dưỡng ngay lập tức.1
 
Nhóm lại những ngọn lửa phục hưngMột dự án như ông đã mường tượng trị giá ít nhất 250,000 USD, nhưng Kellogg đã tính ra tất cả. Cùng với số tiền bảo hiểm mà ông hy vọng nhận được, thêm vào đó là số tiền tài trợ của những bệnh nhân khá giả của viện, vị lãnh đạo đầy tầm nhìn hy vọng sẽ đạt được mục đích mà không cần phải vướng vào nơ nần.2 

Tuy nhiên, Kellogg không phải là người đầu tiên cảm thấy phấn khích với kế hoạch của mình cho cơ sở mới. Bài giảng đầy xúc động của mục sự W.W. Prescott đã chia sẻ tại hội thánh Battle Creek trong ngày Sa-bát đầu tiên sau trận cháy là một cảm giác ưu việt. Trong bài giảng dựa trên sách A-ghê 2:9 của mình, mục sư Precott đảm bảo với thính giả rằng cũng như vinh quang của “nhà này” sẽ lớn hơn trong sự hiện diện của Đấng Christ, vinh quang của “viện điều dưỡng thứ hai” sẽ vĩ đại hơn.3

Nhưng trên cả những quan điểm này, liệu Thần Linh Tiên Tri có nói gì không? Liệu Chúa có gửi một thông điệp đặc biệt cho những giây phút như thế này không? Bài báo tương tự trên tờ Review and Herald, xuất bản vào ngày 25/02/1902, bao gồm một sứ điệp quan trọng về vấn đề này. 
 
Một Quan Điểm Khác

Mở đầu vấn đề, bà Ellen G. White viết một bài báo “Nhu Cầu của một sự Phục Hưng và Cải Cách”—hiện nay đã trở thành một nguồn than khảo quan trọng khi nghiên cứu sứ điệp của Chúa về sự phục hưng. “Một sự phục hưng và cải cách phải được diễn ra, dưới sự quản trị của Đức Thánh Linh. Phục hưng và cải cách là hai vấn đề khác nhau. Phục hưng nghĩa là tái sinh đời sống tâm linh, kích thích năng lực của tâm trí và tấm lòng, một sự phục sinh từ sự chết tâm linh. Cải cách là sự tái tổ chức, một sự thay đổi về ý tưởng cũng như lý thuyết, thói quen và hành động. Cải cách sẽ không thể sinh ra trái tốt lành của đạo đức trừ khi nó được kết nối với sự phục hưng của Đức Thánh Linh. Sự phục hưng và cải cách phải thực hiện công việc chúng được chỉ định để làm, và trong khi làm công việc này, chúng phải hòa lẫn vào nhau”. 4

Cho dù những sự bày tỏ này rất nổi tiếng và quan trọng, dường như chúng ta đã không tính đến thời điểm chúng được viết. Bất đồng rõ ràng đối với những tư tưởng của các nhà lãnh đạo hội thánh—đặc biệt là Kellogg—sứ điệp bà White đưa ra tại thời điểm bước ngoặc trong lịch sử giáo hội chúng ta hiển nhiên muốn cả những nhà lãnh đạo lẫn tín hữu suy gẫm về sự ưu tiên của họ.


Trong khi đối với một số người, việc quan trọng nhất là phải xây lại một cơ sở tốt hơn và to lớn hơn, thì Đức Chúa Trời lại muốn hội thánh của Ngài quay lưng lại với một con đường nhu vậy. Chúa muốn dân sự của Ngài hiểu rằng không có bất cứ một tòa nhà đồ sộ nào có thể vượt trội hơn tầm quan trọng của sự sốt sắng tìm kiếm việc phục hưng thật sự và những hành động sâu sắc hướng đến sự phục hưng.
 
Nhóm lại những ngọn lửa phục hưng Giờ đây đã hơn một thế kỷ kể từ trận cháy thảm kịch 1902,5 chúng ta có thể rút ra được bài học gì từ đó? Liệu có những thứ gì giúp chúng ta có thể hiểu rõ và làm cho sự tập trung hiên tại của hầu hết các hội thánh hướng về sự phục hưng và cải cách?
 
Trận Cháy Battle Creek và sự Phục Hưng của Cơ Đốc Phục Lâm 

Kể từ thời điểm đó, giáo hội chúng ta trải nghiệm được sự phát triển hết sức nổi bật. Hiện tại giáoi hội chúng ta không quản lý một viện điều dưỡng, mà là hàng trăm bệnh viện, phòng khám, chuẩn y viện, cũng như vô số trường học, công ty thực phẩm sức khỏe, cũng như những công ty in ấn.

Nhưng mặc dù nhờ ơn Chúa mà ngân quỹ hội thánh đã vượt xa con số 250.000 USD cần thiết để xây lại một viện điều dưỡng đã bị cháy trụi, liệu sự phát triển về tài chính và những cơ sở có hòa hợp với sự hứa nguyện tâm linh của chúng ta không? Liệu chúng ta có đến thời điểm trong trải nghiệm tâm linh của mình, chúng ta cảm thấy không cần sự hiện diện của Thần Linh Tiên Tri để dẫn dắt chúng ta vào sự phục hưng và cải cách? Liệu có cần một ít “lửa” giữa vòng chúng ta để giúp chúng ta sắp xếp lại trật tự ưu tiên?

Quả thật, những gì bà White viết chỉ trong 2 ngày sau trận cháy Battle Creek cũng bao gồm một sứ điệp cho chúng ta ngày nay. Bà viết: “Thử thách đến với tất cả chúng ta để dẫn dắt chúng ta kiểm tra tấm lòng của mình, để xem chúng có trong sạch khỏi mọi vết nhơ hay không. Dĩ nhiên Chúa đang làm việc cho lợi ích hiện tại cũng như vĩnh hằng của chúng ta. Mọi thứ xảy ra có vẻ như không thể giải thích được, nhưng nếu chúng ta tin tưởng nơi Chúa, và kiên nhẫn chờ đợi Ngài, khiêm cung hạ mình trước Ngài, Chúa sẽ không cho phép kẻ thù chiến thắng…. Đức Chúa Trời tìm kiếm để dạy cho dân sự Chúa dựa hoàn toàn vào Ngài. Ngài mong ước rằng thông qua những bài học mà Ngài đã dạy cho họ, dân sự Chúa có thể ngày một nâng cao tinh thần hơn. Nếu Lời Ngài không được đi theo bằng hết cả sự hạ mình và nhu mì, Ngài sẽ mang đến cho họ những trải nghiệm mà nếu được nhận lãnh thích đáng, sẽ giúp để chuẩn bị cho họ công việc được hoàn thành bởi chính Danh Ngài”6

Bài học rất rõ ràng: Khi chúng ta cứ tiếp tục xây dựng và dành dụm, khi chúng ta cố gắng hết sức vì những trung tâm chất lượng cao nhất, Chúa muốn nhắc nhở chúng ta rằng—trên hết tất cả--không có gì quan trọng hơn là việc cho phép “Đức Thánh Linh sắp xếp lại đời sống chúng ta với những giá trị Kinh Thánh, để qui phục ý muốn Đức Chúa Trời trong tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống chún ta”7

Đó là một sự ưu tiên trong năm 1902, và đó cũng phải là trật tự ưu tiên của chúng ta trong thời đại này, Mark Finley đã đúng khi nhắc nhở chúng ta rằng “tinh thần của sự phục hưng và cải cách sẽ dẫn đường cho tất cả những nhà lãnh đạo đánh giá lại những hoạt động của cơ sở mình trong ánh sáng của những nguyên tắc Kinh Thánh và lời khuyên của Thần Linh Tiên Tri.. . . . Sự kêu gọi cải cách từ thiên đàng là sự kêu gọi đánh giá lại hành động của mỗi cá nhân và tập thể trong ánh sáng chói lòa của Lời Chúa. Đây là một sự kêu gọi khuẩn cấp để nhắc lại sự hứa nguyện làm theo ý muốn của Đấng Christ trong tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống chúng ta.” 8

Khi chúng ta tiến tới hoàn thành sứ mạng của mình cho đến cuối cùng, cầu xin Chúa giúp đỡ chúng ta—để nhớ rằng tiếp tục xây dựng và khuyếch trương khoảng trống mà chỉ có Đức Chúa Jêsus mới có thể lấp đầy.

 


Nguồn:vn.adventistworld.org


____________________________________

Chú thích:
1. Arthur L. White, Ellen G. White: The Early Elmshaven Years, 1900-1905 (Washington, D.C.: Review and Herald Pub. Assn., 1981), vol. 5, pp. 200, 201. See also Advent Review and Sabbath Herald, Feb. 25, 1902.
2. 
A. L. White, pp. 200, 201.
3. Advent Review and Sabbath Herald, Feb. 25, 1902. As long as those working at the sanitarium adapted their lives to the principles of the Bible.
4. Ellen G. White, Selected Messages (Washington, D.C.: Review and Herald Pub. Assn., 1958), book 1, p. 128.
5. The facilities of the Review and Herald also went through a fire later that same year.
6. Ellen G. White manuscript 76, 1903, Feb. 20, 1902, “The Burning of the Sanitarium,” quoted in Ellen G. White, The Upward Look (Washington, D.C.: Review and Herald Pub. Assn., 1982), p. 65.
7. Mark A. Finley, “Is ‘Reformation’ a Confusing Term?” available online at www.adventistreview.org/issue.php?issue=2011-1514&page=6.
8. Ibid.