Tìm đất tốt

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 773 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Nhiều ví dụ trong Kinh Thánh và cuộc sống mỗi ngày cho thấy sự cởi mở của một cá nhân hay quốc gia đối với phúc âm thì bị tác động mạnh bởi sự thay đổi hay những thử thách mà họ gặp phải.


Hiểu cách người ta đáp lại phúc âm ở những nơi khác nhau
 
Hầu hết chúng ta đã nhìn thấy những bức tranh và đọc những bài tường thuật về hàng loạt người chịu báp-têm ở những vùng đất xa xôi. Đối lập với những bản báo cáo rực rỡ này, hội thánh ở tại quốc gia phát triển bậc nhất đang tăng trưởng hết sức chậm chạp và thậm chí là thụt lùi nữa.

Mặc dù bức tranh tổng quát trên đây có mầm mống sự thật ở trong đó, tôi cho rằng một số tín hữu hội thánh sẽ ngạc nhiên khi biết rằng còn có nhiều nơi trên thế giới tăng trưởng khó khăn hơn ở Bắc Mỹ nữa. Trong bài báo này tôi quan tâm tới việc vẽ một bức tranh sơ lược về sự tăng trưởng của Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm trên toàn thế giới và nó có thể liên hệ đến nguyên tắc quan trọng của tính dễ tiếp thu như thế nào.

Các tín hữu Cơ Đốc Phục Lâm trên tổng số dân


Dữ liệu thống kê căn bản mà tôi sẽ sử dụng là số tín hữu Cơ Đốc Phục Lâm trên 10.000 người dân, dựa trên quyển niên giám trực tuyến Toàn Cầu Tổng Hội 2010. (1)

Sử dụng tỉ lệ căn bản này, chúng tôi thấy có một sự khác biệt lớn xuyên suốt các hội thánh Cơ Đốc Phục Lâm trên thế giới. Lưu ý hai quốc gia ở hai thái cực, tỉ lệ tín hữu Cơ Đốc Phục Lâm trên dân số ở Thổ Nhĩ Kỳ là 0,1/10.000. Mặt khác, Zimbabwe có tỉ lệ rất cao là 473/10.000.

Ở Bắc Mỹ có 32 tín hữu Cơ Đốc Phục Lâm trên 10.000 người, là khá cao ở một quốc gia phát triển. Con số này đối với Liên Hiệp Hội Anh là 4,5 và Ý là 1,4 tín hữu trên 10.000 người. Những con số ở Tây Âu khá gần với những cánh đồng khó khăn nhất ở Châu Á. Quốc gia Phật giáo hiện đại Thái Lan và Đài Loan có tỉ lệ 2/10.000, và nước thế tục Nhật Bản 1,2/10.000. Một trong những yếu tố giúp chúng ta hiểu lý do có sự khác biệt lớn có thể được tìm thấy trong nguyên lý then chốt của tính dễ tiếp nhận.

Tính dễ tiếp nhận – Một yếu tố chủ yếu


Nhiều ví dụ trong Kinh Thánh và cuộc sống mỗi ngày cho thấy sự cởi mở của một cá nhân hay quốc gia đối với phúc âm thì bị tác động mạnh bởi sự thay đổi hay những thử thách mà họ gặp phải. Việc vua Ma-na-se bị cầm tù (II Sử 33: 10-13), Na-a-man bị bệnh phung (II Các vua 5), và sứ điệp xét đoán thành Ni-ni-ve (Giô-na 3) mở ra cho những cuộc đời này quyền năng chữa lành bởi phúc âm. Những thay đổi tiêu cực, như mất việc, ly dị, tử vong, di chuyển, hay là thiên tai, …vv, có xu hướng làm tăng tính dễ tiếp nhận dành cho phúc âm vì phúc âm đưa ra câu trả lời dành cho cuộc đời bị thử thách đến phần cốt lõi.

Bà Ellen White viết trong quyển Nguyện Ước Thời Đại rằng việc mở lòng ra với phúc âm có thể xảy ra ở một cá nhân (sứ đồ Giăng là người “dễ tiếp nhận nhất”) hay trong khu vực địa lý (“người Ga-li-lê” dễ tiếp nhận lẽ thật hơn.) (3) Stan Guthrie cho rằng “các quốc gia đối mặt với tình trạng bất ổn kinh tế và thiên tai thì đã chín vàng, đặc biệt khi Cơ Đốc Nhân kết hợp việc cứu trợ thực tế và các mục vụ phát triển với lời làm chứng của họ.” (4) Nói theo cách khác, một yếu tố cần ảnh hưởng lên việc lên kế hoạch chiến lược cho hội thánh là phải sẵn sàng đáp ứng lại một cách toàn diện đối với những khu vực đang bị khủng hoảng.

Tính dễ tiếp nhận, Sự Giàu Có và Cộng Đồng


Nhưng còn về những khu vực trên thế giới mà phần lớn dân số có phần bị cô lập trong một cuộc khủng hoảng kéo dài thì sao? Trong cuốn Bà Mập và Vương Quốc, George Knight cố gắng hiểu sự thịnh vượng và ảnh hưởng nó trên việc truyền giảng của hội thánh. Knight trích dẫn John Wesley để cho thấy kiểu mẫu tăng trưởng, sự thành lập tổ chức rồi suy tàn: “Nơi nào sự giàu có gia tăng, sự tồn tại của tôn giáo cũng giảm xuống theo cùng tỉ lệ. Vì thế, tôi không nhìn thấy có thể nào, theo cách tự nhiên của mọi vật, để cho bất kỳ cuộc phục hưng của tôn giáo chân thật có kể tiếp tục lâu. Bởi vì tôn giáo nhất thiết phải sản sinh công nghiệp và tính cần kiệm, và những điều này không tạo ra giàu có. Nhưng khi giàu có gia tăng, thì kiêu ngạo…và sự yêu mến thế gian này đều là hệ quả của nó…Vì vậy mặc dù hình thức tôn giáo còn lại, tinh thần nhanh chóng biến mất rồi.” (5)

Sự giàu có cũng có xu hướng gia tăng tính riêng tư và làm giảm thành phần quan trọng của cộng đồng hay mối thông công trong hội thánh. Trong một nghiên cứu lớn hơn về những nhóm nhỏ ở Hoa Kỳ, ông Robert Wuthnow khám phá rằng khi người ta nhóm lại, họ tìm kiếm tình thông công và cộng đồng. “Cộng đồng là điều người ta nói họ tìm kiếm khi họ gia nhập những nhóm nhỏ. Nhưng loại cộng đồng họ tạo ra thì khá khác biệt với những cộng đồng người ta đã sống trong quá khứ. Những cộng đồng này dễ thay đổi hơn và chịu ảnh hưởng nhiều bởi các trạng thái tình cảm của cá nhân.” (6)

Vì không gian sống nhỏ và chật hẹp hơn ở những quốc gia đang phát triển, có nhiều cơ hội hơn cho người ta tập hợp với nhau về mặt vật lý và xã hội. Những xã hội này rất gần với cộng đồng lý tưởng trong Tân Ước; và các hội thánh thành lập trong những nền văn hóa này có thể dễ dàng phát triển hơn bởi vì các cơ hội liên kết tự nhiên mà được xây dựng trở thành kết cấu xã hội. Chúng ta hãy xem những nguyên lý về sự tiếp nhận này hoạt động như thế nào trong những khu vực và quốc gia cụ thể được đánh dấu bởi tỉ lệ thấp, trung bình, và cao của những người Cơ Đốc Phục Lâm trên tổng dân số.

Các quốc gia, khu vực có tỉ lệ tín đồ Cơ Đốc Phục Lâm trên dân số thấp


Thổ Nhĩ Kỳ, In-đô-nê-xi-a, và các quốc gia ở tổng hội Á-Âu và Nam Á


Hồi giáo là nhóm tôn giáo khó tiếp cận nhất. Nhưng thậm chí ở đây, nguyên lý về sự dễ tiếp nhận đang giúp rao truyền sứ điệp phúc âm. Thổ Nhĩ Kỳ và In-đô-nê-xi-a, hai quốc gia Hồi giáo, đóng vai trò là những ví dụ. Trong khi Phương Tây và nước Thổ Nhĩ Kỳ thế tục chỉ có 77 tín đồ Cơ Đốc Phục Lâm trong cả nước, thì In-đô-nê-xi-a có 8,2 tín đồ trên 10.000 người. Không nghi ngờ gì việc cấm đoán ở Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia khác là nguyên nhân chính cho tỉ lệ tăng trưởng rất chậm chạp. Theo cách nào đó, có thể biện luận rằng việc khá giàu có ở những quốc gia trung tâm Châu Âu đã cách ly họ trong việc cởi mở đối với những ảnh hưởng và tư tưởng nước ngoài.


Mặt khác, tiêu chuẩn sống ở In-đô-nê-xi-a hơi thấp hơn ở Thổ-nhĩ-kỳ và các quốc gia ở vùng Trung Tây. Mặc dù là quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới, hội thánh Cơ Đốc Phục Lâm có một công việc vững vàng ở đó, đặc biệt giữa những người Batak, Manadone và Timor.

Tổng Hội Âu Á, bao gồm phần lớn là Liên Xô cũ, có 5 người Cơ Đốc Phục Lâm trên 10.000 người. Được thành lập vào năm 1990 sau khi Cộng Sản sụp đổ, đây là một cánh đồng tương đối mới mẻ. Hội thánh mạnh mẽ bước vào cánh đồng sau sự sụp đổ của bức màn sắt vì cớ sự tiếp nhận tốt hơn vào thời điểm đó. Gần đây Nga trở thành nhà sản xuất dầu hỏa lớn nhất thế giới, và sự giàu có đang lên của nước này làm cho việc truyền giáo gặp khó khăn hơn.

Tổng hội Nam Á, vốn tạo nên do phần lớn Ấn Độ, có 12,1 người Cơ Đốc Phục Lâm trên 10.000 người. Thử thách dành cho Ấn Độ và cánh đồng kế cận nó là dân số đông đúc.

Ấn Độ có diện tích chưa bằng phân nửa nước Hoa Kỳ nhưng dân số thì nhiều hơn gấp ba lần. Sau khi có được chỗ đứng trong nhiều năm, kết quả của việc làm việc khôn ngoan đang cho thấy một sự gia tăng tín đồ đáng kể. Giống như Nga, nền kinh tế thế giới mới nổi này có thể trở nên ít tiếp thu hơn khi tổng sản lượng quốc gia tăng.

Các quốc gia/khu vực có tỉ lệ tín đồ Cơ Đốc Phục Lâm trên dân số trung bình


Argentina, Úc, Hàn Quốc


Thật thú vị khi lưu ý rằng các quốc gia phát triển nằm ngoài Châu Âu và chịu ảnh hưởng nặng nề bởi văn hóa phương Tây có tỉ lệ tín đồ trên dân số gần giống với Bắc Mỹ. Hai trong số những quốc gia này là Argentina và Úc, đều có tỉ lệ 25 tín đồ trên 10.000 dân. Nó có xu hướng cho thấy rằng những nguồn lực xã hội học tương tự nhau đang hình thành tính dễ tiếp nhận phúc âm ở những vùng khác bên ngoài Bắc Mỹ.

Một trong những quốc gia Á Châu hiện đại có cùng tỉ lệ tín đồ Cơ Đốc Phục Lâm như ở Bắc Mỹ là Hàn Quốc. Quốc gia Á Châu giàu có này kiêu hãnh với 29,7 người trên 10.000 dân, tức đối lập với Nhật Bản, chỉ có 1,2 tín đồ trên 10.000 người. Làm sao việc này xảy ra được? Nó có thể được giải thích một phần bởi sự thành công tuyệt vời mà những cuộc truyền giáo trước đây gặt hái được trước khi kinh tế bùng nổ, khi quốc gia còn trải nghiệm nhiều khó khăn. Theo nghiên cứu, hội thánh ở tại Hàn Quốc phát triển nhanh nhất trong 4 thời kỳ chiến tranh vào thế kỷ 20. Ông Andrew Roy lưu ý rằng “sự khó nhọc này đã làm giảm đi niềm tự hào quốc gia và sự kiêu hãnh đối với những tư tưởng nước ngoài, vì thế dẫn đến việc gia tăng tính dễ tiếp nhận phúc âm.” (7) Điều này một lần nữa nhấn mạnh tính dễ tiếp nhận trong cả các cá nhân và quốc gia.

Các quốc gia có tỉ lệ tín đồ Cơ Đốc Phục Lâm trên dân số cao

Tổng Hội Bắc Nam Mỹ, Papua New Guinea, Peru, Phi-lip-pin, Rwanda, Zimbabwe


Giáo hội đã thành công rực rỡ ở những khu vực và quốc gia sau đây với số tín đồ Cơ Đốc Phục Lâm trên 10.000 người: Phi-líp-pin 70; Tổng Hội Bắc Nam Mỹ, 120; Peru, 158; Papua New Guinea, 368; Rwanda, 463; và Zimbabwe, 473.

Chứng cứ mang tính giai thoại trên cánh đồng thế giới có vẻ như cho thấy rằng nơi ít chuẩn bị đất trước khi hạt giống tin lành được gieo hay chăm sóc theo sau các buổi nhóm, có một tỉ lệ môn đồ hóa rất thấp. Nguyên tắc “dễ đến dễ đi” có thể được áp dụng ở đây, và nhu cầu về một vòng huấn luyện môn đồ hóa rộng hơn không nghi ngờ gì sẽ mang lại kết quả dài hạn tốt hơn. Để đối mặt với xu thế này, Peru đã phát triển một vòng hằng năm tuyệt vời dựa trên những nhóm nhỏ.

Chúng ta có thể học gì


 1. Hàng thế kỷ với một tỉ lệ thấp tín đồ trên dân số: trong một thế giới bị ám ảnh nặng nề bởi những con số lớn, có thể sẽ chán nản khi làm việc trong một cánh đồng mà chỉ thấy một ít kết quả rõ ràng. Tuy nhiên, tất cả hạt giống là vấn đề đức tin và Đấng Christ hứa rằng tất cả sự khó nhọc chân thật cho Ngài sẽ mang lại kết quả. Nên nhớ rằng một chút men sẽ làm dậy cả đống bột. Giống như Đức Chúa Jêsus, chúng ta nên tập trung vào một vài người dễ tiếp nhận trước rồi mới giảng cho nhiều người. Ellen White khuyến khích chúng ta rằng “công việc hoàn tất trọn vẹn cho một linh hồn cũng như hoàn tất cho nhiều linh hồn.” (8)

2. Hàng thế kỷ với một tỉ lệ trung bình tín đồ trên dân số: Mặc dù sự giàu có hiện đang kiềm chế tính dễ tiếp nhận trên diện rộng trên phần lớn thế giới phát triển, hãy nhìn xem nhiều cơ hội trên diện nhỏ hẹp, như là các cá nhân hay khu vực đang trải qua khủng hoảng. Phát triển tình bạn cẩn thận xem xét cơ hội gieo giống tin lành khi thử thách đến. Hãy nhớ rằng Đức Chúa Trời thường chuẩn bị chúng ta để thi hành chức vụ cho những người gặp khó khăn bằng cách cho chúng ta chịu đau đớn trên đời. Việc chinh phục linh hồn không chỉ có kỹ thuật mà thôi; nó là một quá trình thuộc linh sâu sắc bởi các cá nhân được cứu chuộc qua đức tin giờ hát khúc ca giải cứu cho những người thiếu thốn khác. (Thi. 40: 1-3)

3. Hàng thế kỷ với một tỉ lệ cao tín đồ trên dân số: Ở những quốc gia có nhiều người chịu báp-têm thì cần phải ôn lại Đại Mạng Lịnh. Sứ mạng của Chúa sống lại dành cho hội thánh là làm báp-têm và dạy họ giữ mọi điều mà Ngài truyền dạy. Trên thực tế, người chịu báp-têm không thể được tính nếu chưa đủ một năm kể từ khi hứa nguyện với Chúa và với hội thánh Ngài. Vào lúc này nó sẽ trở nên rõ ràng nếu như cây đã cắm rễ sâu và sản sinh trái, hay là những người nghe đạo như hạt giống rơi bên đường, trên đất đá sỏi và gai gốc (Ma-thi-ơ 13: 1-8).

Khi chúng ta giảng tin tức tốt lành về sự cứu rỗi, chúng ta cần để ý đến những loại đất và hoàn cảnh khác nhau. Nhiệm vụ này đòi hỏi việc phân tích kỹ lưỡng, hạ mình, siêng năng, và – trên hết – cùng một tình yêu và khải tượng đã biểu đạt chức vụ của Đức Chúa Jêsus.


Đây là lúc gieo giống.



                                                                                                                                         Tiến sỹ James Park,

Phó giáo sư về môn đồ hóa và truyền giáo

ở tại Cơ Quan Quốc Tế Cơ Đốc Phục Lâm về Chương Trình Sau Đại Học, Phi-líp-pin

                                                                                                                                                                                                                                                                               

                                                                                                                                                     Nguồn: codocphuclam.org

_______________________________

Chú thích:
(1) www.adventistarchives.org/docs/YB/YB2010.pdf. These ratios reflect the numbers reported as of June 30, 2009.
(2) Ellen G. White, The Desire of Ages (Mountain View, Calif.: Pacific Press Pub. Assn., 1898), p. 292.
(3) Ibid., p. 232.
(4) Stan Guthrie, “Doors Into Islam,” Christianity Today 46, no. 10 (Sept. 9, 2002): 34.
(5) In George Knight, The Fat Lady and the Kingdom (Boise, Idaho: Pacific Press Pub. Assn., 1995), p. 32.
(6) Robert Wuthnow, Sharing the Journey (New York: Free Press, 1994), p. 3.
(7) Andrew T. Roy, On Asia’s Rim (New York: Friendship Press, 1962), p. 29.
(8) Ellen G. White, Testimonies for the Church (Mountain View, Calif.: Pacific Press Pub. Assn., 1948), vol. 5, p. 255.