Tìm hiểu Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 2232 | Cật nhập lần cuối: 11/14/2016 6:41:21 PM | RSS

Đôi lời giới thiệu

Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm ở giữa cộng đồng dân tộc. Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm là một tổ chức quốc tế. Một tôn giáo thuần túy, lấy Kinh Thánh làm nền tảng, tuyệt đối không liên hệ gì với ý thức hệ chính trị nào.

Mục đích tối yếu của Giáo hội là rao giảng sự cứu rỗi của Chúa Giêsu, và sự trở lại của Ngài. Danh xưng “Cơ Đốc Phục Lâm” nghĩa là Chúa Giêsu trở lại.

Giáo hội có mặt trên 200 quốc gia. Trong số 236 quốc gia theo thống kê của Liên hiệp quốc. (Từ thập niên 90 trở lại đây, con số này đã thay đổi).

Hội sở trung ương của Giáo hạt Cơ Đốc Phục Lâm Việt Nam đặt tại số 224 Phan Đăng Lưu, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại (84)(08)38447602 hoặc (84)(08)39950097 – Website: codocphuclam.org

Giáo hội được điều hành bằng nền tài chánh tự trị, do Giáo hữu tự nguyện đóng góp. Không nhận sự ủng hộ tài chánh của bất cứ chính phủ hay tổ chức chính trị nào.

Trước năm 1975, Giáo hội có các cơ quan: Y tế, Giáo-dục, Ấn loát v.v., nay chuyên chú vào việc giảng lẽ đạo cứu rỗi cho những ai tìm hiểu, và giúp cho giáo hữu tăng tiến niềm tin kính.

GIẢI ĐÁP VÀI VẤN ĐỀ MÀ NHIỀU NGƯỜI THƯỜNG THẮC MẮC


I. Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm có phải là Hội Thánh Tin lành không?

Có nhiều người ngộ nhận như vậy. Ở Việt Nam có một số giáo phái khác không thuộc Thiên Chúa giáo (Công giáo) được gọi chung là các giáo phái Cải chánh, như Tin lành (Phúc âm Liên hiệp), Báp-tít, Hội Truyền giáo Cơ Đốc, Cơ Đốc Phục Lâm v.v…

Mỗi hệ phái có các giáo điều khác nhau, và một số tín lý khác nhau, nhưng cùng tôn thờ Đức Ghúa Giêsu và sử dụng chung một Kinh Thánh làm nền tảng cho niềm tin.

II. Niềm tin căn bản của người Cơ Đốc Phục Lâm

1. Đặt đức tin trên toàn bộ Kinh Thánh, không thêm không bớt, vì đó là quyển sách được viết ra bởi sự soi dẫn của Thượng đế. (II Ti-mô-thê 3:15-17)

2. Tin vào Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Đức Chúa Cha toàn năng, toàn tri, toàn tại, là Đấng yêu thương, sáng tạo và cầm quyền vũ trụ. Đức Chúa Giê-su là con Đức Chúa Trời, là Đấng đến từ trời, mang xác thịt con người để chịu chết chuộc tội thay cho loài người tội lỗi. Đức Thánh Linh là Đấng ban quyền năng cải hóa và tái tạo để hoàn thiện con người. (Ma-thi-ơ 28:19).

3. Tin vào Chúa Giêsu là hiện thân của Thượng đế, mang xác thịt con người, bày tỏ qua cuộc sống Ngài về tình thương, sự công bình. Chứng minh bằng các phép lạ mầu nhiệm, và mục đích tối hậu là chết thay cho tội nhân trên thập tự giá. Ngài đã sống lại sau ba ngày nằm trong mộ, và đã được về trời, hiện đang cầu thay cho chúng sinh. (Giăng 1:1, 13. Hê-bơ-rơ 2:9-18; 8:1, 2; 4:14-16; 7:25).

4. Những ai cảm nhận mình là kẻ có tội, nhận biết Chúa Cứu Thế do sự cảm hóa bởi Đức Thánh Linh thì tiếp nhận Chúa vào lòng. Qua đức tin ấy, Thánh Linh sẽ tái tạo để họ được tái sanh, nghĩa là được biến cải từ con người lầm lỗi thành con người tốt lành. (Giăng 3:16. Ma-thi-ơ 18:3. Công-vụ 5:37-39).

5. Phép Báp têm là nghi lễ dành cho kẻ thành tâm tiếp nhận Chúa. Ý nghĩa của lễ ấy là: cùng chết, cùng chôn và cùng sống lại với Chúa Cứu Thế. Phép Báp têm được thực hiện bằng cách dìm mình xuống nước đúng theo như chính Chúa Giê-su đã tự chịu lễ. (Rô-ma 6:1-6. Công-vụ 16:33).

6. Tin tưởng vào mười điều răn là bộ luật luân lý vẫn tồn tại đời đời, khuyến khích tín hữu vâng giữ theo mạng lệnh Chúa. Bản luật mười điều ấy do chính tay Đức Chúa Trời khắc vào bảng đá, từ khi luật trở thành văn tự. (Xuất 20:3-17; 31:18; 32:16. Ma-thi-ơ 5:17-19).

7. Mười điều răn phải được tuân giữ không ngoại trừ một điều nào. Kể cả điều răn thứ tư tức là sự yên nghỉ thờ phượng Chúa vào ngày thứ Bảy. (Xuất 20:8-11. Khải huyền 14:12. Giăng 14:15).

8. Luật pháp mười điều răn chỉ ra lầm lỗi của con người mà không cứu rỗi con người được. Chỉ có huyết chuộc tội của Đấng Công Bình chết thay cho người tội lỗi mới cứu được con người. Cũng như chiếc gương soi mặt để tìm ra vết nhơ, tự gương không làm cho sạch vết nhơ mà phải dùng nước. (Rô-ma 3:20; 5:8-10. Ê-phê-sô 2:8-10; 3:17. Giăng 2:1, 2).

9. Sẽ có sự hủy diệt cuối cùng đối với Sa-tan (Ma-quỉ) kẻ gây ra tội ác, và những kẻ không tiếp nhận ân điển của Chúa Cứu Thế. (Rô-ma 6:23. Ma-la-chi 4:1-3. Khải 20:9-10. Áp-đia 1:16).

10. Sự tái lâm của Đức Chúa Giê-su là nguồn hy vọng của con cái Đức Chúa Trời, là tuyệt đỉnh của chương trình cứu rỗi. Ngài sẽ đến thình lình. Con cái Ngài chuẩn bị đời sống ngay lành, sẵn sàng đón tiếp Chúa trở lại để tái lập địa cầu hòa bình. Cả đất trời không còn ô nhiễm; theo nghĩa đen và nghĩa bóng. (Hê-bơ-rơ 11:8-16. Ma-thi-ơ 5:5).

Trên đây là những niềm tin căn bản có ảnh hưởng thực tế đến sự cứu rỗi con người.

Tìm hiểu Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm

III. Vấn đề lễ bái

1. Sự thờ phượng Đức Chúa Trời thật đơn giản. Không bàn thờ, ảnh tượng, hương đèn. Chỉ lấy lòng thành mà thờ phượng bằng những bài Thánh ca ngợi khen Chúa, nghe giảng giải Kinh Thánh, và cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời. (Giăng 4:23-27).

2. Đối với Tổ tiên: Do tập quán từ xưa người Việt Nam chúng ta thờ cúng ông bà, nên nhiều người cho rằng những người theo đạo Cơ Đốc Phục Lâm là bỏ ông bỏ bà. Thật ra, cách thức bày tỏ lòng hiếu thảo của những con cái Chúa theo quan điểm khác.

Kinh Thánh dạy rằng: “Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi, hầu cho người được sống lâu trên đất…” (Xuất 20:12)

Luật pháp trong Cựu ước còn định tội con bất hiếu như sau: “Kẻ nào mắng cha hay mẹ mình sẽ bị xử tử.” (Xuất 21:17).

Trong Tân ước dạy: “Hỡi kẻ làm con cái, hãy vâng phục cha mẹ mình… hãy tôn kính cha mẹ ngươi … “ (Ê-phê-sô 6:1,2).

Thế nên, không hương đèn cúng bái, không phải là bất hiếu. Hiếu đạo là phải tôn kính, phụng dưỡng cha mẹ khi còn sống; cả khi cha mẹ chết rồi cũng không làm điều bất nghĩa, cờ bạc, rượu chè… để cha mẹ, ông bà được tiếng tốt, ấy là sự hiếu kính đúng nghĩa, chứ không cần tế tự mâm cao cổ đầy.

Tư Mã Đàm là cha của Tư Mã Thiên, (người viết bộ Sử-ký nổi tiếng) định nghĩa chữ hiếu:

– “Hiếu là phụng dưỡng cha mẹ”

– “Lập sự nghiệp lưu danh tốt làm vẻ vang cho cha mẹ.”

Quan điểm nầy phù hợp với những điều trình bày ở trên qua Kinh Thánh.

Image result for Hoi Thanh cơ đốc phuc lâm phu nhuan

Hội sở trung ương của Giáo hạt Cơ Đốc Phục Lâm Việt Nam, 224 Phan Đăng Lưu, Q. Phú Nhuận

(còn tiếp)

Nguồn: codocphuclam.org