Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (11)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 2884 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Chương sáu: Cuộc cách mạng tôn giáo của Huỳnh Phú Sổ

 

1/ Kêu gọi, khuyến khích mọi người tu hành theo đạo Phật


Trong lịch sử văn học Phật giáo Việt Nam, hiếm có ai thống thiết và mạnh mẽ thúc dục mọi người tu hành theo Phật giáo như Huỳnh Phú Sổ và ít có ai hướng những lời khuyến tu này đến quảng đại quần chúng nhân gian như ông. Những tác phẩm của Trần Thái Tông, quân vương bồ tát, anh hùng dân tộc và thiền sư lỗi lạc, cũng đã có những lời khuyến tu tha thiết, quyết liệt, đặc biệt là những bài như Phổ Khuyến Phát Tâm Bồ đề, Phổ Khuyến Sắc Thân, Kệ Tứ Sơn... nhưng vẫn còn có tính cách văn chương hoa mỹ chưa đi sâu rộng vào lòng nhân gian. Huỳnh Phú Sổ xử dụng những ngôn ngữ thật bình dân, mạnh, thẳng đi trực tiếp vào lòng mọi người, nhất là ông biết dùng những hình ảnh mọi người bình dân đều hiểu và đều quan tâm:


"điên này nói việc gần xa, đặng cho lê thứ biết mà lo tu. Tu cho qua cửa Diêm Phù. Khỏi sa địa ngục, ngao du Thiên đài". Tu thiệt là sướng, ai nghe mà không ham? Vừa khỏi cái đại nạn, đại họa "phải sa địa ngục" còn mà được cái đại phúc, đại phước "ngao du thiên đài". đức Phật chắc phải tán dương cư sĩ Huỳnh Phú Sổ đã biết khéo dùng phương tiện thiện xảo để độ người, chẳng khác gì cư sĩ Duy Ma Cật trong kinh Duy Ma.


Ông còn tiên tri: "Mèo kêu bá tánh lao xao. đến chừng rồng rắn máu đào chỉn ghê. Con ngựa lại đá con dê. Khắp trong thiên hạ nhiều bề gian lao. Khỉ kia cũng bị xáo xào. Canh khuya gà gáy máu đào mới ngưng... Từ đây sắp đến thảm thê. Con lìa cha mẹ vợ kia lìa chồng. Tới chừng đến việc ngóng trông. Trách rằng trời Phật không lòng từ bi. Di đà lục tự rán ghi. Niệm cho tà quỷ vậy thì dang ra".

 

Ai nghe vậy chẳng giật mình thức tỉnh. Nhưng ông đã không dọa địa ngục thiên đàng ba láp, bậy bạ, đầy sự mê tín dị đoan, độc đoán, phi lý, và bất công như trong thánh kinh Thiên Chúa giáo đâu (ai không tin theo Thần Gia Tô, và Chúa Jesus, dù có làm lành, làm thiện, cũng bị đọa địa ngục đời đời). Trên đây là những lời tiên tri chính xác. ông là người, có lẽ duy nhất trên thế giới, đã tiên tri đệ nhị thế chiến bùng nổ năm 1939 (năm mèo), tiếp diễn khốc liệt, khủng khiếp trong năm 40, 41, 42, 43, 44 tức năm con rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ và chấm dứt năm 1945 (tức năm con gà ất Dậu: "Canh khuya gà gáy máu đào mới ngưng"), cũng như đã tiên tri cảnh chiến tranh tang tóc của nước Việt Nam sau năm 1945. Những hình ảnh thân thích ruột thịt, vợ chồng, cha mẹ, con cái bị lâm nạn, chia lìa được ông đưa ra làm cho ai nấy phải suy nghĩ, thức tỉnh.


Rồi ông đưa ra phương thức cứu chữa thật giản dị ai cũng nhớ được, làm được: "Di đà lục tự rán ghi", tức niệm Nam Mô A Di đà Phật và nhờ vậy mà "tà quỷ dang ra'. Trước bao tai họa mà chỉ cần niệm Phật thì mình và cả gia đình mình được bình an, tai qua nạn khỏi, thì ai mà không làm? Thật là một cách khuyến tu tuyệt diệu, bởi vì đối với nông dân và quần chúng dân dã, bước đầu và đối với những người căn cơ còn kém thiện duyên còn ít, phước trí lại mỏng, khuyên họ thức tỉnh, niệm Phật, bỏ ác, làm lành cũng là một phương pháp tu có giá trị.


Từ đó ông lại khuyên tiếp để tu ở mức độ cao hơn: "Khuyên đừng xài phí xa hoa, ăn cần ở kiệm đặng mà lo tu. đừng khinh những kẻ đui mù. đến sau sẽ khổ gấp mười mù đui". Nói một lời mà mọi phải xét lại mình và lo tu  hành. Thật là một cách hoằng pháp tài tình. đui mù không dám khinh thì trên đời này dám khinh ai, bởi vì ai cũng có Phật tánh và cũng đều có thể thành Phật. Và cảnh nào khổ cho bằng đui mù, hãy lo tu chớ không thì có thể bị "khổ gấp mười mù đui" đây không phải là nói quá đáng để hù dọa dân lành mà là sự thật, bởi vì nếu không tu, không bỏ ác làm thiện thì con người có thể bị đọa làm súc vật và những cảnh khổ nhục khác. Những lời khuyến tu thức tế này giá trị trấp trăm lần những lời kêu gọi trừu tượng, siêu hình.


"Cứ lo làm việc tà tây, Bắt ngưu, bắt cầy đặng chúng làm ăn. Chừng đau niệm Phật lăng xăng, Phật đâu chứng kịp lòng người ác gian. Thầy đời mê muội lần than, ăn bạ nói càn, tội lỗi chỉn ghê. Chữ tu không phải lời thề. Mà không nhớ đến đặng kề Tiêng bang".

 

Thật là tuyệt diệu. Khuyên niệm Phật nhưng liền sau đó cảnh tỉnh rằng niệm Phật mà vẫn tạo ác nghiệp, như sát canh, giết trâu, giết chó để ăn nhậu "bắt ngưu bắt cầy đặng chúng làm ăn", hay nói lời độc ác thì đừng có mong Phật trời cứu độ. Sau khi khuyên mọi người giữ thân nghiệp, khẩu nghiệp được thanh tịnh bằng cách không sát sanh hại vật, nói lời hung ác hại người, ông khuyên mọi người hãy rán giữ ý nghiệp thanh tịnh và đưa Phật vào trong tâm mình, chuyển hóa tâm mình thành tâm Phật, ông đã đưa mọi người đến thẳng một trình độ thật cao: "Từ đây hay ốm hay đau, Rán tu đem được Phật vào trong tâm".


Ai chê tư tưởng Phật học của Huỳnh Phú Sổ là nông cạn, tầm thường thì từ nay cho đến khi chết hãy làm một việc này thôi "Rán tu đem được Phật vào trong tâm". "đem Phật vào tâm" hay tâm mình là tâm Phật, đó là giác ngộ, là chứng đắc rồi đó.

 

"đừng ham tranh đấu thiệt hơn. Tu Niệm chẳng sờn uổng lắm dân ôi. Hồng trần biển khổ thấy rồi. Rán tu nhơn đạo cho tròn mới hay... Tu hành tâm trí rán trì... Phải dẹp dị kỷ mà lo tu hành... Hồng trần lao khổ xiết bao. Khuyên trong lê thứ bước vào đường tu... Lời lành khuyên hãy gắn ghi, Dương trần phải rán tu trì sớm khuya... Tu hành không thể thả trôi, Nay lỡ mai bồi chẳng có thiền tâm... Kệ kinh tụng niệm đêm thanh. ấy là châu ngọc để dành ngày mai... Nam mô miệng niệm lòng lành, Bá gia phải ráng biết rành đường tu... Khuyên trong lê thứ trẻ già, Tu hành hiền đức Phật mà cứu cho... đời xưa quả báo thì chầy, đời nay quả báo một giây nhản tiền. Dương trần phải ráng làm hiền. đừng trọng bạc tiền, bỏ nghĩa bỏ nhân... Chuyện người chớ móc chớ moi, Hãy treo gương thiện mà soi lấy  mình... ".

 

Trên đây chỉ là một phần nhỏ, những đoạn khuyến tu, trích từ Sấm Giảng Khuyên Người đời Tu Niệm, được Huỳnh Phú Sổ sáng tác năm 1939, khi ông chỉ mới 19 tuổi.


ở cái tuổi thiếu niên này, cái tuổi mà đức Phật Thích Ca và Chúa Jesus còn ham vui, ham chơi một cách hồn nhiên, vô tư, nếu ông biết rành những kiến thức ngoài đời, người ta chỉ gọi ông là thần đồng, hay thiên tài, hay học giả và đây là sự thường vì trên thế giới có rất nhiều trẻ em thần đồng. Nhưng ở cái tuổi 19 này mà ông làm được những bài thơ khuyến tu mạnh mẽ, tha thiết đánh động và thức tỉnh cả ngàn, cả vạn người thì ông đâu có phải là phàm phu. ông có thể là bồ tát hóa thân hay ít nhất ông đã tu hành tinh tấn vô số kiếp trong quá khứ. đức đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng, còn được gọi là "Phật sống", được huấn luyện đặc biệt từ lúc 3, 4 tuổi bởi những vị cao tăng Tây Tạng lỗi lạc, siêu việt nhất mà còn không viết nổi những tác phẩm khuyến tu xuất sắc như vậy trong cái tuổi 18, 19, 20 thì Huỳnh Phú Sổ của Việt Nam xứng đáng để đứng ngang tầm với các vị bồ tát hóa thân trên thế giới.

 

2. Bài trừ mê tín dị đoan


Mê tín dị đoan là những điều huyền hoặc, không có thật, trái chống với lý trí và khoa học. Không có một tôn giáo nào có nhiều mê tín dị đoan bằng Thiên Chúa giáo với những tín điều mê tín dị đoan như "Tội Tổ Tông" hay  "Tội Nguyên Thủy", đây là thứ tội tưởng tượng để hù dọa và cùm gông linh hồn của những kẻ nhát gan, yếu đuối, do ông thầy tu Augustin (354-430) bịa đặt, sáng chế ra, từ đó mới có những chuyện như rửa tội, xưng tội. Quan niệm này trái chống với quan niệm mọi người sinh ra vốn có tánh thiện, có tự do, lựa chọn và có trách nhiệm với cuộc đời của mình hầu hết các hiền triết đông Phương cũng như Tây Phương. ông cố đạo Augustin thì lại quả quyết, một cách ngược đời, tiêu cực và đầy sự mê tín dị đoan là con người chỉ có thể làm việc ác, và chỉ khi nào được hưởng hồng ân Thiên Chúa thì con người mới biết làm việc thiện, để mong được cứu rỗi, (Hoài Vân: đạo Nào Xuất Thế Tiêu Cực, đạo Nào Nhập Thế Tích Cực? Phật Giáo Việt Nam, số 92).

 

Hay tín điều "Đức Mẹ đồng Trinh", dù bà Maria, không những sinh ra Chúa Ki Tô mà còn sinh ra những người con khác, ai cũng biết muốn có con thì phải có sự giao hợp nam nữ và dĩ nhiên người đàn bà không còn trinh tiết nữa, giả thử như Chúa Ki Tô là người trời giáng phàm thì giải thích làm sao về sự sinh đẻ những người con sau của "Đức Mẹ Vô Nhiễm"? Tin Lành, tuy cùng công nhận Chúa Ki Tô nhưng không chấp nhận tín điều mê tín dị đoan này. Hay "Ngày phán xét cuối cùng" cũng là một sự mê tín dị đoan vì thánh kinh và giáo hội Vatican không biết và không nói được khi nào xẩy ra. Các linh hồn sau khi chết, hàng tỷ tỷ linh hồn như vậy đã chết từ hàng ngàn, ngàn năm nay, hiện đang ở đâu và phải chờ bao lâu nữa mới được phán xét? Thật tội nghiệp cho những linh hồn thánh thiện, họ cũng đã và đang vất vưỡng, lang thang đâu đó suốt hàng chục thế kỷ nay. Hay thuyết "Chúa Trời sáng tạo vũ trụ" với những luận đề vô cùng ấu trĩ, sau lầm nghiêm trọng, phản khoa học và nhận thức thông thường như mặt trời quay quanh trái đất, trái đất có một "vòm trời" bao bọc, ông Adam và bà Eva là thủy tổ của loài người, thế giới được sáng tạo cách đây... 6.000 năm (khoa học hiện đại chứng minh là riêng trái đất của chúng ta đã xuất hiện cách đây 4.600 triệu năm)... tất cả và toàn bộ học thuyết, quan điểm, tín điều của Thiên Chúa Giáo đều là những điều mê tín dị đoan như thế.


Đạo Phật thì ngược lại, không những phù hợp khoa học và còn đi trước khoa học rất xa. Nhà bác học vĩ đại nhất của thế kỷ 20, là Einstein đã hoàn toàn có lý khi tuyên bố: "Buddhism begins where Science ends" (Phật giáo bắt đầu ở nơi khoa học kết thúc), có nghĩa là sau khoa học, siêu việt nhưng tiếp nối hoa học, đưa nhân loại đi xa hơn những điểm khoa học còn mịt mù, bó tay, chưa đủ sức hiểu biết, lý giải nổi, chính là Phật giáo.


Khoa vật lý học hiện đại, khoa thiên văn học hiện đại đã chứng minh lời khẳng định kỳ diệu xuất thần này của khoa học gia Einstein. Fritjof Capra trong cuốn The Tao Of Physics (đạo Vật Lý) đã chứng minh, và làm sáng tỏ một cách rực rỡ, bằng khoa học vật lý hiện đại, những luận đề, có vẻ nghịch lý, mâu thuẩn, của Phật giáo như câu kệ nổi tiếng trong Bát Nhã Tâm Kinh "Sắc tức thị không, không tức thị sắc" (Emptiness is form, and form is indeed emptiness. Emptiness is not different from form, form is not different from emptiness. What is form that is emptiness what is emptiness that is form, p 215) hay quan điểm tương tức (inter-being) tôi là vũ trụ, vũ trụ là tôi, và tương nhập (inter-penetration) trong tôi có tất cả, trong tất cả có tôi, được trình bày huy hoàng trong bộ kinh tuyệt đỉnh Hoa Nghiêm, cũng được Capra lý giải một cách tuyệt hảo theo khoa học vật lý hiện đại (the universe is a perfect network of mutual relations, where all things, and events interact with each other in such a way that each of them contains, in itself, all the others... all phenomena in the universe are harmoniuosly interrelated, ... the mutual interdependence of all things and events... The Buddist concept of interpenetration goes far beyond any scientific bootstrap theory. Nevertheless, there are models of subatomic particles in modern physics, based on the bootstrap hypothesis, which show the most striking parallel to the views of Mahayana Buddhism. pp 285-301).

 

Nhà khoa học lớn nhất thế kỷ Albert Einstein đã nhận định như sau về đạo Phật:

"Nếu có một tôn giáo nào có thể thích nghi với những nhu cầu khoa học hiện đại, thì đó chính là Phật giáo. Phật giáo không cần duyệt xét những quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học, bởi vì Phật giáo bao gồm khoa học, và đồng thời cũng vượt qua khoa học. Phật giáo lá chiếc cầu nối liền tôn giáo và những tư tưởng khoa học. Chiếc cầu Phật giáo đã kích thích con người khám phá những tiềm năng lớn lao nằm sâu kín trong chính nó và trong môi trường sống xung quanh nó. Phật giáo siêu việt qua thời gian và mãi mãi có giá trị".

 

Tuy mang bản chất khoa học, đề cao đến tột đỉnh lý trí, nhưng Phật giáo, trong tiến trình phát triển suốt 25 thế kỷ vừa qua trên khắp mọi miền trên thế giới, đã không tránh khỏi tình trạng bị suy thoái và bị những tín ngưỡng đa thần truyền thống của các nước bản địa xâm nhập, và đôi khi, tràn ngập, đặc biệt là ở Trung Hoa và Việt Nam.


Tại miền Tây, vùng đất mới, chan hòa các tín ngưỡng phức tạp nhất từ Hồi Giáo, Bà La Môn giáo, Phật giáo nguyên thủy đến Phật giáo đại chúng và các nguồn tín ngưỡng bình dân cổ truyền mà những "thổ dân" người Chàm, người Miên đã lưu giữ từ bao đời cũng như những tín ngưỡng truyền thống mà những "di dân" người Việt, người Hoa đã mang đến. Tác giả Thành Nam đã trình bày tình trạng tín ngưỡng phức tạp tại đồng bằng sông Cửu Long như sau:


"Trong bối cảnh xã hội Việt Nam tại nông thân, nền tín ngưỡng dân gian "đa thần đa giáo" thể hiện qua các hình thức hổn tạp, đến nổi các nhà nghiên cứu Tây Phương phải nói rằng "không thể xác định người Việt Nam theo tôn giáo nào". Tuy rằng nhận xét này không hẳn đúng nhưng trên thực tế, dân chúng thờ các loại thần linh: thần tài, thần lộc, Hà Bá Thủy thần, thần cục đất, thần cây đa, thổ thần, tà thần, ôn hoàng dịch lệ, ma vương, quỷ sứ... Cho nên trong xã hội phát sinh những "ông thầy" hay "ông đạo" mà không có nền tảng đạo lý nào: thầy bùa, thầy ngãi, thầy phù thủy, thầy cúng, ông đồng bà cốt, thầy bói, thầy chiêm tinh, thầy địa lý... Tất cả những tín ngưỡng dân gian hổn tạp này song hành với các tôn giáo có nền tảng triết lý cao siêu khả kính của đông Phương như Phật, Nho, Lão, đạo thờ tổ tiên, anh hùng liệt sĩ... Không những đi song hành, mà ở thôn quê các sinh hoạt mê tín dị đoan này còn lấn áp các tôn giáo khả kính, có khi chính các tôn giáo này suy yếu, bị tà giáo lấn áp và đồng hóa" (t 237).

 

Trong tình trạng tín ngưỡng sa đọa, hổ lốn, mù mịt tối tăm như vậy, làm cách nào để đưa phật pháp đến tay những dân quê mùa, ít học này và nhất là những nông dân hiền lành, yếu đuối, lúc nào cũng bảo thủ, sợ sệt đủ mọi thứ thần linh, tôn thờ mọi phép tắc xưa cũ và rất sợ thay đổi? Thay đổi truyền thống, thói quen của lớp thị dân đã rất khó, thay đổi tập tục tín ngưỡng lâu đời của nông dân còn khó hơn. Thế nhưng Huỳnh Phú Sổ đã thành công vượt quá sự tưởng tượng. ông đã thật sự thay đổi tâm thức, nếp sống của hàng triệu nông dân. điều mầu nhiệm là trong xã hội nông thôn chỉ trọng người lớn tuổi, coi khinh bọn thanh niên nhỏ tuổi, thanh niên 19 tuổi Huỳnh Phú Sổ đã thuyết phục được hàng triệu nông dân xô ngã mọi tà thần và tu học, thực hành Cháp pháp với tất cả lòng thành và tín tâm. Chính ông đã đích thân xô ngã một ngôi miễu thờ tà thần xuống sông.


Ông đã đưa ra tám điều răn, trong đó có đến hai điều để bài trừ mê tín dị đoan: "Ta chẳng nên ăn thịt trâu, chó, bò và sát sanh hại vật mà cúng thần thánh nào, vì thần thánh không bao giờ dùng hối lộ mà tha tội cho ta, và nếu ta làm tội sẽ chịu tội, còn những hạng ăn đồ cúng kiếng mà làm cho hết bịnh là tà thần, nếu ta cúng kiếng mãi thì nó ăn quen sẽ nhiễu hại tạ (điều 5) – Ta không nên đốt giấy tiền vàng bạc, giấy quần áo mà tốn tiền vô lý, vì cõi Diêm Vương không bao giờ ăn hối lộ của ta, mà cũng không xài được nữa, phải để tiền lãng phí ấy mà trợ cứu cho những người lỡ đường, đói rách, tàn tật" (điều 6).

 

Hiện nay, năm 1995, ngay tại Hoa Kỳ các chợ VN vẫn còn bán đủ thứ đồ bằng giấy để đốt cúng cho người đã chết, vậy mà ngay từ những năm 40, Huỳnh Phú Sổ đã kịch liệt bài bác, cấm chỉ những việc làm mê tín dị đoan như thế thì ông không những là sáng suốt mà còn can đảm. Dân chúng đã nghe ông, vì ông đã chữa lành bịnh cho họ, mà không cần những sự cúng kiếng, bùa ngãi, phù phép tà đạo từ 4, 5 chục năm nay, tại vùng PGHH khắp nhiều tỉnh ở miền Tây, tình trạng mê tín dị đoan này đã bị quét sạch, trong khi đó tại khắp các vùng khác, dù chính quyền bài trừ, ngăn chận, cũng không chận đứng được nạn mê tín dị đoan. điều đáng buồn là cho đến ngày nay, ngay chính trong hàng ngũ tăng, ni, nhiều người không bài bác, ngăn cản mà lại còn nhắm mắt làm ngơ hay khuyến khích các tệ đoan tà đạo này.

 

3/ Loại bỏ các nghi lễ lai căng, phù phiếm, rườm rà, vụ hình thức. Việt hóa và giản dị hóa nghi thức thờ phượng.

Mặc dù các hội Phật học trong các thập niên 30, 40 và các giáo hội Phật giáo từ thập niên 50 đến ngày nay không ngừng nổ lực Việt hóa và giản dị hóa các nghi lễ nhưng PGVN trong cuối thế kỷ 20 vẫn còn những lễ nghi, hình thức lai căng, lạc hậu, rườm rà, phù phiếm, vô nghĩa. Ngay cả nghi lễ tụng niệm hàng ngày của chư tăng ni trong các giờ công phu sáng sớm và ban đêm, coi như là công việc chính của đa số tăng ni, thì như thầy Thanh Từ cho biết đó là những nghi lễ của Trung Hoa được sáng chế trong thời nhà Thanh, là thời phật giáo suy đồi, bị Lạt Ma giáo xâm nhập, hủ hóa làm cho biết chất trí tuệ cố hữu của đạo Phật. Như các kinh tụng vẫn tụng những bài kinh dài bằng tiếng Phạn, diễn âm qua tiếng Tàu, nhiều người không hiểu gì cả nhưng vẫn tụng đọc say sưa.


Ngay tại Tây Tạng, là đất của Mật Tông với nhiều thần chú, nhưng đa số cũng chỉ tụng câu Om Mani Padme Hum thôi, chỉ có sáu chữ, và có nghĩa là sự hợp nhất, không thể phân ly giữa Mani, Viên Ngọc Như ý, tượng trưng cho đại Từ Bi và Padme, Bông Sen, tượng trưng cho đại Trí Tuệ (Phạm Công Thiện: Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng, Bông Sen số 20), trong khi đó PGVN lại tụng chú đại Bi bằng "song ngữ" Phạn-Hán: "Nam Mô hắc ra đát na đá ra dạ da..." cả hàng ngàn chữn vô nghĩa, hay chú Lăng Nghiêm: "Nam Mô tát đát tha tô già đa da ra ha đế tam miệu tam bồ đà tỏa, tát đát tha Phật đà cu tri sắc ni sam..." Tiếng gì vậy? Ngay cả những người có bằng tiếng sĩ ngôn ngữ học tiếng Phạn chắc cũng không hiểu nổi cái lối diễn âm này của mấy ông ba Tàu đời nhà Thanh.


Hay Bát Nhã Tâm Kinh, trong Nghi Thức Tụng Niệm Thống Nhất được xử dụng trong các chùa hiện nay, cũng không được dịch ra tiếng Việt và kết thúc bằng câu: "Yết đế yết đế Ba la yết đế. Ba la tăng yết đế Bồ đề tát bà ha" chẳng ai hiểu gì, trong khi nguyên văn Pali là: Gate gate Paragate Parasamgate Bodhi Svaha (tạm dịch là Vượt, vượt, vượt qua, vượt đến bờ bên kia. Giác Ngộ. Ta đã tới nơi rồi). Thần chú, nếu thật là linh nghiệm, thì chỉ có thể là những câu ngắn. Phật, Bồ Tát có tha tâm thông, thiên nhỉ thông không những có thể nghe và hiểu mọi tiếng nói mà còn nghe và hiểu cả tâm tưởng, tư duy sâu thẳm nhất của mọi loài chúng sanh, hà tất phải tụng bằng tiếng Phạn, tiếng Tàu mới là linh nghiệm hay sao?


Các nghi lễ Việt Nam như "Lục Thời Sám Hối" do vua và đại thiền sư Trần Thái Tông sáng chế và áp dụng trong thời nhà Trần, kể từ đời Minh thuộc từ đầu thế kỷ 15 trở về sau, cũng như bộ luật Hồng đức, đều bị những kẻ nô lệ, tay sai văn hóa Tàu tiêu hủy, thay vào đó là các nghi lễ, luật lệ Trung Hoa, và tệ nhất là kể từ đời nhà Nguyễn, từ bộ luật Gia Long đến các nghi lễ Phật giáo đều bắt chước lập khuôn theo luật lệ, nghi lễ nhà Thanh. điều mỉa mai là Nhà Thanh cũng không phải là Trung Hoa mà chính là người Mãn Châu đến đô hộ, thống trị người Tàu và đã áp đặt những luật lệ khắc nghiệt và những lễ nghi lai căng, hổn tạp lên chính nhân dân Trung Hoa. Vua quan, tăng ni kém cỏi, yếu hèn Việt Nam thời Nhà Nguyễn ăn cắp hết tất cả những cặn bã và thuốc độc này để tôn thờ, quỳ lạy, tụng đọc, nhai nuốt mỗi ngày, suốt hàng trăm năm nay. Các danh tăng VN đều hiểu rõ tệ đoan độc hại này, nhưng đao số lại làm lơ, hay