Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (5)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 3034 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Chương ba: Cuộc đời của Huỳnh Phú Sổ


C. Những năm tháng bị quản thúc, lưu đày


Số tín đồ và ảnh hưởng của Huỳnh Phú Sổ càng ngày càng gia tăng trong chưa đầy một năm kể từ ngày khai đạo và trở thành một phong trào tín ngưỡng mạnh mẽ, rộng lớn làm cho Thực Dân Pháp phải lo ngại.


Ngày 18/8/1940 nhân viên công lực tỉnh Châu đốc đến làng Hòa Hảo bắt buộc Huỳnh Phú Sổ phải lập tức theo họ về tòa hành chánh tỉnh Châu đốc, ông không kịp thay áo quần và khi ra đi chỉ kịp cầm theo tấm "giấy thuế thân" (Thời Pháp Thuộc mỗi người dân phải đóng một thứ thuế trên chính con người của mình để trở thành một người dân nô lệ "hợp pháp", gọi là "thuế thân", không đóng "thuế thân"sẽ bị đi ở tù). Tại đây sau vài giờ làm thủ tục, ông giao chuyển qua cho Cò mật thám (trưởng công an) Bazin của tỉnh Sa đéc (sau trở thành giám đốc sở Mật Thám Nam Kỳ). Tên này tra hỏi có phải ông là tác giả mấy quyển Sấm Giảng không? Ông nhận là do chính ông viết. Bazin không tin một thanh niên vừa đúng 20 tuổi, học hành dang dỡ lại có thể sáng tác nổi nên hỏi: "Nếu thật ông viết thì ông thử viết cho tôi coi". Huỳnh Phú Sổ liền sáng tác và viết ngay bài thơ Sa đéc sau đây:


"Muốn lập đạo có câu thành bại,

Sự truân chuyên cú Khách Thiền Môn.

Khắp sáu châu nức tiếng người đồn,

Ta Chịu Khổ, Khổ Cho Bá Tánh.

Tiếng Gọi đời Sông Mê Hãy Lánh,

Chạm lợi quyền giàu có cạnh tranh.

Bước chông gia đường đủ sỏi sành,

đành tách gót lìa quê hương dã.

Ta cũng chẳng lấy chi buồn bã,

Bởi sự thường của Bực Siêu Nhơn.

Dẫu gian lao dạ sắt chẳng sờn,

Miễn Sanh Chúng Thông đường Giải Thoát".


Bài thơ này diễn tả tâm trạng, nguyện lực và nhân cách lớn của một đại Phật Tử, một bồ tát và phảng phất hình ảnh, không khí của các Thánh Tử đạo Phật Giáo, hay của Jesus Christ khi đang bị đóng đinh trên thập tự giá: "Ta chịu khổ, khổ cho bá tánh", dù khi đó ông chỉ mới 20 tuổi.


Nghe xong bài thơ này Bazin phải nhận Huỳnh Phú Sổ là một người xuất chúng, có tâm hồn tôn giáo nhiệt thành và tạm quản thúc ông ở nhà ông Phán đặng. Rồi chỉ hai tháng sau, ngày 23/5/1940, chuyển ông sang ở làng Nhơn Nghĩa, tỉnh Cần Thơ, quản thúc ở nhà ông Hương Võ Mậu Thạnh. Tại cả hai nơi này, quần chúng tìm đến đông đảo để nghe thuyết pháp và xin quy y nhập đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Cho nên chỉ hai tháng sau, ngày 28/7/1940, nhà cầm quyền Pháp đưa Huỳnh Phú Sổ vào bịnh viện Cần Thơ và sau đó chuyển lên nhà thương điên Chợ Quán Sài Gòn.


Cùng thời bên xứ Nga, Stalin cũng đã gán cho những người đối lập với ông ta là những người mắc bịnh tâm thần và đều quản thúc họ ở các nhà thương điên. Tại đây, chính người điều trị, quản thúc là y sĩ Trần Văn Tâm và cả người gác dan cũng quy y đạo Phật Giáo Hòa Hảo và tôn thờ Huỳnh Phú Sổ như một vị giáo chủ. đặc biệt y sĩ Trần Văn Tâm là một trí thức tân học có nghiên cứu Phật Giáo, ông đã bị Huỳnh Phú sổ chinh phục và quy y vì khâm phục kiến thức Phật Học uyên bác, sâu sắc và đạo đức của Huỳnh Phú Sổ.


Không những có tài trị bịnh và thuyết pháp, Huỳnh Phú Sổ còn có khả năng biết những việc xẩy ra trong quá khứ, biết được tư tưởng của người khác, dù cách xa và tiên tri đúng những việc sẽ xẩy ra trong tương lai.


Theo Trần Kim Thiện, con của y sĩ Trần Văn Tâm kể lại thì "Bà kế mẫu của mẹ tôi, sau này trở thành kế mẫu của ông Nguyễn Ngọc Thơ (Phó Tổng Thống đệ nhất Cộng Hòa) được đức Thầy trị cho hết bịnh đau nhức xương trên lưng mà bà đi bao nhiêu bác sĩ trị không dứt, cho nên bà đến xin đức Thầy cho bà "vài chai thuốc Phật" (tức là nước lã mà đức Thầy đã cho bà uống mà dứt bịnh). đức Thầy có trả lời rằng: "Thuốc Phật đâu mà bà xin nhiều đến vài chai? Sao bà không nhớ có lần người ta xin bà một chai nước mắm mà bà còn tiếc không cho, bây giờ lại xin tới vài chai thuốc Phật?". Bà kế mẫu nghe vậy kinh sợ vô cùng "vì chuyện này đã thật sự có xẩy ra khi bà còn ở với ngưới chồng trước là ông Huyện Chơn ở Long Xuyên". Chuyện thứ nhì là chuyện của chính tôi... ba má tôi xuống chúc Tết đức Thầy vì là đầu xuân. đức Thầy có bảo má tôi nên trở về nhà vì có tôi về nhà ăn tết. Má tôi nghe lời đức Thầy trở về nhà thì quả nhiên có tôi ở nhà. Tôi đi lính đóng ở Bắc Việt, xin phép về Sài Gòn ăn tết, nhưng có ý không cho gia đình hay, muốn dành cho ba mẹ tôi một điều bất ngờ thích thú... Tại sao đức Thầy lại biết được dự định trong ý riêng của tôi trong khi tôi ở tuốt xa ngoài Bắc Việt?". (Thành Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc, t. 167-203)


Hay theo lời kể của ông Trần Văn Soái, tự Năm Lửa, một thị giả của Huỳnh Giáo Chủ, thì có một lần nhân rũ mền gối của Đức Thầy, ông thấy một con rệp, ông liền giết chết, không ai hay biết. Nhưng đức Thầy vẫn biết và quở rằng: "Nó cắn tôi chứ đâu có cắn ông mà ông nở giết nó". Hôm sau cũng nhân rũ mền gối, ông Soái thấy một con rệp khác, ông liền lén bắt đem ra phơi nắng, thế nhưng Đức Thầy cũng biết là la ông. Sau đó ít hôm, ông cũng thấy một con rệp khác trên giường của Huỳnh Phú Sổ, lần nầy ông lén bỏ vào miệng nuốt luôn xuống bụng, không ai hay biết cả. Thế những lần này Đức Thầy cũng biết và cười bảo ông: "Hết giết bằng tay, bằng bỏ phơi nắng, bây giờ ông lại giết người ta bằng cách nuốt vào bụng". (Băng giảng Những Mẫu Chuyện Bên Thầy).


Ngoài ra, trong dịp đi khuyến nông, ông làm bài thơ có câu "Thần chết đã tràn vào Trung, Bắc" vào khảng tháng 5 năm 1945 rồi nói với ông Lương Trọng Tường, thủa ấy là chánh thư ký Ban Trị Sự Trung Ương PGHH: "Bây giờ tôi viết Thần chết đã tràn vào Trung, Bắc mà ngày sau người ta sẽ đọc Thằng chệt đã tràn vào Trung, Bắc cho mà coi". Quả nhiên vài tháng sau, Nhật đầu hàng, theo hiệp ước Yalta của các cường quốc Đồng Minh thắng trận, Trung Hoa Dân Quốc cử tướng Lư Hán kéo quân Tàu (người bình dân trong Nam Bộ gọi là Chệt) vào chiếm đóng miền Trung và miền Bắc, từ vĩ tuyến 16 trở lên, và quân Anh chiếm đóng từ vĩ tuyết 16 trở xuống. Vào tháng 5/45, ngay cả những lãnh tụ thế giới như thủ tướng Anh Churchill, tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt, tổng bí thư Cộng đảng Liên Sô Stalin, ký vào hiệp ước Yalta, là hiệp ước phân chia thế giới tập trung vào cục diện Âu Châu, thì họ có lẽ cũng không để ý có điều khoản liên quan đến Việt Nam.


Bằng tuệ giác nào mà Huỳnh Phú Sổ đã tiên tri quân Tàu sẽ vào Trung, Bắc?


Huỳnh Phú Sổ bị quản thúc ở nhà thương Chợ Quán cho đến ngày 5/6/1941. Sau đó ông bị giải qua bót Catinat thẩm vấn 8 ngày và rồi Thực Dân Pháp lưu đày ông đến tỉnh Bạc Liêu, một tỉnh miền Tây xa nhất Sài Gòn, giáp vịnh Xiêm La. Ở đây ông bị quản thúc ở nhà ông Võ Văn Giỏi và chịu sự quy định: không được trị bịnh, không được thuyết pháp và ngày thứ hai mỗi tuần phải đến trình diện tại ty công an.


Tuy nhiên việc di chuyển ông đi ở nhiều tỉnh khác nhau đã là một cơ hội quý giá cho ông truyền đạo, thu nhận thêm nhiều tín đồ và đưa Phật Giáo Hòa Hảo lan rộng khắp đồng bằng sông Cửu Long. Trong giai đoạn bị cưỡng bức dời cư, ông đã viết những vần thơ tự tại: "Càng đi càng biết nhiều nơi. Càng đem chân lý tuyệt vời phổ thông... Ta cũng thương, thương trò liệu điệu, nhưng cũng mừng được dịp phổ thông...". ở bất cứ nơi nào bị lưu đày, Huỳnh Phú Sổ đều mở mang phát triển Phật Giáo Hòa Hảo và niềm tin tôn giáo mãnh liệt đã thắng những sự kềm kẹp, hạn chế của nhà cầm quyền. Nên cuối cùng Thực Dân Pháp dự định lưu đày ông qua Ai Lao. Âm mưu này bị khám phá và một số tín đồ PGHH cùng với sự giúp đỡ của hiến binh Nhựt đã giải thoát ông và đưa ông về Sài Gòn. Phòng Tình Báo Quân Sự Pháp viết như sau:


"Bạc Liêu đã trở thành nơi hành hương của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo. Họ tới thăm Thầy, khi về nhận chỉ thị miệng và sấm giảng, giấu diếm đem phổ biến khắp nơi. đó là những tài liệu, những thông điệp chống Pháp rõ rệt. Cho nên đầu năm 1942, nhà cầm quyền địa phương đề nghị đưa ông Huỳnh Phú Sổ trở về sinh quán. Nhưng Phủ Toàn Quyền quyết định đưa ông đi đày ở Ai Lao. Chỉ vài ngày trước khi thi hành quyết định này, một số tín đồ PGHH với sự tiếp tay của hiến binh Nhật đã tổ chức giải cứu ông đưa về Sài Gòn. Những nhân vật có dính líu trong vụ này gồm có Lương Trọng Tường, Bùi Văn Trung, Cả Vi, Hội đồng điều, trung sĩ hiến binh Nhựt Kimura và tài xế Trần Văn Sơn".


Chi tiết đầy đủ, chính xác hơn được ông Lâm Ngọc Thạch, con ông Lâm Thơ Cưu, người chủ mưu vụ này cho biết như sau: "Việc Pháp khủng bố Cao đài, bắt đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đày đi Madagascar làm cho tín đồ PGHH lo ngại. Khoảng tháng 9 năm 1942 đức Thầy nói riêng cho Biện Hùm biết Pháp có ý định đưa Ngài đi đày xa, ở ngoại quốc, giống như đã đày Hộ Pháp Cao đài đi Madagascar. Biện Hùm về gặp cha tôi (Lâm Thơ Cưu) bàn tính kế hoạch đưa gấp đức Thầy đi nơi khác... Cha tôi liền đến sở hiến binh Nhựt tại Sài gòn nhờ họ giúp... nhưng Kempeitai không cho mượn xe của sở hiến binh, họ tìm dùm chiếc xe hơi dân sự, giao viên thượng sĩ hiến binh Kishi cùng đi với cha tôi và tài xế Ba Xạ"...


Như thế thì rõ ràng việc giải cứu này lo do sáng kiến của tìn đồ PGHH và họ chủ động thực hiện, Nhật chỉ giúp một phần nhỏ. Thái độ của Huỳnh Phú Sổ đối với Nhật rất minh bạch, đó là thái độ thân hữu mà vẫn giữ tư thế độc lập và đường lối, chủ trương của mình, vì bằng tuệ giác, Huỳnh Phú Sổ đã tiên tri chính xác rằng: "Nhựt Bổn ăn không hết nửa con gà". Năm Ât Dậu, 1945 tức năm gà và Nhật đã đầu hàng Đồng Minh ngày 6/8/1945 (Thành Nam, sđd, t. 167-223).

 

D. Thời gian sống tại Sài Gòn và đi khuyến nông tại miền Tây


Từ tháng 10 năm 1942, sau khi thoát khỏi sự kềm tỏa của Pháp và tạm trú an bình ở Sài Gòn, với sự bảo vệ của Nhật, Huỳnh Phú Sổ và PGHH bắt đầu một giai đoạn hoạt động mới: phát triển, củng cố hàng ngũ tín đồ xây dựng hạ tầng cơ sở và cơ cấu điều hành, huấn luyện cán bộ, liên kết với giới trí thức yêu nước, chuẩn bị đấu tranh cứu quốc, một tổ chức quân sự, phong trào Bảo An Phật Giáo Hòa Hảo, cũng được thành lập.

Chỉ trong ba năm ngắn ngủi, từ 1939 đến 1942, Huỳnh Phú Sổ đã có hàng trăm ngàn tín đồ và chỉ thêm ba năm sau đó, đến năm 1945, khi đất nước vỡ bùng trong những biến động chính trị lớn lao, thì Phật Giáo Hòa Hảo đã trở thành một tôn giáo có trên, dưới một triệu tín đồ, được đoàn ngũ hóa, có tổ chức, có kỹ luật, có lãnh đạo.


Trên thật tế, PGHH, chỉ với 6 năm lịch sử, và tuy chỉ giới hạn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đã mạnh hơn, và có những đóng góp lớn lao hơn cả toàn khối Phật Giáo cổ truyền có gần 2.000 năm lịch sử trong giai đoạn sôi động 1945-1947.

Năm 1945 nạn đói khủng khiếp đã xẩy ra ở miền Bắc đưa đếm một thảm cảnh bi đát trong lịch sử cận đại VN: gần hai triệu người Việt bị chết đói.

         

Huỳnh Phú Sổ sáng tác bài Khuyến Nông và đi du thuyết tại 107 địa điểm ở các tỉnh miền Tây trong suốt hai tháng, từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1945, để kêu gọi nông dân tăng gia sản xuất hầu có dư thêm lúa gạo cứu trợ đồng bào miền Bắc.


Có nơi ông nói chuyện trước 10.000 người, ít lắm cũng một, hai ngàn người và có ngày ông diễn thuyết trước cả 5,6 chỗ khác nhau.


Đây là dịp ông trở lại miền Tây và gặp lại tín đồ sau hai năm xa cách nên các tín đồ PGHH đã vô cùng vui mừng, tiếp dón vô cùng trang nghiêm, long trọng, họ dựng các khải hoàn môn, bày các hương án dọc hai bên đường để bày tỏ lòng tôn kính, các tín đồ nam phụ lãi ấu đứng chờ cả buổi, cả ngày hai bên đường để mong được gặp vị Giáo Chủ đáng yêu đáng kính của họ.


Có người ghi nhận là ông được đón tiếp "còn hơn cuộc tiếp rước quan Toàn Quyền đi kinh lý". Dịp này số tín đồ quy y, gia nhập PGHH gia tăng mạnh mẽ và một không khí yêu nước, yêu đồng bào, tích cực sản xuất và chuẩn bị hành động cứu quốc lan tràn sôi nổi khắp miền Tây. Tinh thần này đã tỏa ra sôi sục từ bài Khuyến Nông của ông:


         "Kẻ phu tá cũng là trọng trách,

         Cứu giống nòi quét sạch non sông.

         Một phen vác cuốc ra đồng,

         Thề rằng ruộng phải được trồng lúa khoai.

         Mưa nắng ấy đâu nài thân xác,

         Chí hy sinh dầu thác cũng cam."


Lời hịch khuyến nông này cũng là lời hịch kêu gọi tín đồ sẵn sàng đứng lên như ông Lê Minh Điều tự thuật: "Tôi là người làm ruộng ở Sa đéc và có tham gia phong trào Bản An PGHH. Khi nghe được bài Khuyến Nông của đức Thầy, chúng tôi thảo luận với nhau và đồng ý rằng thời cuộc đã đến lúc xoay chuyển, cho nên đức Thầy mượn cơ hội khuyến nông để kêu gọi tín đồ hãy sẵn sàng để hy sinh cho đất nước". (TN, sđd, t 211).


Chẳng bao lâu sau, như dự kiến của Huỳnh Phú Sổ, Nhật Bản bị liên tiếp thảm bại, bị Hoa Kỳ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai phố Hiroshima và Nagasaki và đầu hàng vô điều kiện vào ngày 15/8/1945. Một vận hội mới mở ra cho dân tộc Việt Nam. Huỳnh Phú Sổ, trong giai đoạn này, đã sáng tác một bài thơ tuyệt vời...


         "Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha,

         đền xong nợ nước thù nhà.

         Thiền môn trở gót Phật đà Nam Mô".


Ông Việt Nam còn hơn cả những người Việt Nam nhất, ông là Phật Giáo hơn cả những người Phật Giáo nhất. ông là một đại Phật Tử, đại thiền sư, đại  bồ tát.


Qua ba câu thơ này, và qua cuộc đời ông, đã gói trọn, một cách viên mãn, đã kết tinh, một cách rực rỡ, đã hiển sinh, một cách chói lọi, truyền thống yêu nước, truyền thống hành động của Dân Tộc Việt Nam và của Phật Giáo Việt Nam.


Trong giai đoạn dầu sôi lửa bỏng này, dù chỉ mới 25 tuổi, Huỳnh Phú Sổ đã thành lập hay tham gia, và đóng góp ở vai trò lãnh đạo các tổ chức cách mạng yêu nước sau đây:


Năm 1945:

- Việt Nam Phật Giáo Liên Hiệp Hội

- Việt Nam Vận động độc Lập Hội;

- Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất;

- đệ Tứ Sư đoàn Dân Quân;


Năm 1946:

- Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp (Chủ Tịch);

- Việt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng (Lãnh tụ và linh hồn);


Năm 1947:

- Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Nam Bộ (Ủy Viên đặc Biệt);

- Mặt Trận Toàn Quốc.


Cuốn Thất Sơn Mầu Nhiệm đã trình bày khá chi tiết cuộc hành trình khuyến nông tại miền Tây của Huỳnh Phú Sổ:


"Khởi hành tại Sài Gòn nơi căn nhà số 38 đường Miche ngày 10-5-1945, đức Thầy và ông Lương Trọng Tường cùng vài đệ tử thân tín xuống Cần Thơ rồi qua Cái Răng, Sóc Trăng, Bãi Xào. Sau khi khuyến nông thuyết pháp, đức Thầy đến Bác Liêu khuyến nông và thuyết pháp tại đình Tân Hưng, thính giả đông nghẹt... Tỉnh trưởng, thẩm phán và nhiều nhà trí thức trong tỉnh lỵ có đến dự thính. Sau hai giờ chăm chú xem, nghe, mọi người đều thán phục tài hùng biện của đức Thầy. Bữa sau, đức Thầy đi khuyến nông tại Vĩnh Châu, chiều lại, Ngài thuyết pháp ở Sóc đồn. Ngày kế đến, đức Thầy đi ghe vô chùa Linh Quang Tự. Chính đức Thầy đã đặt tên cho ngôi chùa này và có làm hai câu liễn như vầy:


a. Phật pháp khai thông, khổ hải trùng trùng tâm bất khiếp, trần duyên bế tắt, liên đài điệp điệp đạo vô cùng.

b. Phật pháp hoằng khia, chuẩn tế thương sinh đăng giác ngạn, trần tâm tịnh tận, siêu thăng cực lạc tọa liên đài.


Khi đức Thầy vừa đến thì trong chùa nổi trống sấm, gióng đại hồng chung, và gõ mõ tiếp nghinh trọng thể. Thấy vậy, đức Thầy hỏi ông giáo thọ có biết chuyện tích về chuông mõ chăng? Thấy ông lúng túng, đức Thầy liền tiếp: "Thôi, để lát nữa Thầy sẽ nói cho mà nghe". Thế rồi trong khi thuyết pháp, đức Thầy có nhắc lại chuyện