Con người Đại Đạo và cõi Bồ Đề

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 2152 | Cật nhập lần cuối: 11/24/2018 8:49:25 AM | RSS

CON NGƯỜI ĐẠI ĐẠO

Khái niệm con người Đại Đạo: Trong bộ thánh giáo Cơ Quan PTGL, kể từ khi mới thành lập, lần đầu tiên Ơn Trên sử dụng cụm từ “con người Đại Đạo” vào năm 1972 do Đức Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân dạy tại Chí Thiện Đàn về “Minh đức trong con người Đại Đạo” .

(Chí Thiện Đàn (Minh Đức Nho Giáo), Tuất thời 26 tháng 8 Nhâm Tý (3.10.72)

Lần thứ hai, Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo nhắc đến khái niệm con người Đại Đạo vào năm 1980:

“Quá khứ, hiện tại, vị lai, dòng sông muôn ngõ rồi cũng quy về biển cả. Sứ mạng Thiên ân của con người Đại Đạo là biển cả là bản thể vô biên. Ai chưa ở vào chủ vị đó là chưa đạt đến sứ mạng cứu độ kỳ ba trong quyền pháp Đạo”.

(Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 9 giờ Rằm tháng 4 Canh Thân (28.05.1980)

Đọc kỹ thánh giáo trong hai lần này, chúng ta thấy Ơn Trên bắt đầu nâng ý thức về người đạo Cao Đài lên nhận thức về con người Đại Đạo.

Lần đầu, không phải ngẫu nhiên Đức Hiệp Thiên Đại Đế nói đến con người Đại Đạo khi dạy về cương lĩnh “Minh đức” trong sách Đại Học của Nho tông. Theo Nho gia, Minh đức là cái đức sáng nơi nội tâm con người. Cái đức sáng ấy không đơn thuần là trí thông minh, mà là lương tâm, lương tri hay hơn nữa là thiên tâm. Nên trước khi dạy về Minh đức, Ngài mở ra một tiền đề như sau:

Trước khi nhìn rõ hơn về Minh Đức, cũng nên có một cái nhìn sơ qua về Đại Đạo, hơn nữa con người Đại Đạo. Đã biết Đạo là cái gì bất khả ngôn khả thuyết, nhưng nó hiện hữu mọi nơi, mọi thời mà mang cho quần sinh một sức sống miên trường không hư mất từ đời này sang đời nọ, từ nơi này sang nơi khác, để thị hiện cái đức sinh tồn của Tạo Hóa bằng tình thương Thượng Đế, bằng sự hỗ tương lẫn nhau trong cơ sinh tồn dưỡng dục và tiến hóa.”

Trong cái nhìn về Đại Đạo trên đây của Đức Quan Thánh Đế Quân, chúng ta thấy đã hàm ý về đức tính con người Đại Đạo là “thị hiện cái đức sinh tồn của Tạo Hóa bằng tình thương Thượng Đế, bằng sự hỗ tương lẫn nhau trong cơ sinh tồn dưỡng dục và tiến hóa.”. Đây cũng chính là ý nghĩa của nguyên văn câu “Đại học chi đạo tại minh minh đức” trong sách Đại học. “Minh đức” là “đức sinh tồn” tiềm ẩn nơi mỗi con người; và “minh Minh đức” là thể hiện, phát động cái đức ấy thành tình thương, thành hành động tương thân tương ái giữa mọi người để cùng tiến hóa.

Lần thứ hai, Đức Giáo Tông cho ta khái niệm sứ mạng của con người Đại Đạo là “sứ mạng thiên ân”. “Thiên ân” có nghĩa thọ nhận ân Trời, nên sứ mạng thiên ân còn được gọi là “sứ mạng thế thiên hành hóa”, tức thay Trời hành đạo, giáo hóa nhân sanh. Nhưng muốn trở nên bậc thiên ân, phải đứng vào “chủ vị” của con người Đại Đạo. Chủ vị đó là “biển cả”, là “bản thể vô biên”, tức là đứng trên vị trí của tâm vô phân biệt, tâm đại đồng, mang bản chất của bản thể đại đồng dân tộc, hơn nữa, bản thể đại đồng nhân loại. Đó chỉ mới là cái TÂM, còn cái ĐỨC của con người Đại Đạo đứng vào chủ vị ấy chính là “sứ mạng cứu độ kỳ ba”. Và hơn nữa, “sứ mạng cứu độ kỳ ba trong Quyền pháp Đạo”. Vì phải ở trong Quyền pháp Đạo mới duy trì được thiên ân.

1. Sơ đồ vị trí của con người Đại Đạo

Phát họa sơ đồ tổng thể các tầng lớp tâm thể con người hoàn chỉnh, chúng ta sẽ thấy rõ hơn chỗ đứng của con người Đại Đạo:

Trước hết, Con Người Đại Đạo phải là một Nguyên nhân; đó là người đạt đến Thượng trí tức cái Chơn tri làm chủ mọi tri thức (hạ trí) và tình thức. Kế đến, Nguyên nhân ấy thọ bẩm tinh thần đắc nhất của tâm linh (thuộc cõi Bồ đề ) để sử dụng chơn tri của thượng trí mà thi hành sứ mạng.

Như thế bản chất của người thiên ân sứ mạng là bản chất Đại Đạo, là tình bác ái bao dung tất cả khiến người sứ mạng hành động vô tư, hiệp nhất được mọi đối tượng trên từng nấc thang tiến lên lý tưởng chân thiện mỹ của loài người. Chỉ có bản chất Đại Đạo mới hóa giải được mọi đổ vỡ phân ly hận thù trong lòng nhân thế gây ra biết bao sóng gió phủ phàng cho cuộc đời. Nên “hoài bão sau cùng của sự rạn nứt tinh thần nhân loại cũng nhắm vào chất nhựa tình thương phát nguyên từ nguồn sống đạo vô biên”(Đức Phan Thanh Giản; Trúc Lâm Thiền Điện, 08-04 Tân Hợi (02.05.1971); Thánh Giáo Sưu Tập 1970-1971, tr .214.)

CÕI BỒ ĐỀ THEO THÔNG THIÊN HỌC

(https://www.facebook.com/ChiaSeThongThienHoc/posts/113727782121692)

Tại thái dương hệ của chúng ta có bảy cõi, kể từ trên xuống dưới là:

1)– Cõi Tối đại Niết bàn. (Mahaparanirvana).
2) – Cõi Đại Niết bàn (Paranirvana).
3) – Cõi Niết bàn (Nirvana).
4) – Cõi Bồ đề (Plan Bouddhique ou Plan de l’Intuition).
5) – Cõi Thượng giới (Plan Mental).
6) – Cõi Trung giới hay là Dục giới (Plan Astral).
7) – Cõi Hạ giới hay là Hồng trần (Plan physique).

Mỗi cõi đều làm bằng một chất khí.

Cõi Bồ-đề:

Tiến ‘lên cao’ [từ cõi 7, 6, 5], là cõi thứ tư, tức là cõi bồ-đề hay cõi của trực giác, lý trí thuần khiết, sự điều hòa và phản ánh nguồn Bác ái Đại đồng. Bồ-đề là năng lượng, thành phần của các chiều tinh thần cao siêu trong cơ cấu của chúng ta, gọi là “tam nguyên tinh thần”.

CÕI BỒ ĐỀ theo Thánh giáo Đức Diêu Trì Kim Mẫu

Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 9 giờ đêm ngày mùng 1 tháng Giêng năm Giáp Tý

Thi:

Thềm Xuân rực rỡ cánh hoa mai, Giá Hạc thừa lương đến cõi này, Thánh viếng con hiền câu đạo lý, Dặn dò trẻ thảo bước trần ai, Giữ lòng thanh tịnh ngừa phong vũ, Dọn đất Bồ Đề sạch gốc gai. Dầu một dầu ba thi rán đỗ, Tin Xuân chờ đợi trước Diêu Đài.

***

Nước thanh lương ma ha nhuận rưới, Bồ đề tâm phá lưới bàng môn ; Quang minh lý trí giác hồn, Xuất thần tiếp xúc Thiên Tôn như nguyền.

***

Mẹ khuyên các con nên nhớ: Muốn vun cội bồ đề phải nhân trong miếng đất phiền não mà vun. Nếu vì miếng đất phiền não con không được cội bồ đề, tất nhiên con phải chịu trong luân hồi chuyển kiếp.

***

Khi các con đã thật lòng bác ái, các con không còn thấy người sang kẻ hèn, người dại kẻ khôn, người uy quyền kẻ yếu đuối, người thân kẻ sơ. Đã không chia cách như vậy, lòng các con là một cõi bồ đề, một cõi niết bàn, một Cung Diêu Trì và chính con sẽ ở trong Thượng Đế.

***

Tâm cùng Trời Đất huyền đồng, Thân hoà vạn hữu ngoài vòng biển mê. Là con đem Đạo Bồ Đề, Đất Trời Vạn Vật quay về một tâm. (Đức Vô Cực Từ Tôn Ngày 14 tháng 8 năm Bính Thìn)

BÀN LUẬN

Đức tính của con người Đại Đạo như lời dạy của các Đấng Thiêng liêng là những đức tính có phẩm chất thuộc vể CÕI BỒ ĐỀ vì Cõi Bồ Đề là cõi của Tâm Vô Phân Biệt, Tâm Đại đồng-Đắc nhất, trên cả Hạ giới, Trung giới, thuộc về Thượng giới bậc cao (Plan mental superieur = Plan bouddhique), kề cận cõi Niết Bàn như Thánh giáo Đức Diêu Trì Kim Mẫu dạy:

Khi các con đã thật lòng bác ái, các con không còn thấy người sang kẻ hèn, người dại kẻ khôn, người uy quyền kẻ yếu đuối, người thân kẻ sơ. Đã không chia cách như vậy, lòng các con là một cõi bồ đề, một cõi niết bàn, một Cung Diêu Trì và chính con sẽ ở trong Thượng Đế.”.

Thiện Chí
Nguồn: nhipcaugiaoly.com

____________

Tham khảo các cõi vô hình theo Thông Thiên Học

Con người Đại Đạo và cõi Bồ Đề

Ghi Chú: Cõi Bồ Đề trên vach màu xanh thuộc về Thương giới (Pkan mental)

Tham khảo sơ đồ các cõi
Các cõi trong Vũ Trụ với những danh từ theo Thông Thhiên Học và Huyền Bí Học
Các cõi trong Vũ Trụ Hồn thể Quả vị
Tam Thanh Thiên
Le plan Nirwana Cõi Tối Đại Niết Bàn Chơn Linh với
Kim Thân A nậu đa la tam diệu tam bồ đề
Cõi Đại Niết Bàn Tam diệu tam bồ đề
Cõi Niết Bàn Linh hồn với Kim Thân Phật vị hay Đại giác Kim Tiên
Thượng giới
Le plan mental Cửu Trùng
Thiên Cõi Bồ Đề Anh hồn với Pháp Thân Bồ Tát hay Thiên Tiên
Cõi Thượng Thiên
Le plan mental supérieur Nhơn hồn với Cái Trí
Le corps mental Địa Tiên
Cõi Hạ Thiên
Le plan mental inferieur Nhơn hồn với cái trí Nhơn Tiên
Trung giới
Le Plan astral
(Cõi Sáng) Cõi Trung giới thanh nhẹ
Le plan astral Thánh thể với cái Vía thanh nhẹ Thánh vị
Cõi Trung giới Chơn thần với Cái Vía bình thường Thần vị
Hạ giới hay Cõi Phàm trần
Le plan physique Cõi Phàm
Cõi vật chất hữu hình Khí thể Thân Tứ Đại với Không khí, Ngũ khí, Hư Vô chi khí, Tam bửu Âm nhơn , các:đồng bóng, ma hiện hình nhờ chất Ether
Vật thể: Đất, nước, gió, lửa Phàm nhơn