Học lại ý nghĩa ngũ nguyện

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 680 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Mở đầu bài nói chuyện hôm nay, Ban Cai Quản chúng tôi xin nhấn mạnh hai chữ học lại. (1)

 

Nói học lại, vì phần đông chúng ta đều có hiểu biết ít nhiều về Ngũ Nguyện. Tuy nhiên, do lâu ngày không ôn luyện mà chúng ta không nhớ được trọn vẹn ý nghĩa Ngũ Nguyện. Bởi vậy, mặc dù chúng ta vẫn đọc Ngũ Nguyện ra rả bốn lần một ngày mà phần đông lại không làm đúng theo nội dung năm lời đại nguyện của mình trước Thiên Bàn.


Chúng ta đã quỳ trước Thiên Bàn và chính miệng mình đọc to lên năm lời đại nguyện trước Thầy Mẹ và các Đấng bốn lần một ngày, nhưng sau đó chúng ta không làm đúng theo đại nguyện. Vậy là chúng ta đắc tội trước luật Thiên điều rồi!


Ban Cai Quản chúng tôi nghĩ tới điều này mà sợ. Sợ cho bản thân mình và sợ giùm bổn đạo trong thánh thất Bàu Sen đang thuộc trách nhiệm của Ban Cai Quản là chăm sóc về mặt tu hành.


Thật ra, Ban Cai Quản chúng tôi cũng đang tu đang học như quý huynh tỷ, đệ muội. Chúng tôi cũng rất cố gắng vượt lên chính mình, ráng học hỏi để nâng cao trình độ bản thân, đồng thời đem ra chia sẻ với quý huynh tỷ, đệ muội.


Do đó, bài nói chuyện này đúng nghĩa là một cơ hội để chúng ta ôn học, chia sẻ với nhau lời Tiên tiếng Phật, ngõ hầu cùng nương tựa nhau đồng lòng tu tiến trong tinh thần đồng Thầy, đồng Đạo, đồng thánh thất.


Ban Cai Quản chúng tôi mạnh dạn nói với quý huynh tỷ, đệ muội như vậy bởi vì chúng tôi luôn luôn ghi nhớ lời Đức Vạn Hạnh Thiền Sư từ bi khuyến khích:


Hiểu một việc, làm một việc. Hiểu một đoạn đường nên dìu dẫn kẻ khác đi trên đoạn đường ấy. Hiểu một lời chơn lý, nên phổ truyền lời chơn lý ấy cho kẻ khác. Hiểu một quyển kinh, nên đem quyển kinh ấy phổ biến cho kẻ khác cùng hiểu.


Việc làm với tâm thành chí chánh chí chơn, vô tư kỷ tư lợi, đó là đã làm được việc đạo trong đời của mình rồi. Đừng bao giờ có mặc cảm rằng đợi học hỏi nghiên cứu cho cùng tận rồi mới đem phổ truyền cho kẻ khác.


Đạo pháp trường lưu, bao la lớn rộng, nào ai dám nói rằng mình đã hiểu rốt ráo, biết tận cùng, dầu đó là hàng Phật Tiên Thánh Thần, và các bậc ấy vẫn còn đang học đạo kia mà, nhưng vẫn hành đạo luôn luôn.” (2)


Sau đây chúng ta sẽ lần lượt ôn học với nhau sáu đề mục, là hai chữ Nam và năm câu nguyện.


1. NAM MÔ


Khi tụng Ngũ Nguyện, chúng ta bắt đầu bằng cách niệm nam mô.

Nam là gì?


Chúng ta niệm nam mô để khởi đầu cho lời cầu nguyện. Thí dụ: Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Vì thế, sau này nhiều vị cao tăng Việt Nam đã dịch nam môkính lạy.

‚Nam còn được giảng là quy y.

Quy là trở về. Y là nương theo, dựa theo.


Vậy quy y nghĩa là trở về với chánh đạo, nương dựa vào chánh pháp để tu hành.


ƒNam còn được giảng là quy mạng hay quy mệnh.

Quy, như đã nói trên, nghĩa là trở về. Mạng (mệnh) là mạng sống của mình; còn có nghĩa là mạng lịnh của bề trên truyền xuống.


Tổng hợp ba ý nghĩa trên đây, chúng ta hiểu như sau:


Khi tụng Ngũ Nguyện, chúng ta khởi đầu bằng cách niệm nam mô, có nghĩa là:


Chúng ta kính lạy Thầy Mẹ và các Đấng thiêng liêng chứng giám cho chúng ta đọc lời phát nguyện.

‚Chúng ta hứa xin nương theo chánh pháp để đọc Ngũ Nguyện.

ƒChúng ta hứa xin đem đời mình hướng về chánh pháp và vâng theo lời truyền dạy của Thầy Mẹ và các Đấng thiêng liêng để thực hành Ngũ Nguyện trong đời mình.


Nếu chúng ta hiểu sâu xa hai chữ Namnhư vậy, chúng ta đâu dám khinh lờn dể ngươi, đâu dám xem việc đọc Ngũ Nguyện như một “thủ tục” kết thúc thời cúng. Chúng ta càng không thể đọc Ngũ Nguyện như lời nói suông ở đầu môi chót lưỡi. Vì vậy, để thực hành thật đúng Ngũ Nguyện, chúng ta nên hiểu rõ và ghi nhớ trong lòng ý nghĩa từng lời nguyện một.


2. NHỨT NGUYỆN ĐẠI ĐẠO HOẰNG KHAI


Hai chữ Đại Đạo trong lời nguyện này tức là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, mà nói gọn là đạo Cao Đài. Chúng ta nhớ rằng Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo Lý Thái Bạch dạy như sau: “… đạo Cao Đài nói tắt, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ nói nguyên văn”. (3)


Vậy lời nguyện thứ nhứt là cầu xin cho đạo Cao Đài được mở mang rộng khắp, phát triển ra nhiều địa phương, ra khắp đất nước, ra cả bốn biển năm châu.

Khi nguyện như vậy chúng ta có ảo tưởng chăng?


Thưa không. Bởi vì hồi mới khai Đạo, Đức Chí Tôn đã tiên tri:

Một nước nhỏ nhen trong vạn quốc,

Ngày sau làm chủ mới là kỳ!


Nhưng nguyện lớn như vậy mà chúng ta có tạo điều kiện để bản thân mình đủ khả năng góp phần vào việc lớn là hoằng khai Đại Đạo không?

Nếu chúng ta không siêng lo tu học, không chăm chỉ trau giồi giáo lý cho thông suốt thì chúng ta đâu có thể hoằng khai Đại Đạo!

Chúng ta đừng nghĩ lầm rằng hoằng khai Đại Đạo là việc quá lớn, xin để dành phần cho các Đấng thiêng liêng trên Bạch Ngọc Kinh và phó thác hết cho các Hội Thánh, các vị đại Thiên ân chức sắc gánh vác.


Để thức tỉnh cho những ai còn có suy nghĩ không đúng ấy, Đức Đông Phương Chưởng Quản dạy như sau:


“Nhứt nguyện Đại Đạo hoằng khai, nhưng cứ ngồi khoanh tay chờ đợi quyền năng vô hình nào để đến hoằng khai cho mình.

(…) Thế Thiên hành đạo không phải chỉ ở hàng chức sắc, chức vụ phẩm vị cao, mà bất cứ ai có tâm thành vì Đạo, có nhận thức đạt được lý Đạo, đều có thể hoằng khai với bất cứ hình thức nào.” (4)


Đức Quan Âm Bồ Tát giảng dạy cho chúng ta hiểu thêm về câu Nhứt nguyện Đại Đạo hoằng khai như sau:

“Thử hỏi hoằng khai là gì? Có phải phát triển, khai phóng, mở rộng từ cơ sở đến giáo lý cho quảng đại quần chúng hiểu biết và làm theo hay chăng? Chớ không có nghĩa là đóng khung trong hình thức nhỏ hẹp như một Hội Thánh, một thánh thất hoặc tịnh thất để cho một thiểu số người mà dám gọi là Đại Đạo hoằng khai.” (5)


Qua lời dạy của Đức Quan Âm Bồ Tát, chúng ta hiểu rằng hoằng khai Đại Đạo có một yếu tố rất quan trọng là đem giáo lý Cao Đài truyền rộng ra cho đại chúng, vượt ra ngoài khuôn khổ giới hạn của một Tòa Thánh, một Hội Thánh, một thánh thất hay thánh tịnh.

Dĩ nhiên, hoằng khai Đại Đạo được tới tầm mức như thế thật sự không dễ dàng, luôn gặp rất nhiều khó khăn trở ngại, nhiều chông gai, thậm chí là nguy hiểm nữa.


Do đó, chúng ta thấy Đức Khổng Tử, Đức Thích Ca, Đức Chúa… khi xưa truyền đạo đều bị kẻ dữ tìm cách hãm hại.

Thế nên, ngày nay chúng ta muốn hoằng khai Đại Đạo thì phải can đảm, giữ vững đức tin vào ơn soi dẫn, bảo bọc, che chở, hộ trì của Thầy Mẹ và các Đấng thiêng liêng. Chúng ta ghi nhớ lời dạy của Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn như sau:

Nhứt nguyện Đại Đạo hoằng khai

Vì đời nào ngại chông gai dữ lành.(6)


3. NHÌ NGUYỆN PHỔ ĐỘ CHÚNG SANH


Hai chữ Phổ độ có ý nghĩa rất sâu xa.

Phổ là rộng khắp, tức là nói tới quy mô to tát, số lượng đông đảo. Độ là chở qua sông. Kinh sách dạy đời này là sông mê bể khổ. Đức Chí Tôn đem Đạo cứu đời, tức là đem chánh pháp làm con thuyền bát nhã chở chúng sanh vượt khỏi sông mê biển khổ, sang qua tới bờ bên kia là giải thoát.


Để đúng ý nghĩa phổ độ, con thuyền cứu độ phải rất lớn mới mong chở được số đông chúng sanh rời khỏi bến mê mà qua tới bến bờ giải thoát.


‚Hai chữ Chúng sanh trong lời nguyện này là con người ở chung quanh chúng ta. Hẹp là đồng đạo của mình; rộng hơn là đồng bào của mình, không phân biệt xu thế tín ngưỡng, màu sắc tôn giáo… Rộng hơn nữa là toàn thể nhơn loại.


Khi hiểu cặn kẽ như vậy, chúng ta càng thấm thía vì sao Đức Quan Âm Bồ Tát dạy:


Nhì nguyện phổ độ chúng sanh. Phổ độ có nghĩa là mở rộng cùng khắp, độ rỗi chúng sanh tu thành chánh quả, không phân biệt màu da chủng tộc và tông phái, chớ không có nghĩa là chỉ nói đi nói lại bao nhiêu đó cho người tín hữu Cao Đài mà thôi.” (7)


Từ ý nghĩa này, suy ra chúng ta muốn làm được trọn vẹn việc phổ độ thì mình phải có khả năng rất nhiều, phải thông thạo giáo lý để giảng giải, thức tỉnh người khác. Nếu mình không chịu học hỏi giáo lý, chỉ bằng lòng với việc quỳ hương, cúng bái thì làm sao trọn nghĩa hai chữ phổ độ!


Phổ độ không phải chỉ bằng lời lẽ suông, mà phải cảm hóa người khác bằng tâm đạo chơn thành của mình. Như vậy, mình phải rèn tâm sửa tánh, phải biết tu thiền để có thần lực giúp cho lời giảng giải đạo lý của mình có sức mầu nhiệm cảm hóa người nghe.


Ngoài ra, nhờ tu thiền, mình còn có thể hồi hướng điển lành về cho bá tánh, hồi hướng cho những chúng sanh khuất mặt đang vất vưởng núp ở tàn cây ngọn cỏ chung quanh nhà mình, chung quanh thánh thất mình. Nhờ sự hồi hướng đó, bá tánh được an lành, vong linh khuất mặt cũng được dự phần tu học với mình mà mau siêu thoát.


Tóm lại, khi nguyện phổ độ chúng sanh, chúng ta vừa phải lo học giáo lý, lo tu thiền, vừa phải lo trau dồi tánh hạnh cho thành người hiền đức. Quả thật là khó khăn biết bao! Thế nên Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn khuyên chúng ta:

Nhì nguyện phổ độ chúng sanh,

Quyết đem hoằng hóa Đạo lành giáo dân. (8)


Quyết là quyết tâm vượt qua thói biếng lười, quyết tâm vượt qua khó khăn trở ngại. Có quyết tâm như vậy chúng ta mới siêng học giáo lý, siêng công phu thiền định, siêng rèn tâm sửa tánh theo Ngũ Giới Cấm và Tứ Đại Điều Quy.


Ơn Trên thấy chúng ta miệng đọc Nhì nguyện phổ độ chúng sanh mà làm không đúng nên nhiều lần từ bi khuyên dạy. Chẳng hạn, Đức Đông Phương Chưởng Quản nhắc nhở:


“Nhì nguyện phổ độ chúng sanh, nhưng cứ thu hình trong cái vỏ ốc ích kỷ ngàn đời và chờ đến phép mầu vô lượng nào đó để đến cứu rỗi mình.” (9)


Tức là chúng ta nguyện phổ độ, nhưng thờ ơ thụ động, và cứ “khoán trắng” chuyện phổ độ cho Ơn Trên! Thầy dạy chúng ta Thiên nhơn hiệp nhứt; vì vậy ta phải ý thức và chủ động cộng tác với Trời Phật Tiên Thánh để phổ độ chúng sanh.


Trong sự phổ độ có bao gồm ý nghĩa phổ thông, phổ truyền giáo lý để giác ngộ cho người khác. Thế nhưng chúng ta không cố gắng chăm chỉ học giáo lý thì làm sao phổ thông giáo lý!


Có người lại vin vào lý do mình chỉ là một tín đồ nhỏ bé nên không có quyền gì tham gia vào việc phổ thông giáo lý. Suy nghĩ này không đúng, bởi lẽ Đức Giáo Tông Đại Đạo Thái Bạch Kim Tinh khuyên dạy:


“Còn sự phổ thông giáo lý Đại Đạo cũng không dành riêng cho lớp người nào. Ai cũng có thể làm được, miễn là hiểu được đường lối, mục đích và chủ trương cao cả của nó. Việc làm này không luận là lớn tuổi, nhỏ tuổi, không luận là Hội Thánh hay Tòa Thánh, cũng không luận là có đạo nhiều năm hay người mới vào, ít tuổi đạo. Nó đã đến, đang đến và sẽ đến với những ai am tường Thiên ý, học hỏi đạo lý, tận tụy phổ thông, say sưa truyền bá.” (10)


Nếu chúng ta tuân theo lời dạy của Đức Giáo Tông, mỗi tín đồ đều cố gắng học cho thông giáo lý, thì một thánh thất có vài trăm tín đồ tương đương với vài trăm người nhiệt thành lo phổ thông giáo lý. Nếu tất cả mọi thánh thất, thánh tịnh ở đâu cũng đều làm được như thế, chắc chắn câu Nhì nguyện phổ độ chúng sanh sẽ mau kết quả.


4. TAM NGUYỆN XÁ TỘI ĐỆ TỬ


Đệ tử là học trò. Chúng ta tự xưng mình là đệ tử trước Thầy Mẹ và các Đấng thiêng liêng. Do đó lời nguyện thứ ba nhắm vào bản thân mình.


Mình xin Ơn Trên xá tội cho mình, tức là đã thú nhận mình có tội. Vậy mình đã gây nên những tội gì mà cầu xin được tha tội?

Thông thường chúng ta quen đọc câu nguyện thứ ba như máy, tức là đọc mà không thèm suy nghĩ, không thèm ý thức tự hỏi lương tâm xem mình đã phạm những tội gì.


Nếu mình không nhận ra mình đã phạm tội gì thì làm sao Ơn Trên xá tội cho mình được!

Cho nên mỗi ngày có bốn lần cúng thời là bốn lần mình xin xá tội, nhưng cụ thể là những tội gì thì mình… mơ hồ! Rốt cuộc ngày nào mình cũng xin xá tội mà tội vẫn không hết, và cứ lặp đi lặp lại tội lỗi của mình hoài.


Muốn biết trong ngày mình đã phạm lỗi gì thật ra không khó. Chúng ta cứ thành tâm kiểm điểm bản thân, lấy Ngũ Giới Cấm và Tứ Đại Điều Quy ra làm chuẩn thì sẽ thấy ngay tội lỗi của mình.

Bản thân mình có tội nhưng mình rất dễ rộng lượng tự tha thứ, tự khoan dung cho mình. Bằng cớ là mình đâu có thèm nhớ xem mình đã phạm tội gì. Vì vậy mình không hề thấy lương tâm cắn rứt, xấu hổ, ăn năn.


Ngược lại, mình rất nghiêm khắc với lỗi lầm của người khác. Mình ghim sâu vào lòng dạ những gì mà người khác đã làm cho mình buồn khổ, giận hờn…

Cho nên câu nguyện thứ ba còn có ý nghĩa sâu xa là mình biết xin xá tội cho bản thân thì đồng thời cũng phải biết hỷ xả, tha thứ cho người khác.


Kinh Thánh chép lời Chúa Giêsu dạy như sau:


“Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em.” (Matthêu 6:14-15)


Ngày nay, Đức Đông Phương Chưởng Quản dạy chúng ta không khác hơn lời Chúa:


“Tam nguyện xá tội đệ tử, nhưng cứ cố chấp những lỗi lầm sơ suất của kẻ dưới, bề trên và đồng đạo chung quanh…” (11)


“Câu thứ ba [Tam nguyện xá tội đệ tử] là đối với tất cả mọi người chung quanh mình, từ trên tới dưới, từ lớn tới nhỏ, đều sẵn sàng khoan dung tha thứ, dù ai gây lỗi với mình cũng vậy.


Một khi biết cầu khẩn Đấng Chí Tôn tha thứ lỗi lầm của mình, thì mình hãy thể theo lòng từ ái của Ng&