Mùng 9/1: Khánh Đán Đức Chí Tôn học lời Đức Chí Tôn dạy (2)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 974 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

III. TRIỂN KHAI: HỌC TẬP LỜI ĐỨC CHÍ TÔN DẠY:

 

- THÁNH GIÁO:

Thầy đã nói với các con rằng: Khi chưa có chi trong càn-khôn Thế-Giới thì khí Hư-Vô sanh ra có một Thầy và ngôi của Thầy là Thái-Cực.

1. Thầy phân Thái-Cực[1] ra Lưỡng-Nghi, Lưỡng-Nghi phân ra Tứ-Tượng, Tứ-Tuợng biến Bát-Quái, Bát-quái biến-hóa vô cùng, mới lập ra Càn-Khôn Thế-Giới.

2. Thầy lại phân tánh[2] Thầy mà sanh ra vạn-vật là: vật-chất, thảo-mộc, côn-trùng, thú-cầm, gọi là chúng-sanh.

 

* Học tập

Học tập, đoạn này Đức Chí Tôn dạy về tiến trình thành lập vũ trụ:

1. Giai đoạn Vô Cực (Thượng Đế chưa thị hiện), chỉ có Khí Hư Vô.

2. Giai đoạn Thái Cực, theo Đại Thừa Chơn Giáo “Khí Hư Vô huân tụ bùng nổ và hình thành Ngôi Thái Cực (Thượng Đế thị hiện).

3. Từ Thái Cực dịch biến hình thành Lưỡng-Nghi, Lưỡng-Nghi phân ra Tứ-Tượng, Tứ-Tuợng biến Bát-Quái, Bát-quái biến-hóa vô cùng, mới lập ra Càn-Khôn Thế-Giới.

4. Từ Thái Cực sinh thành chúng sanh: Thầy lại phân tánh Thầy mà sanh ra vạn-vật là: vật-chất, thảo-mộc, côn-trùng, thú-cầm, gọi là chúng-sanh.


Đức Thượng Đế ngũ trong khoáng vật, thức trong thảo mộc, hoạt động trong thú cầm đến học tu, tiến hoá gia tốc trong con người.


Ý niệm phân tánh này, chúng ta được học trong bài Tiên giáo tâm kinh “nhị ngoạt thập ngũ, phân tánh giáng sanh”. Tánh đây là bản thể, Đức Chí Tôn dạy “Thầy là các con, các con là Thầy”.


Từ sự phân tánh này mà “Thiên địa vạn vật đồng nhứt thể” (Bản thể = chính là Thiên tánh của Đức Chí Tôn ban cho.)

Đức Chí Tôn là Đấng Hoá Sanh, nguồn sự sống.


Lưu ý:

- Một số nơi thờ Đức Vô Cực (Đức Mẹ) qua hình tượng con người nên có sự hiểu lầm Đức Mẹ là ngôi Âm, Đức Thái Cực, Chí Tôn là ngôi Dương. Vô Cực, Thái Cực chỉ là một “Trời vô thể và hữu thể”.

- Thời Khai Đạo, chuẩn bị khánh thành Chùa Gò Kén, Ngài Tiền Bối Nguyễn Ngọc Thơ dự trù tạo tượng Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đức Nam Tào, Đức Bắc Đẩu thì Đức Chí Tôn dạy “Thầy là Hư vô chi khí làm sao con tạc tượng được” và cho bài thơ

“Bạch Ngọc từ xưa đã ngự rồi

Chẳng cần hạ giới vọng cao ngôi;

Sang hèn trối mặc tâm là quí,

Tâm ấy toà sen của Lão ngồi".

 

 

Mùng 9/1: Khánh Đán Đức Chí Tôn học lời Đức Chí Tôn dạy (2)  


Mùng 9/1: Khánh Đán Đức Chí Tôn học lời Đức Chí Tôn dạy (2) 


Mùng 9/1: Khánh Đán Đức Chí Tôn học lời Đức Chí Tôn dạy (2)

 

 

THÁNH GIÁO:

Các con đủ hiểu rằng: Chi-chi hữu-sanh cũng do bởi chơn-linh Thầy mà ra, hể có sống, ắt có Thầy. Thầy là cha của sự-sống, vì vậy mà lòng háo-sanh của Thầy không cùng tận.


HỌC TẬP:

Thầy là nguồn gốc của sự sống, căn nguyên của sự sống. Thầy là Đức Hoá Sanh, Đức Hiếu sanh.

 

THÁNH GIÁO:

Cái sống của cả chúng-sanh, Thầy phân-phát khắp Càn-Khôn Thế-Giới, chẳng khác nào như một nhành hoa trong cội, nó phải đủ ngày giờ Thầy nhứt định mới trổ bông và sanh trái đặng trồng nữa, biến hóa ra thêm; nếu như ai bẻ hoa ấy nửa chừng thì là sát một kiếp sanh không cho biến-hóa.


HỌC TẬP:

Kiếp sanh do luật định, nếu vi phạm là phạm giới sát sanh làm chậm bước tiến hoá của chúng sanh. Chúng ta làm chúng sanh chậm bước thì mình không thể bước nhanh được. Mình thương người thì Ơn Trên mới thương lại.


Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn dạy “Đây Lão khuyên dân chúng trong thôn xã rán thiện niệm tu hành tránh sát sanh hại vật mới được bóng từ bi che chở, đừng dể duôi khó tránh ách nước tai trời. Dầu Lão có xót thương tế độ cũng không sao qua luật công bình của cân Tạo Hóa.”[3]

 

THÁNH GIÁO:

Mỗi mạng sống đều hữu căn hữu kiếp, dầu nguyên-sanh hay hóa-sanh cũng vậy, đến thế nầy lâu mau đều định trước, nếu ai giết mạng sống, đều chịu quả-báo không sai; biết đâu là cái kiếp sanh ấy chẳng phải là Tiên, Phật bị đọa luân-hồi mà ra đến đỗi ấy.

Cái mạng sống là Thầy, mà giết Thầy thì không phải dễ, các con gắng dạy nhơn-sanh điều ấy. Thăng.

 

HỌC TẬP:

Nhứt bất sát sanh liên quan đến việc trai giới. Đức Chí Tôn dạy

“Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
Giáo Ðạo Nam Phương

Hỉ chư Môn-đệ, chư Ái-Nữ. Ðại-hỉ! Ðại hỉ!

* Ngọc-Ðầu-Sư khả tu truyền Pháp, thuyết Ðạo. Kẻ nào trai giái đặng mười ngày đổ lên, thọ bửu-pháp đặng. Chư Môn-đệ phải trai giái. Vì tại sao?

Chẳng phải Thầy còn buộc theo cựu luật, song luật ấy rất nên quý báu, không giữ chẳng hề thành Tiên, Phật đặng. Thầy cắt nghiã: Mỗi kẻ phàm dưới thế nầy đều có hai xác thân:


* Một phàm gọi là corporel.


* Còn một thiêng liêng gọi là spirituel. Mà cái thiêng liêng do nơi cái phàm mà ra, nên gọi nó là bán hữu hình, vì có thế thấy đặng mà cũng có thế không thấy đặng. Cái xác vô hình huyền diệu thiêng-liêng ấy do nơi Tinh-Khí- Thần mà luyện thành. Nó nhẹ nhàng hơn không khí. Khi nơi xác phàm xuất ra, thì lấy hình ảnh của xác phàm như khuôn in rập.


* Còn khi đắc đạo mà có Tinh-Khí, không có Thần, thì không thế nhập mà hằng sống đặng. Còn có Thần không có Tinh-Khí thì khó hườn đặng Nhị-xác-Thân. Vậy ba món ấy phải hiệp mới đặng.


* Nó vẫn là chất tức hiệp với không-khí Tiên-Thiên, mà trong khí Tiên-Thiên thì hằng có điển quang. Cái chơn-thần buộc phải tinh tấn, trong sạch mới nhẹ hơn không khí ra khỏi ngoài Càn-Khôn đặng. Nó phải có bổn nguyên Chí-Thánh, Chí-Tiên, Chí-Phật mới xuất Thánh, Tiên, Phật đặng. Phải có một thân phàm tinh-khiết mới xuất Chơn-Thần tinh khiết.


* Nếu như các con còn ăn mặn luyện Ðạo rủi có ấn chứng thì làm sao mà giải tán cho đặng. Như rủi bị hườn, thì đến khi đắc Ðạo, cái trược khí ấy vẫn còn, mà trược khí thì lại là vật chất tiếp diễn (bon conducteur d'électricité) thì chưa ra khỏi lằn không khí đã bị sét đánh tiêu diệt.


* Còn như biết khôn thì ẩn núp tại thế mà làm một bậc Nhân Tiên, thì kiếp đọa trần cũng còn chưa mãn. Vì vậy Thầy buộc các con phải trường trai mới đặng luyện Ðạo.”[4]

 

HỌC TẬP:

Trong đoạn Thánh giáo này, Đức Chí Tôn dạy:

1. Diệu dụng của ăn chay : Phát triển lòng nhân : thương người, thương vật, đó là tập vong kỷ vị tha tiến lần đến vô ngã mà đắc quả vô sanh.


2. Trai giái là một chân lý phổ quát để khử trược lưu thanh thể xác (việc truyền máu là đem tánh tình của người cho máu vào rồi huống hồ gì đem xác thịt của động vật vào người, đôi lúc chúng ta nghe ví dụ; người còn ăn mặn là nghĩa địa có chân), từ đó mới có thể tá giả vi chân nhờ “vi nhân nan đắc thiên hạ tối linh” này mà luyện chơn thân hay nhị xác thân để về nơi thiêng liêng hằng sống. Nhị xác thân tạo bằng Thần là chơn dương. Tinh khí là chơn âm. Nhờ trường trai mà luyện nhị xác thân, như là cất nhà với xi măng chất lượng cao. Trong Đại Thừa Chơn Giáo, Đức Chí Tôn dạy “ăn chay là ăn chất tiên thiên, mới về cõi tiên thiên được”.


3. Nếu không trường trai mà luyện đạo lở hoàn được nhị xác thân, xác này vẫn còn ô trược không về cõi thượng được.


4. Phấn đấu kiên trì đức tin trong mọi hoàn cảnh để giữ trai giới. Đức Mẹ dạy “một đức tin dõng mảnh, một lập trường vững chắc, một lòng chết sống không ngại ngùng.


Ôi! các con cần học, xưa nay cũng nhiều, các Bồ Tát thí thân, thí pháp, thí tài cho chúng sanh, cho Tam Bảo, không tiếc của tiếc mạng, đến nỗi con cũng cho làm đầy tớ cho người, vợ cũng bị kẻ khác xin, không còn dính ở tay một mảy trần danh lợi, dám vì làm sống cho một con vật mà chịu chết lấy mình. Thà bị khi quân, còn hơn là phạm giới sát sanh, vọng ngữ.”[5]


Không những ăn chay miệng, mà còn phải chay lòng, không những ăn chay khi còn sống mà còn phải ăn chay ở cõi vô hình. Đức Thần Hoàng Bổn Cảnh làng Mỹ Lộc Cần Giuộc dạy:

“Còn việc tế lễ cúng, ta muốn dùng đồ chay hay là cây trái, chớ sát sanh.


Ta cũng tỏ cho chư chức sắc hiểu rằng: Tế tự là tại sao? Phàm có lòng tin mới cúng chớ. Cúng là lấy có lễ đó, gọi là kỉnh trọng, chớ Thần Thánh, nào ăn của ai. Bởi thế nên ai dùng vật thực mà cúng, tốt hơn nên dùng trái cây. Ai có lòng thì tế lễ chi chi ta cũng chẳng trách đặng, vì cựu lệ bày đến ngày nay. Nay ta muốn theo Thánh ý của Ngọc Ðế. Vậy chức sắc liệu làm sao? Trả lời thử. Cười . . .”[6]


5. Nghiệp sát là nghiệp trong hai nghiệp nặng nề nhất của hành giả: nghiệp sát và nghiệp sắt (giới thứ nhất và giới thứ ba). Ơn Trên dạy:

“Điều thứ nhất: sát sanh hại mạng,

Kẻ thác oan, thù oán rất sâu.

Báo đời này cho tới kiếp sau,[7]

Nghiệt oan ấy chừng nào đặng giải?”[8]


Nghiệp sát gồm thân sát, khẩu[9] sát, ý sát.

“Vì lẽ đó, ta đừng cố giết,  (thân sát)

Hay thế người thế giết cho mình (khẩu sát),

Hoặc thấy ai toan việc sát sinh,

Mà lại nở làm thinh, ý đẹp (ý sát).”


Hành giả trì giới sát sanh nghiêm túc, thì tu hành tinh tấn và được Chư Thiên giúp đỡ

“Cũng còn sát, khi mình còn tánh:

Hoặc giận hờn, mưu tính độc sâu,

Hoặc bước chân,  trùng kiến đạp nhầu,

Hoặc tay bẻ cộng rau vô cớ,

Phàm đã quyết tu hành phải nhớ,

Răn sát sanh từ chỗ tế vi.

Người xót thương mạng vật thế ni,

Thần Thánh cũng nể vì mến đức.”

 

CẦU SIÊU CHO THAI NHI:   

Trong giới sát sanh, có một việc ghê sợ nhất là hại mạng sống của thai nhi, đang tâm huỷ hoại  con của chính mình. Thánh Tê rê xa thành Calcutta viết “Ai đã đang tâm hại mạng con mình thì trên đời không có việc ác nào mà không dám làm.”Khi hai phân nữa mầm sống gặp nhau, một chủ thể, một sanh linh đã được tạo thành và phát triển lên cùng năm tháng theo đúng tuổi thọ Thiên ban, vì một lý do nào bị huỷ hoại, sanh linh sẽ bị chậm tiến hoá và theo báo oán người gây hại suốt đời, nhiều kiếp để trả oán.”[10] (Hiếu là đạo cao nhất của mỗi người thì tội bỏ con cũng là tội nặng nhất).


1. Thai phụ Feng Jianmei tại bệnh viện sau khi bị ép phá thai tại Trung Quốc.

2. Thuốc làm từ thai nhi. (nữ dược sĩ Trung quốc giới thiệu).

 

HUỶ HOẠI MÔI TRƯỜNG: SÁT SANH GIÁN TIẾP:

- Tội sát sanh không thấy trực tiếp mà di chứng lâu dài trên nhiều thế hệ, đó là tội diệt chủng bằng hoá chất.

- Trước kia thực dân Pháp đã dùng rượu và á phiện để huỷ hoại dân tộc ta lâu dài khi áp dụng phân bổ quota cho từng địa phương phải sử dụng rượu và á phiện.

- Ngày nay trong chiến tranh Mỹ sử dụng chất màu da cam để huỷ hoại môi trường sống của dân tộc ta vùng sân bay Biên Hoà và sân bay Đà Nẳng là nơi có nồng độ cao nhất.


KẾT LUẬN:

Học lời Đức Chí Tôn dạy nhân ngày Đại Lễ Triều Thiên, chúng ta tô đậm các nét:

1. Ngày nay, Đức Chí Tôn khai Tam Kỳ Phổ Độ, ngay tại tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta, Ngài cho phép chúng ta an vị thượng tượng tại tư gia để hưởng ân Thiên “Hạnh ngộ Cao Đài truyền Đại Đạo, Hảo phùng Ngọc Đế ngự trần gian”. Nếu chúng ta không học, không tu, không lập công bồi đức thì chính là chết bên vựa lúa, khát bên dòng suối.


2. Nhân ngày Vía, chúng ta thành tâm hướng về Đức Chí Tôn để nhận hồng ân để rồi “Đạo tâm sứ mạng là mình, Gội ân Thượng Đế nặng tình nhân sanh”. Lo cho nhân sanh tức là lo cho Đức Chí Tôn.


3. Cung kính bất như phụng mạng. Vì lòng thương chúng ta, Đức Chí Tôn dạy từ việc phổ thông, Ngài trực tiếp ban 5 lời dạy về ngũ giới cấm : bất sát sanh, bất du đạo, bất tà dâm, bất tửu nhục, bất vọng ngữ.


4. Về bất sát sanh, quan trọng nhất vì lỡ tiến hành rồi không thể tái lập nguyên trạng trước đó. Đây là chân lý chứ không chỉ cựu luật, Đức Chí Tôn dạy “không tuân thì không thể nào thành đạo”. Bất sát sanh liên quan đến việc trai giới: chỉ trường trai mới thức sự bất sát sanh, giữ trai kỳ vẫn còn gián tiếp sát sanh. Dùng bao nhiêu hái bấy nhiêu, không được hái hoa quả dư.


5. Hiện nay, việc gián tiếp sát sanh càng ngày càng trầm trọng qua việc: huỷ hoại môi trường sống: tiếng ồn, tràn dầu, phá rừng, đổ chất thải độc hại công nghiệp ra biển, ra sông, chôn xuống đất; các loại thuốc diệt cỏ, khai quang, phân hoá học tuỳ nồng độ mà ảnh hưởng tức thì hay lâu dài đến sự kéo dài hay thu ngắn tuổi thọ của con người. Con người còn sát sanh qua lời nói, qua tư tưởng. Nghiệp sát là nghiệp thiết thân nhất đối với hành giả, hành giả phải cẩn trọng trong đời tu của mình, nhất là quyết tâm giải thoát trong kiếp này.


 

Giáo sĩ Huệ Ý

Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo

 


Chú thích:

[1] Hình thành vũ trụ.