Phước huệ song tu

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 1243 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Phước đức và trí huệ là điều kiện chủ yếu sáng tạo hạnh phúc của con người và cũng là nhân tố cơ bản của sự giác ngộ tạo tiên tác phật. Một người nếu có phước mà không có huệ, sinh ra đầu mê não trệ, cố nhiên là bất hạnh; ngược lại có huệ mà không có phước, một đời cùng khốn, thêm phần khổ não. Đối với người tu mà nói, có phước mà không có huệ thì thuộc về “si phước”, phước hết sẽ hoàn đọa, vĩnh viễn luân hồi, không phương gì giải thoát khỏi sinh tử luân hồi; có huệ mà không có phước cũng không thể thành tựu đạo quả và phổ độ chúng sinh.


Cho nên chúng ta cần xây dựng một khu vườn hạnh phúc cho nhân gian, đó là khu vườn Phước Huệ Song Tu.


Thế nào là Phước? Thế nào là Huệ? Chúng ta phải tu phước tu huệ ra sao đây? Đó chính là vấn đề mà hôm nay chúng ta cùng nhau ôn lại vấn đề nầy qua 4 điểm như sau:


 NỘI DUNG VỀ PHƯỚC ĐỨC:

 

Nội dung của phước đức bao gồm cả phước hữu lậu của người thế gian, phước vô lậu của bậc Thánh nhân và cái phước viên mãn vô thượng của hàng Tiên Phật.

 

Phước hữu lậu của thế gian, ngoài sự phú quí, trường thọ, kiện khang ra còn có đạo đức tốt đến cuối cuộc đời. Tức muốn nói rằng: một người có phước khí, ngoài việc sở hữu vô lượng tài phú, hưởng sự như ý cát tường, địa vị cao quí, được người mến thương tôn trọng; lại còn được thân thể mạnh khỏe, diên niên ích thọ, thương người mến vật, tích tụ âm đức, con cháu hiếu thuận đầy nhà, đến ngày mạng chung không tật bịnh, mới gọi là hạnh phúc thật sự. Cũng có những người giàu sang hơn thiên hạ, nhưng địa vị của họ không cao quí; hoặc vừa phú vừa quí mà không trường thọ; hoặc trường thọ (sống lâu) mà thiếu kiện khang (mạnh khỏe) đều là sự khiếm khuyết đáng buồn của con người, tất nhiên đó chẳng phải là phước.

 

Ngay cả khi người ta sở hữu được sự giàu có và tôn quí bằng con đường “vi phú bất nhân” thì về sau sẽ nhận quả báo: hoặc không con cháu nối dòng, hoặc không có kết cuộc tốt…đều kể như không có phước. Hầu hết ai cũng nghĩ rằng, sự giàu có đúng nghĩa phải hội đủ điều kiện về tuổi thọ, sức khỏe và đạo đức tốt, đến ngày mệnh chung đều trọn đủ năm điều phước lành gọi  là “ngũ phước lâm môn”, và đó mới là hạnh phước chơn chánh, không có họa nào đi theo sau cả. Người ta còn so sánh phước họa ẩn sau hai tính chất trái ngược nhau như vầy:

 

Nhân hậu là phước, khắc bạc là họa.

Khiêm hư là phước, doanh mãn là họa.

Vi thiện là phước, vi ác là họa.

Chân thành là phước, giả trá là họa.

Tâm địa quang minh là phước, tâm địa hắc ám là họa.

Tâm địa khoan dung là phước, lòng dạ hẹp hòi là họa…

 

Cho nên, dưới nhãn quan của người hiểu đạo tu hành, thì hạnh phước của thế gian bất quá chiếm hữu được một thời gian ngắn ngủi, vô thường, chẳng tồn tại được dài lâu, nếu chúng ta hy vọng có được nguồn hạnh phước vĩnh hằng, tức phước báo xuất thế gian thì nên chấm dứt sự truy cầu phước báo tại thế gian.

 

 Phước báo xuất thế gian vượt lên sự hạn chế của thời gian và không gian trong tam giới, thoát khỏi phiền não nơi cõi người, không rơi vào vòng luân hồi sanh tử, gọi là phước vô lậu. Người tu học do tiếp thu giáo lý Đại Đạo, xem phước báo thế gian chẳng khác nào một giấc mộng thoáng qua, như giọt sương đầu cỏ, như điện chớp giữa trời xanh. Cái gọi là “ngũ phước” cũng đâu có hưởng được bao lâu; cái gọi là trường thọ, bất quá sống tới 80, 90, 100 hay 120 tuổi, một ngày vô thường tới mới biết mình như vừa trải qua một chuyến rong chơi nơi trần hạ, chưa kể tới thiên tai, nhơn họa có thể cướp đi sanh mạng con người bất cứ lúc nào, tất cả đều bỏ lại, chỉ mang theo cái nghiệp bên mình, thế thì tại sao ta lại vì cái phước báo tạm thời mà tạo thêm nhiều tội nghiệp?

 

Phương pháp làm giàu, tạo phước báo xuất thế gian theo giáo huấn của Đức Phật Thích Ca từ xưa, gồm có bảy loại tài sản quí báu của bậc Thánh gọi là Thất Thánh Tài 七聖財:

 

1. Tín tài 信財: Tài sản về đức tin. Đức Văn Tuyên Khổng Thánh dạy:

 

Hiểu lẽ thật tận tình với Đạo

Chẳng dựa nương cậy bảo nhờ ai

Tưởng tin một Đấng Cao Đài

Tưởng tin chơn lý còn hoài không phai.

[THÁNH HUẤN HT q.1 nxb TG 2007 tr.130]

 

2. Tiến tài 進財: Tài sản về sự tinh tấn. Đức Lý Giáo Tông dạy:

 

Sự tu học, cần chuyên tinh tấn

Nhắc nhở nhau, hướng dẫn cùng nhau

Chớ lòng biếng trễ lạt mà

Ắt là phải chịu đớn đau với đời.

[THÁNH HUẤN HT q.2 nxb TG 2007 tr.50]

 

3. Giới tài 戒財: Tài sản về giới luật. Đức Chí Tôn dạy:

 

Giới, qui giới con toan vẹn giữ

Giới cấm ngăn sự dữ điều tà

Giới răn, con chớ lìa xa

Hành y Ngũ Giới mới là tròn tu.

[THÁNH HUẤN HT q.1 nxb TG 2007 tr.160]

 

4. Tàm quí tài 慚愧財: Tài sản về sự hổ thẹn khi làm điều sai trái và biết sám hối. Đức Diệu Linh Thánh Đức dạy:

 

Sỉ là hổ, hổ mình quấy quá

Biết hổ hem chơn giả mới rành

Hổ vì chưa trọn đức lành

Chưa thông đạo lý, chưa thành lương tri.

[TAM THỪA CHƠN GIÁO nxb TG 2007 tr.74]

 

5. Văn tài 聞財: Tài sản về sự nghe học giáo pháp. Đức Văn Tuyên Khổng Thánh dạy:

 

Đời học đoạt cấp bằng vinh diệu

Đạo học cần để hiểu thi hành

Nữ nam phải rán đua tranh

Học thông luật đạo, học rành sám kinh.

[THÁNH HUẤN HT q.2 nxb TG 2007 tr.60]

 

6. Xá tài 捨財: Tài sản về sự bố thí bằng từ bi tâm, hỉ xả tâm và bình đẳng tâm. Kinh Sám hối:

           

Giàu sang ấy Ơn Trên giúp sức

Phước ấm no túc thực túc y

Thấy người gặp lúc tai nguy

Ra tay tế độ ấy thì lòng nhơn.

 

7. Định Huệ tài 定慧 財: Tài sản về việc tu tập thiền định. Đức Chí Tôn dạy:


Định chơn thành, vô vi học đạo

Định trí tâm rõ thạo chánh đường

Định được sáng tỏ như gương

Huệ tâm khai mở con đường điển quang.

[THÁNH HUẤN HT q.1 nxb TG 2007 tr.161]

 

Tóm lại, cái quả phước của người tu Thiên đạo là Tòa công đức, là “Nhà băng Thượng giới Cha Trời dành cho” cũng bao gồm bảy nhóm tài sản kể trên gom thành một khối tài sản thiêng liêng không gì có thể làm hư hao hay mất mát được. Khối tài sản nầy tùy theo nhiều hay ít đều là vốn liếng để tạo nên ngôi vị Thần Thánh Tiên Phật.

 

VUN TRỒNG PHƯỚC ĐỨC

 

Tuy nội dung phước đức bao quát cả thế gian phước và xuất thế gian phước, nhưng phước đức siêu việt trường cửu nhất vẫn là phước đức xuất thế gian. Chỉ tiếc cho người đời không biết truy cầu cái phước của Thiên đạo, thay vào đó họ mảng lo tham luyến danh lợi, tài phú. Trong sinh hoạt hằng ngày, thử hỏi ai không yêu thích tiền vàng, địa vị, sức khỏe, sống lâu, bình an và sung sướng ? Ai không khát vọng ngũ phước lâm môn? Có điều, người ta chỉ biết mong cầu hạnh phước mà chẳng biết làm thế nào để vun trồng cội phước, gieo phước và tích phước. Không chịu khó trồng trọt thì lấy gì để thu hoạch? Vì vậy, các Đấng thường khuyên chúng ta muốn hưởng phước phải nổ lực tu phước, gieo phước, tích phước và nhân rộng hạt giống phước lành thì sau đó mới có sự thu hoạch hạnh phước.

 

Thế nào là Tu Phước ?

 

Tu phước là chỉ chúng ta thọ trì Tân luật, Pháp chánh truyền trong đó có Ngũ Giới, Điều Qui và thừa hành phận sự tín đồ, chức việc, chức sắc của mỗi người. Đơn cử như khi chúng ta giữ gìn Ngũ giới: không sát sanh sẽ thể hiện được lòng nhân từ ái vật, cũng là tu phước; không đạo tặc sẽ thể hiện được điều nghĩa, ổn định lợi ích quần chúng, cũng là tu phước; không tà dâm sẽ thể hiệc được lễ tiết, cũng là tu phước; không say mê tửu nhục sẽ bảo trì đầu não tỉnh táo, đề cao lý trí, xử thế nhúng nhường, cũng là tu phước; không vọng ngữ sẽ thể hiện chữ tín với tha nhân, cũng là tu phước. Nói cách khác, thân không sát sanh, không đạo tặc, không tà dâm là thân tu phước (tu thân); khẩu không vọng ngôn, không ỷ ngữ, không lưỡng thiệt, không ác khẩu là khẩu tu phước (Tu khẩu); tâm không tham, không sân, không si là tâm tu phước (tu tâm). Nếu chúng thường xuyên vận dụng thân tâm trong sạch, thực hành theo thánh hạnh, tự giác giác tha, lợi kỷ lợi nhơn, tụng kinh bái sám cầu diệt tội sinh phước, bố thí hoặc hiến cúng tài vật cũng đều là tu phước, tích phước và chủng phước.

 

Thế nào là chủng phước?

 

Chủng [種]là gieo trồng, thí dụ như người nông dân gieo hạt trồng lúa trên ruộng phải trải qua việc cày xới đất theo bốn tiêu chuẩn “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” mới cho ra sự thu hoạch nhất định. Cũng như thế, chủng phước là gieo trồng hạt giống hạnh phước trên mảnh ruộng phước (phước điền), chuyên cần bón phân tưới nước, tự nhiên sẽ ra hoa kết quả hạnh phước.

 

Vậy hạt giống hạnh phước là gì?  Là bố thí! Phước điền ấy là chi?  Là chùa chiền, là thánh tịnh, thánh thất, là chúng sanh còn  trong đau khổ. Bố thí là một pháp tu hành thiện trong sáu pháp của Bồ Tát hạnh (lục độ): Trì giới, Bố thí, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí huệ.

 

Về chủng loại của bố thí thì rất nhiều, như dùng của cải riêng mình mà ban phân phát cho chúng nhơn cùng hưởng là bố thí tài. Dùng tri thức hướng dẫn tha nhơn theo đường lành, diễn thuyết giáo lý cảm hóa nhơn sanh cải tà qui chánh là bố thí pháp. Thấy việc nghĩa can đảm làm, bảo vệ an toàn tâm lý, sinh mạng và tài sản người khác là bố thí vô úy. Nhân từ bác ái, tạo niềm vui cho nhơn sanh là bố thí huệ tâm. Cảm thông nỗi buồn của nhơn sanh, giúp nhơn sanh hóa giải sự khổ não là bố thí từ bi. Tùy hỉ tán trợ, làm từ thiện công ích là bố thí hỉ tâm. Không phân hèn sang quí tiện, bình đẳng khoan dung với tất cả mọi người là bố thí xả tâm. Dùng con mắt thân thiện như bạn hữu mà nhìn người, dùng thái độ kính ái đối với phụ mẫu sư trưởng là bố thí hảo nhãn. Thái độ trân trọng qua nụ cười là bố thí dung nhan. Tán thán các Đấng thiêng liêng, ca tụng cha mẹ, lấy lời lành giáo hóa chúng sinh, cổ động mọi người hướng thượng, khuyên bảo hướng dẫn người khác tu học là bố thí ngôn từ. Tại thánh tịnh, thánh thất, tích cực làm theo nhiệm vụ của mình; hoặc lao động phục vụ cha mẹ hay người lớn tuổi; hoặc giúp đỡ người khác vô điều kiện là bố thí thân hành. Thấy người khốn khổ, sanh lòng thương xót; thấy người bố thí lòng sanh hoan hỉ; thấy người học đạo, vui vẻ tán đồng là bố thí tâm ý. Mặt khác, tu bổ, xây dựng chùa thất; ấn tống kinh sách; hiến cúng đèn nhang, bông trái; trồng hoa kiểng cho chùa thất cũng là bố thí.

 

Và còn nhiều việc bố thí khác không kể hết, chỉ cần chúng ta tùy lúc, tùy nơi đều có thể dùng tâm lực, trí lực, thể lực, tài lực, vật lực để thực hành bố thí là đã gieo trồng được hạt giống phước đức vậy.

 

Thế nào là tích phước?

 

Tích đây có nghĩa là tiếc. Tích phước[惜福]là biết quí trọng phước đức do sở đắc tu hành và bố thí của mình. Điều cần yếu là cẩn thận bảo hộ những sở hữu phước đức mà mình đã gieo trồng, không để lãng phí và tiếp tục nỗ lực gieo trồng không gián đoạn để tránh trường hợp phước tận họa lai, vì tục ngữ có câu có phước chẳng nên hưởng hết (hữu phước bất khả hưởng tận 有福不可享盡).

 

Phần đông người ta ở trong phước mà không biết mình có phước, cứ nghi ngờ rằng mình chưa đủ, ghen tỵ với thành tựu của người khác; hoặc tham chuộng hư vinh, lo chú ý đến vẻ rực rỡ bề ngoài, xài tiền như nước mà không biết tiết kiệm. Hôm nay dùng hết, ngày mai cầu người, cầu không được ắt sanh buồn giận. Thậm chí vì muốn chiếm hữu tài vật mà mưu hại người thân, sát hại cha mẹ anh em, không những tổn phước mà hành vi đại ác ấy còn gây thêm đại họa, đại tội nữa.

 

Kinh Sám Hối:


Năng làm phải nhựt nhu ngoạt nhiễm

Lâu ngày dồn tính đếm có dư

Phước nhiều tội quá tiêu trừ

Phép Trời thưởng phạt không tư chẳng vì.

 

Thế nên, tiết kiệm và bảo quản tiền tài ở chỗ an toàn nhứt là chỗ phước điền, bởi vì tài phú của thế gian, bằng cách nào đó đều có thể lọt vào tay của một trong năm nhà: thủy, hỏa, đạo tặc, bại gia tử và nhân tố chính trị, tùy thời mà hằng vạn phú ông chỉ qua một đêm hay một ngày mà biến thành người trắng tay nghèo khổ. Người khôn ngoan, nếu biết tài vật giữ không bền, đem trồng cây phước nơi công đức phước điền, báo ân phước điền, hoặc bần cùng phước điền đều tỉ như gởi tài sản an toàn nơi ngân hàng luôn tồn tại, còn có lãi suất rất cao.

 

Thánh giáo:


            Tu đi vốn một lời mười,

Nhà băng thượng giới Cha Trời dành cho (---?)

 

Tuy nhiên, ngoài việc chúng ta tu phước, chủng phước, tích phước còn phải tu huệ nữa mới đủ năng lực bảo toàn và phát triển phước đức mà mình đã tạo ra.

 

PHÂN LOẠI TRÍ HUỆ:

           

Trí huệ trong đạo giáo không như tài trí thông minh của thế nhân, mà bao gồm tất cả trí của Thánh nhân, Bồ Tát và Tiên Phật. Tài trí thông minh thế gian chỉ có thể nhận thức được các hiện tượng của thế gian chớ không thể thâm nhập vào sự hiểu biết về bản thể sự vật; chỉ biết nó là vậy mà không biết tại sao vậy, nên thường bị thế giới hiện tượng mê hoặc, dẫn tới kiến giải lệch lạc. Vạn sự vạn vật nơi thế gian đều do nhân duyên tan hợp. Duyên tụ thì sanh khởi, duyên tán thì thì hoại diệt, sanh diệt vô thường, khổ hay không đều vô ngã. Nếu ai chịu dừng lại sự truy cầu danh lợi tài phú, từ bỏ sự hưởng thụ vật chất thế gian, tu theo Thiên đạo sẽ được khai phát trí huệ. Ngoài không chịu sự cám dỗ của các pháp, trong không bị sự vây khốn của giả ngã, đoạn trừ kiến giải cá nhân và tư tưởng cố chấp vào những cảm giác sai lầm, dẫn tới vô số phiền não, để vô lậu trí huệ hiện bày, chứng ngộ được tướng không của các pháp.

 

Trí thông minh của thế gian, chơn vọng, thiện ác, lợi hại đều phân chia lộn xộn; nhận thức biểu hiện của sự vật đều bị giới hạn bởi tri kiến phân biệt nhơn ngã.

 

Trí huệ của người tu được sánh tày bậc thánh là do có thánh tâm, thi hành thánh sự mới sở chứng được Thánh trí tức Đạo chủng trí. Đạo, chỉ pháp môn tu luyện, không chấp vô cũng không chấp hữu. Chủng, chỉ căn trí bất đồng của chúng sanh. Trí là khả năng lý giải phiền não, giải thoát sự ràng buộc của sanh tử, không nỡ ngồi nhìn chúng sanh đắm chìm trong biển khổ, khởi lòng từ bi hòa nhập thế tục hoằng pháp lợi sanh, đó gọi là Đạo chủng trí.

 

KHAI PHÁT TRÍ HUỆ:

 

Trong chúng ta, ai cũng muốn mình là người thông minh tài trí, tiến đến chứng đắc trí huệ đạo pháp, tất nhiên phải bắt đầu từ tam huệ: văn, tu, tư. Do nghe giảng và học giáo lý đạo pháp nhiều mà khải phát trí huệ, gọi là văn huệ. Do tư duy đạo pháp mà tâm sinh huệ giải, gọi là tư huệ. Do theo đạo pháp tu hành, thân chứng chơn lý mà sở đắc trí huệ, gọi là tu huệ. Văn huệ thì dùng tai nghe, tư huệ th&ig