Phương pháp hành đạo của Đức Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 989 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Nhân dịp Hội Thánh tổ chức Đại lễ sinh nhật lần thứ 131 của Đức giáo tông Nguyễn Ngọc Tương, chúng ta cũng cần nhìn lại quá khứ của Ngài những năm sanh tiền.


Theo Châu Tri số 3, số 4, số 5: “Người không thể hành Đạo được nơi Tòa Thánh Tây Ninh, cũng như không thể ẩn tu nơi non cao rừng thẩm, vì Sứ mạng Thiêng liêng phải dìu dắt nhơn sanh cho  trọn vẹn đường tu, Người đành phải hiệp với Ngài quyền Ngọc Đầu Sư và chư vị chức sắc Hiệp Thiên Đài lo chỉnh đốn nền Đạo.


“Nay đến thời kì chỉnh đạo, Người phải thi hành phận sự của Thầy và Đức Lý Đại Tiên phú thác”. Phương pháp thực hiện của Ngài “chỉnh đạo” là chấn chỉnh các phương tu đúng với Pháp Chánh Truyền, hành chánh Đạo đúng Tân Luật, khác với “ĐẠO” đồng âm dị nghĩa.


“ĐẠO khả đạo, phi thường ĐẠO”

“Danh khả danh, phi thường Danh”.


Đạo là Nguyên Lý Tuyệt Đối “thường hằng bất biến” không thể thay đổi, vượt lên hết mọi loài thụ tạo, tức là thế giới tương đối, cũng như Đức Lão Tử, Giáo tông Nguyễn Ngọc Tương tạm dùng “đạo” để diễn tả về mặt tôn giáo thích hợp Đạo pháp.


Năm 1926, Đức Chí Tôn dùng phương tiện cơ bút “Thiên nhơn hợp nhất” để khai minh Đại Đạo Tam Kì Phổ Độ gọi tắt là Đạo Cao Đài, Thiên ý của Thượng Đế:


“Bửu tòa thơi thới trổ thêm hoa,

Mấy nhánh rồi sau cũng một nhà;

Bền lòng son sắt đến cùng Ta.”


Đức giáo tông Nguyễn Ngọc Tương tổ chức Ban chỉnh Đạo, sau khi ổn định về mặt tổ chức, hành chánh Đạo Pháp, đúng theo Pháp Chánh Truyền, Tân Luật, Nội luật, Ngài ước vọng chỉ có một tổ chức duy nhất “Đại Đạo”. Năm 1938, chuẩn bị Đại Lễ Vía Đức Chí Tôn, Người hướng dẫn Hội Thánh tổ chức Lễ thành Đạo, được cử hành vô cùng long trọng tại Thánh Thất An Hội từ ngày 7 đến 15 tháng giêng năm Mậu Dần 1938. Đại lễ có ý nghĩa chấm dứt nhiệm vụ cơ chỉnh đạo.


Tránh sự tranh đua


Khi có việc cần thiết Ngài dời chức sắc, quý Anh Lớn đến gặp mặt trao đổi Đạo Sự. Người khuyên quý Anh lớn, vì phận sự mà hành Đạo, hạn chế cũng như tránh sự tranh đua hơn kém, để ý, trù dập tạo ra hoàn cảnh chia rẽ và có thể sanh ra căng thẳng tinh thần, không đủ thời gian trau dồi trí tuệ, tạo điều kiện thanh tịnh phát huệ. Khi có sự tranh chấp chúng ta suy nghĩ chạy đua với thời gian khó tu dưỡng. Tư tưởng phát triển quyền lực ham vật chất là sự nghèo nàn, khô khan về mặt đạo đức và tinh thần Đạo Cao Đài khai minh thời hạ ngươn ứng với chế độ dân chủ, khác hơn các tôn giáo khai thời Trung ngươn chế độ quân chủ, Đạo Cao Đài không có thầy hữu hình độc nhất Đức Chí Tôn là Thầy vô vi, chánh thể Đạo Cao Đài là tình nghĩa huynh đệ, công đức hành Đạo của chức sắc rất quan trọng là dìu dắt nhơn sanh, bỏ dữ làm lành tìm về bến giác.


Sự hữu ích của thanh tịnh


Ngài giải thích: giúp người tu hành được an ổn nội tâm, là công quả lớn, nhưng tâm ta phải được thanh tịnh để thật sự có lòng thương yêu nhơn sanh, nếu ta chưa thanh tịnh dễ trục trặc, tâm thanh tịnh có lòng thương yêu sẽ tràn trề và chúng ta sẽ không cố chấp vào một công việc hoặc hành đạo vì chúng ta đã qua thử thách, nếm được sự thất bại, ta trở nên rộng lượng hoan hỉ với đồng đạo.


Người tu hành ngoài thanh tịnh, thường hành thiện tạo suy giảm lòng tham, để rồi một lúc nào đó nhận ra ý nghĩa sâu sắc bố thí là buông bỏ và không lệ thuộc vật chất, tư tưởng phiền não, sân si, chấp nhận vị tha không bực tức với đồng đạo. Như thế chúng ta thể hiện được sự an nhiên, tự tại tâm hồn, không còn lệ thuộc những suy nghĩ đến tham sân si, lôi kéo đến những nơi môi trường khổ, tranh chấp, mâu thuẫn. Ngoài ra chúng ta không mang theo những “nhân” tạo nghiệp như thế tâm hồn thật sự thanh tịnh, giúp chúng ta trở về nguồn thánh thiện. Cái “biết” đó là sự sống vĩnh hằng.


Đức giáo tông Nguyễn Ngọc Tương ‘ra tịnh’ đã 61 năm, tìm hiểu các tư liệu cũng như hồi kí quý vị gần gũi Ngài, chúng ta tiếp tục học, hành theo Ngài, đem hết tâm huyết xiển dương công việc hành Đạo và đức hạnh của Ngài. Chúng ta phải có trách nhiệm bảo tồn tinh hoa trong sáng, đồng thời thổi đi đám mây đen che phủ.


Chúng ta có trách nhiệm kính trọng lẫn nhau và thương yêu bằng tình con người, tình đồng đạo để tháo xiềng, bỏ xích, dẹp bỏ tà tâm hoặc cá nhân ảnh hưởng đến tổ chức, chúng ta không thể cùng giống nhau, nhưng chúng ta tôn trọng sự khác biệt. Người tôn giáo lấy đức dục làm căn bản để tu tiến làm tròn thiên chức phổ độ nhơn sanh.

 

Lễ Sanh Ngọc Thới Thanh

Tạp Chí Cao Đài, Niên Đạo 87, Số 10 (07/2012), tr.23-24.