Thượng Đế hiện hữu

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 872 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Mở đầu

Vào đệ nhất chu niên ngày khai mạc Văn phòng Phổ Thông Giáo Lý (Rằm tháng Giêng năm Bính Ngũ, (04-2-1966)
Đức Chí Tôn có cho 4 câu thánh ngôn như sau:
Văn Phòng Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý CĐGVN)

“ Thầy mong con biết Thầy hiểu Đạo,
Cho thế gian cải tạo thanh bình;
Lòng Thầy thương cả chúng sanh,
Trong tình Tạo Hóa trong tình thiên nhiên.”
[Thiên Lý Đàn, Tuất 14 tháng Giêng Bính Ngũ (4.2.66)
(Đàn kỷ niệm đệ I Châu Niên thành lập)]

Muốn biết Thầy hiểu Đạo, chúng ta cần tìm hiểu Thầy là Đấng có những đặc tính gì, Thầy là ai? Và làm sao hiểu Đạo bên cạnh đức tin sự hiện hữu của Thượng Đế. Có biết Thầy, hiểu đạo mới có quyết tâm góp phần phổ độ chúng sanh; hơn nữa mới biết con đường trở về với Bản thể thiêng liêng ta đã ra đi từ thuở nào...


I. Tín ngưỡng thờ Trời
Tập tục thờ TRỜI trong tâm thức người Việt

Thiên có nghĩa là Trời.
Chữ “Thiên” viết theo nét chữ Hán gồm có chữ “nhất” ngự trên chữ “đại” , có nghĩa Trời là vĩ đại, là số một;
chữ “Trời” viết theo nét chữ Nôm được ghép bởi chữ “Thiên” bao trùm trên chữ “thượng” , có nghĩa Trời cao vượt trên tất cả muốn loài, muôn vật.


Trời là cái lý nhưng là cái linh diệu vô cùng, làm chủ tể cả muôn vật và ở chỗ nào cũng có. Chính do vậy mà con người phải kính Trời và sợ Trời. Vì có lòng kính sợ ấy mới đặt ra nghi lễ tôn nghiêm để tế Trời. Nhưng Trời là chí tôn, chỉ có thiên tử là người chịu mệnh Trời mà trị muôn dân nên mới được quyền thay muôn dân để tế Trời, còn chư hầu ai ở phương nào tế thần phương ấy, các quan và kẻ sĩ thì tế ngũ tự, tế tổ tiên trong nhà. . . .Ở Việt Nam cảm thức về quyền năng tối thượng của Trời đã thấm nhuần một cách mạnh mẽ vào tâm thức mọi tầng lớp lớn nhỏ, trí thức hay bình dân, không cứ thuộc tôn giáo nào.


Người ta tin tưởng Trời luôn dõi mắt đến mọi công việc ở trần gian: “Hoàng thiên hữu nhãn”(Trời cao có mắt) và Trời đã an bài mọi sự: “Ngẫm hay muôn sự tại Trời”. . .

Ý niệm tôn giáo truyền thống sâu rộng nhất của dân tộc chúng ta là thờ Trời. Người nước ngoài đến ở nước ta một thời gian đều chung nhận xét đó. Linh mục Léopold Cadière sinh năm 1869 tại Aix – En Provence (Pháp). Ông sang Việt Nam năm 1892 lúc mới 23 tuổi, mất tại Huế ngày 6.7.1955 (mộ của ông hiện nằm sau lưng Đại chủng viện Xuân Bích, Kim Long, Huế) thọ 86 tuổi. Như vậy ông sống gần trọn cuộc đời ở Việt Nam – 63 năm – và đã tự nhận mình hóa thành người Việt (annamitisant) đã nhận xét: “Hình như những ý nghĩa chính chúng ta thấy gán cho chữ Trời thuộc về cái vốn triết học riêng của dân tộc Việt Nam, vì ý niệm Trời đã ăn sâu vào trong tâm hồn nhân dân Việt Nam. Trời coi như một Đấng Toàn Năng có ảnh hưởng vào vận mệnh của loài người.”
(Tác giả Nguyễn Nghệ, Trích trong http://dunglac.org)

II. Thánh Tôma (Thomas Aquinas) chứng minh Thiên Chúa hiện hữu

Thánh Tôma dẫn chúng ta tới việc minh chứng sự tồn tại của Thiên Chúa qua năm cách thức (five ways) [trong phân đoạn 3 (article 3)] .


Đối với ngài (Thánh Tôma) việc Thiên Chúa tồn tại có thể được nhận ra theo năm cách thức: Thiên Chúa được thấy như “Động cơ đệ nhất”; “Nguyên nhân đệ nhất”; “Hữu thể tất yếu”; “Giá trị đệ nhất”; và “Nhà thiết kế vũ trụ”. Từ năm cách thức này, chúng ta có thể nhận thấy cách nào đó, những đặc tính (thuộc từ) mà chúng ta vẫn đang dùng để nói về Thiên Chúa như “Đấng sáng tạo vạn vật” hay “Đấng toàn thiện, toàn mỹ”. . .
Học Viên Triết 2: Đaminh Đỗ Hùng Dinh S.J
(http://dongten.net/noidung/14776)

Thượng Đế hiện hữu
                                                                                                      Thánh Thomas Aquinas (1224-1274)


III. THƯỢNG ĐẾ HIỆN HỮU THEO CAO ĐÀI ĐẠI ĐẠO

. . . Còn bậc chơn tu tỉ như một hột giống tốt, hễ gieo xuống thì cây lên, cây lên thì trổ bông, trổ bông rồi sanh trái, mà biến biến sanh sanh càng tăng số. Vì vậy mà các con phải bỏ xác trần, mà bông trái thiêng-liêng các con sanh hoá chơn-thần; chơn-thần lại biến hằng muôn thêm số tăng lên hoài. Ấy là Ðạo. Bởi vậy một chơn-thần Thầy mà sanh hoá thêm chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần và toàn cả nhơn-loại trong Càn-Khôn Thế Giái; nên chi các con là Thầy, Thầy là các con.


Như kẻ bên Phật Giáo hay tặng Nhiên-Ðăng là Chưởng-Giáo; Nhiên- Ðăng vốn sanh ra đời Hiên-Viên-Huỳnh-Ðế. Tam Hoàng Ngũ Đế (thời Cổ Đại)
Người gọi Quan-Âm là Nữ-Phật-Tông, mà Quan-Âm vốn là Từ-Hàng-Ðạo- Nhân biến thân. Từ-Hàng lại sanh ra lúc Phong Thần đời nhà Thương. Nhà Thương 1766–1122 TCN (thời Cổ Đại)


Người ta gọi Thích-Ca-Mâu-Ni là Phật-Tổ. Thích-Ca vốn sanh ra đời nhà Châu.
Nhà Chu 1122–256 TCN (thời Cổ Đại)
Người ta gọi Lão-Tử là Tiên-Tổ-Giáo, thì Lão-Tử cũng sanh ra đời nhà Châu. Nhà Chu 1122–256 TCN (thời Cổ Đại)
Người gọi Jésus là Thánh-Ðạo Chưởng-Giáo, thì Jésus lại sinh nhằm đời nhà Hớn. (Nhà Hán 206 TCN–220 CN) (thời Trung Đại, sau Xuân Thu-Chiến Quốc)
Thầy hỏi vậy chớ ai sanh ra các Ðấng ấy?


Khí-Hư-Vô sanh có một Thầy. Còn mấy Ðấng Thầy kể đó,ai sanh? Ấy là Ðạo. Các con nên biết.
Nếu không có Thầy thì không có chi trong Càn-Khôn Thế-Giái nầy; mà nếu không có Hư Vô chi khí thì không có Thầy.
(Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Quyển 1
13 Tháng Sáu Bính Dần)


Chúng ta suy nghiệm thánh ngôn trên đây thấy rằng cách lập luận truy nguyên các “hiện hữu” đến một “ HIỆN HỮU TẤT YẾU ĐẦU TIÊN” tương tự như lập luận của Thomas Anquinas-NV
ĐỨC CAO ĐÀI
NOEL 1925
Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
Giáo Ðạo Nam Phương

Muôn kiếp có Ta nắm chủ quyền,
Vui lòng tu niệm hưởng ân Thiên
Ðạo mầu rưới khắp nơi trần thế,
Ngàn tuổi muôn tên giữ trọn biên.
Ðêm nay, 24 Décembre phải vui mầng vì là ngày của ta xuống trần dạy Ðạo bên Thái-Tây (Europe).

Kinh Ngọc Hoàng Bửu Cáo
(Xưng tụng Đức NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ )
Đại La Thiên Đế,
Thái Cực Thánh Hoàng.
Hóa dục quần sanh,
Thống ngự vạn vật.
………………………..

Chú giải:
Thánh Hoàng 聖 皇: Vua Thánh, vị vua sinh hóa ra và cai quản chư Thần, Thánh, Tiên, Phật.
Chí Tôn có trước Trời đẩt và sinh Thần, Thánh, Tiên, Phật. Thánh giáo cho biết như sau: “Một Chơn thần Thầy mà hóa sanh thêm chư Phật, chư Tiên, chư Thánh...”
Thái Cực 太 極: Ngôi Thái Cực.
Theo lý thuyết của Dịch, nguyên thủy vũ trụ là khoảng không gian vô hình, thường được biểu tượng bằng một vòng tròn trống không, đó là Thái Cực.
Theo Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Thái Cực là ngôi của Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế. Thầy giải thích như sau: “Khi chưa có chi trong Càn Khôn Thế Giái thì khí hư vô sanh có một mình Thầy và ngôi của Thầy là ngôi Thái Cực. Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi phân ra Tứ Tượng, Tứ tượng biến Bát Quái, Bát Quái biến hóa vô cùng, mới lập ra Càn Khôn Thế Giái”.


Như vậy, ngôi Thái Cực có trước Trời đất và hóa sanh ra Càn Khôn vạn vật.
Chính vì Thái Cực tạo hóa ra vạn linh, thì vạn linh cũng phải tìm trở về với ngôi Thái cực. Nho có câu: “Nhất bản tán vạn thù, vạn thù qui nhất bản 一 本 散 萬 殊, 萬 殊 歸 一 本”: một gốc phân ra muôn chi, muôn chi về một gốc. Đây là con đường phản bổn hoàn nguyên để mọi sanh linh cần tu hành tiến hóa, được siêu phàm nhập Thánh mà qui hồi cựu vị. (HT.Quách Văn Hòa, chú giải kinh Thiên đạo, Tủ sách Đại Đạo).

Thời thừa Lục long,
Du hành bất tức,
Khí phân Tứ tượng,
Oát triền vô biên.
………………………..


Chú giải:
Thời thừa lục long 時 乘 六 龍: Thường cỡi sáu rồng. Nghĩa bóng là Đạo Trời vốn mạnh mẽ, cương kiện. ( Lục long = sáu hào quẻ Kiền Kinh Dịch-NV)
Du hành bất tức 遊 行 不 息: Đi khắp nơi không ngừng nghỉ. Đây có ý chỉ sự vần xoay hay vận hành của Trời đất.
Thời thừa lục long, du hành bất tức: Thường cỡi sáu rồng đi khắp nơi không ngừng nghỉ. Nghĩa bóng là Đạo Trời mạnh mẽ vận hành khắp vũ trụ không ngừng nghỉ.
Oát triền 斡 旋: Oát 斡 là xoay chuyển ra. Triền 旋, còn đọc âm: Tuyền hay toàn là xoay chuyển lại. Oát triền: Xoay chuyển qua lại. Sự xoay chuyển qua lại tức là sự vận hành theo hai chiều âm dương, đó là Đạo vậy. (HT.Quách Văn Hòa, Tủ sách Đại Đạo)

Tiên Thiên Hậu Thiên,
Tịnh dục Đại Từ Phụ.
Kim ngưỡng, cổ ngưỡng,
Phổ tế Tổng Pháp Tông.
Nãi Nhựt, Nguyệt, Tinh, Thần chi Quân,
Vi Thánh, Thần, Tiên, Phật chi Chủ.

Chú giải:
Tiên Thiên hậu thiên, tịnh dục Đại Từ Phụ: Đức Thượng Đế từ thời kỳ tiên thiên đến thời kỳ hậu thiên nuôi dưỡng chúng sanh đồng đều như nhau.
Đại Từ Phụ 大 慈 父: Đấng cha lành lớn hơn hết.


Đây là từ dùng để gọi Đức Chí Tôn, một Đấng có công sanh hóa ra muôn loài muôn vật, có lòng thương yêu vô bờ bến, nuôi nấng và dìu dẫn một cách đồng đều tất cả chúng sinh, tựa như một vị cha lành có lòng tha thiết, chắt chiu lo cho các con còn bé nhỏ: “Các con ôi! Thầy lấy đức háo sanh mà dìu dắt các con, chẳng khác nào như kẻ làm cha nâng niu dạy dỗ một trẻ bé trông cho mau trưởng thành, hầu lưu danh truyền nghiệp cho có tên tuổi với đời”. (Thánh ngôn hiệp tuyển).


Kim ngưỡng cổ ngưỡng phổ tế tổng Pháp Tông: Từ xưa đến nay vẫn kính ngưỡng Thượng Đế, Ngài gom các Giáo pháp để phổ độ chúng sanh.(HT. Quách Văn Hòa)

IV. Theo BÀ LA MÔN GIÁO


Bà La Môn giáo, về phương diện Đại Đạo, được xây dựng trên Nhất Thể Brahman, túc là trên thuyết:
Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể,
Nhất Thể Tán Vạn Thù; Vạn thù Qui Nhất Thể.


Linh Mục Hoàng Sĩ Quý, trong quyển Triết Sử Ấn Độ của Ông, đã nhận định: “ Có điều là, dù khác nhau đến đâu, thì các Upanishads cũng có chung một số điểm chính yếu. Đó là:
-Nhất Nguyên Thuyết.
-Tên Nhất Nguyên: Brahman-Atman.
-Mục đích nhằm: Giải Thoát.
-Đường dẫn tới mục đích: Minh Minh Trí (Jnana)


Tất cả các quan niệm chính yếu nói trên của Upanishads và Veda sau này đã được môn phái Triết Học Vedanta làm sống động lại. Và người đại diện lỗi lạc của môn phái là Samkara ( 778-820) đã toát lược bằng mấy chữ Nhất Nguyên Thuần Tuý (Absolute Monism).
Brahman, Nhất Nguyên Thuần Tuý, Căn Nguyên Vũ Trụ là Thực Thể Duy Nhất, Bất Khả Phân, tràn ngập vũ trụ.


Vũ trụ hữu hình này, chẳng qua là do Brahman, tán phân, phóng phát ra, theo trình tự từ Vô Tướng, đến Hữu Tướng; từ Khinh thanh, đến trọng trọc; từ Vi Tế đến Thô Thiển, Hiển Lộ. (www.nhantu.net / Tinh Hoa Bà La Môn Giáo)
Brahman là Tuyệt Đối Thể, là Căn Nguyên sinh Thần, Thánh, Vạn Vật.
Brahman duy nhất nhưng có nhiều danh hiệu

V. Theo NHO GIÁO


Nho giáo chủ trương thuyết sinh hoá (émanation et transformation), nghĩa là vạn hữu đã từ Nhất thể phân thân mà thành, một thuyết sinh hoá đặc biệt, vì hết chu kỳ biến dịch, lại trở về nguyên bản. (Thiên Địa tuần hoàn chung nhi phục thủy. -Nguyên Thủy phản chung). Ta còn gọi đó là Thuyết: Thiên Địa Vạn Vật Nhất Thể.


Thái Cực hay Ánh Sáng Chí Tôn ấy như vừng dương ngự trị giữa hoàn võ, tung tỏa hào quang khắp nơi để duy trì sinh hoá. Đâu có sinh hoá, đấy có Thái Cực. Trong mỗi vi trần, đều có Thái Cực, trong mỗi nhân thân đều có Thái Cực.


Thái cực còn gọi là Trung, vì bất biến, làm khu nữu cho vũ trụ;
gọi là Dịch, vì làm cho vạn hữu biến hóa;
gọi là Đạo vì là Nguyên Động lực muôn loài...


Nhưng nếu hiểu Vô Cực là “Trời Ẩn”, Thái Cực là “Trời Hiện”, thì ta sẽ biết ngay Thái Cực chính là Đạo, là Hóa Công, là Tạo Hóa. Như vậy, Vô Cực, Thái cực chỉ là hai phương diện Ẩn Hiện của Hóa Công (Non-Manifestation et Manifestation).
(BS. Nguyễn Văn Thọ, Tinh hoa các đạo giáo, www.nhantu.net)
Đó cũng là quan điểm của Lão Tử trong Đạo Đức Kinh.

VI. Theo TỨ THƯ NGŨ KINH


Nếu tạm gác những vấn đề luân lý, chính trị thông thường sang một bên, ta có thể toát lược những tư tưởng nòng cốt trong Tứ Thư, Ngũ Kinh như sau:
1. Trời là chủ tể vạn vật.
Tứ Thư, Ngũ Kinh nhất là Thi, Thư luôn đề cập đến Thượng Đế.


2. Trời là thực thể cho muôn loài, muôn vật dựa nương, làm chủ chốt mọi biến hóa, và là căn nguyên mọi hiện tượng.
Trong Kinh Thi có xưng tụng Đức Thượng Đế như sau:

Hoàng hỹ Thượng Đế!
皇 矣 上 帝
Lâm hạ hữu hách,
臨 下 有 赫
Giám quan tứ phương,
監 觀 四 方
Cầu dân chi mạc 求 民 之 莫


Nghĩa là:
– Vĩ đại thay Thượng Đế!
– Soi xét xuống dưới rất rõ ràng, uy nghiêm.
– Ngài xem xét bốn phương,
– Để tìm sự khốn khổ của dân mà cứu giúp.

Niềm tin tưởng này được cụ thể hoá bằng vòng Dịch, trong đó Tâm Điểm là Thái Cực, tượng trưng cho Trời bất biến, trường tồn; các hào quải bên ngoài tượng trưng cho muôn hiện tượng luân lưu, biến hóa. Đó là quan niệm: Thiên địa vạn vật đồng nhất thể của Nho giáo.


3. Trời, người quan hệ hết sức mật thiết với nhau. Các Thánh Hiền Nho giáo đều chủ trương: “ Thiên Nhân tương dữ; Thiên Nhân hợp nhất.”
Trung Dung viết: “Thiên mệnh chi vị tính; suất tính chi vi đạo, tu đạo chi vị giáo.”
Vì Bản Tính con người, vì Thiên Lý, Thiên Đạo tiềm ẩn đáy lòng, nên muốn tìm ra Bản Tính, muốn tìm ra Thiên Lý, Thiên Đạo, cần phải quay về ta, mà tìm, mà kiếm, cần phải hôì Tâm, tĩnh Trí, tránh phóng đãng, phải biết tập trung tư tưởng, miệt mài suy tư, mới thành công được. (Trung Dung ch.1, tiết1, tiết2)

VII. Theo PHẬT GIÁO


—Professor C. D. Sebastian
"Phật giáo Đại thừa... về Đại Thừa, Đức Phật đã được quan niệm như là Thực tại Tối Cao bản thân xuống trên trái đất trong hình dạng con người vì lợi ích của nhân loại.... Ông tiêu biểu Tuyệt đối thể (paramartha satya),vượt trên tất cả vạn hữu (Sarva-prapancanta-vinirmukta) và không có khởi đầu, giữa và cuối ... Phật ... là vĩnh cửu, bất biến ... như vậy, Ngài thể hiện Pháp thân (Dharmakaya)." (Vikipedia, God in Buddhism)

__Thiền sư Lâm Tế (Phật giáo), Soyen Shaku, nói chuyện với người Mỹ vào đầu thế kỷ 20, thảo luận làm thế nào trong bản chất ý tưởng về Đức Chúa Trời không vắng mặt trong Phật giáo, khi hiểu đúng như Thực tại cuối cùng: