Tìm hiểu Hội Yến Bàn Đào Ban Trao Bí Pháp

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 597 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

 

I. Ấn tượng lịch sử của Lễ Hội Yến Diêu Trì đầu tiên

Theo Sử Đạo, Đêm mồng 8 tháng 8 (25-9-1925), Đức AĂÂ giáng đàn, dạy ba vị Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang chuẩn bị thiết một lễ chay để cầu thỉnh Đức Diêu Trì Kim Mẫu và Cửu Vị Tiên Nương giáng lâm. Đức Phạm Hộ Pháp cho biết : “Đức Chí Tôn ra lệnh, biểu làm một cái tiệc. Ngài dạy sắp đặt cái tiệc ấy để đãi Đấng vô hình. Đãi mười người (vị) Đức Phật Mẫu và Cửu Vị Tiên Nương” (1).


Đêm hôm sau, mồng 9, ba vị cầu đến Cô Đoàn Ngọc Quế (Vương Thị Lễ), hỏi thêm cho được tận tường. Đàn hôm ấy quan trọng. Cô Đoàn Ngọc Quế lần đầu tiên cho chư vị biết rằng Cô chính là Thất Nương, Chị Hớn Liên Bạch là Bát Nương, cùng trong Cửu Vị Tiên Nương hộ giá Đức Diêu Trì Kim Mẫu. Nhưng, Thất Nương vẫn chưa tiết lộ về Đức AĂÂ. Tiếp đến, Thất Nương hướng dẫn đầy đủ nghi thức hành lễ tiếp Đức Từ Tôn Diêu Trì Kim Mẫu vào đêm Trung Thu, và yêu cầu chư vị cần : Trai giới liền ba ngày trước khi hầu lễ, và phải dùng Đại ngọc cơ để cầu Đức Mẹ Diêu Trì.

. . . “Qua ba ngày trai giới, đến đêm 14 rạng Rằm tháng Tám Ất Sửu (2-10-1925), quý vị thiết Lễ Hội Yến với chư Thiên tại tư gia Ngài Cao Quỳnh Cư (134 Bourdais). Việc chuẩn bị được quý ngài chăm chút kỹ lưỡng, như :

“ ... Lập bàn hương án, chưng những hoa thơm, xông trầm trọn ngày (nhà không tiếp khách nào hết)” (2)

“ Sắp tiệc ấy do tay Bà Nữ Chánh Phối Sư Hương Hiếu vâng mạng lịnh tạo thành môt tiệc. Trên là bàn thờ Phật Mẫu. Ở dưới đặt một chiếc bàn lớn, sắp chín cái ghế như có người ngồi vậy. Chén, đũa, muỗng, dĩa bất kỳ cái gì cũng giống như đãi người hữu hình vậy.” (3)

Đến giờ Tý ngày Rằm, sau khi lên nhang đèn quỳ lạy thành kỉnh, quý vị thiết đàn cơ. Chư Thiên giáng lâm, chào mừng.
Tạm xả đàn, như đã được Thất Nương hướng dẫn trước, ba vị đồng hiến lễ. Tiếp đó quý ngài ngâm ba bài thơ đã chuẩn bị sẵn, kính dâng lên Đức Diêu Trì và Cửu Vị Tiên Nương.

Bước vào phần tiệc, ba vị được phép sắp thêm ba chiếc ghế ngồi phía sau, trong lúc ấy bà Nguyễn Thị Hương hầu tiếp chư Thiên. Bà trịnh trọng dâng lễ lên Đức Diêu Trì Kim Mẫu, tiếp đến hiến lễ phẩm mời từng vị Tiên Nương...

Sau phần dâng lễ, chư vị lập đàn tái cầu. Theo lời hứa trước, bốn vị Tiên Nương là : Nhất Nương, Lục Nương, Thất Nương và Bát Nương giáng tặng bốn bài thơ”. (Trích Lịch sử đạo Cao Đài, quyển 1(Khai Đạo), Cơ Quam PTGL Đại Đạo xuất bản)

II. Hội Yến Bàn Đào


 

Từ thuở khởi nguyên của đạo tức tôn giáo Cao Đài chúng ra, khi Đức Chí Tôn vừa thâu nhận xong hai nhóm đệ tử đầu tiên của Ngài thì Đức Từ Mẫu bèn đến với chư Tiền Khai trong khung cảnh Hội Yến Bàn Đào.


Sự lâm phàm Khai Đạo của Thầy được biểu trưng bằng Thiên Nhãn, mà Thiên Nhãn cũng chính là ngôi Thái Cực hóa sanh vạn vật, vận hành vũ trụ.


Sự lâm phàm của Mẹ được biểu trưng bằng cuộc hội yến trùng hoan.


Một cung cách thống ngự, khai sinh của Thầy.


Một cung cách gần gũi, vỗ về của Mẹ.


Hình thức mở đạo đã bày tỏ thiên lý, thiên cơ.



Tìm hiểu Hội Yến Bàn Đào Ban Trao Bí Pháp
  Hội Yến Bàn Đào tại CQPTGL

Mẹ là Vô Cực, là bản thể, là ngôi bảo tồn. Thầy là Thái Cực là ngôi Sáng tạo. Cho nên đứng về hiện tượng tôn giáo, khai Tam Kỳ Phổ Độ thì duy có Thầy là Giáo chủ. Còn về mặt cứu rỗi vô vi thì Đức Từ Tôn chưởng quản.


Thế nên, thời Hạ Ngươn này, Đức Mẹ ban đặc ân cho mở Hội Yến Bàn Đào tại trần gian là một hình thức đem đến huyền nhiệm tâm linh cho con cái ý thức sứ mạng Kỳ Ba. Nên Đức Vân Hương Thánh Mẫu vâng thánh ý Đức Mẹ dạy như sau:
Này các em ! năm nào cũng thế, ngoài những ngày lễ tết thường lệ vào những dịp khác, có lẽ Lễ Trung Thu và đặc biệt hơn nữa, trong Đại Đạo các em có Lễ Bàn Đào hiến dưng phẩm vật cho Đức Mẹ Vô Vi. Đó là một đặc điểm được xem rất quan trọng trên phương diện ý nghĩa tinh thần của nó. Vì cuộc lễ này thật sự nó là một dịp nhắc nhỡ cho các em gìn giữ đầy đủ những bảo vật Thiêng Liêng mà các em đã thọ nhận từ Diêu Cung nơi vô lượng kiếp.”( Chơn Lý Đàn, Tuất thời, 26 tháng 7 Tân Hợi (15.9.1971)

Dù đã trải qua 47 mùa thu, Bản Nương nhận thấy chư liệt vị cũng như mọi người đều chưa giải đáp với niềm tin trong danh từ Hội Yến Bàn Đào ban trao bí pháp. Rồi bao nhiêu dấu hỏi - ai đã được sống nghìn năm khi dự Hội Yến Bàn Đào? Và ai được ban trao bí pháp? Mặc dù có người được tràng sinh từ khi có Hội Yến Bàn Đào, và cũng có lắm người được ban trao bí pháp. Thế tại sao? Nếu người đời chưa thoát ra khỏi cái tháp ngà riêng rẽ, chưa khoát bức vô minh, thì làm sao suy luận nổi bí pháp nhiệm mầu của Tạo Hóa. Dù cho có được hưởng Hội Yến Bàn Đào cũng không thấm cái hương vị tràng sinh, có ban trao bí pháp cũng hóa thành công cụ riêng tư trong kho tàng ích kỷ. Chỉ những người có “tâm pháp nhứt như” (4)mới thấu triệt huyền vi hoán chuyển ấy.”
( Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, 05-8 Quí Sửu (01-9-1973)

Thế nên, Đức Mẹ muốn cho con cái của Mẹ phải ý thức được thiên lý ấy để hiểu được cơ vận hành của Đại Đạo mà hành đạo đạt được tôn chỉ cứu cánh. Nghĩa là Tam Kỳ Phổ Độ phải vượt lên trên hoạt động tôn giáo thông thường nghiêng về tín ngưỡng, sùng tín, tìm kiếm một chỗ dựa tâm linh. Mà cơ cứu độ kỳ ba phải song hành giác mê khải ngộ chúng sanh với cứu khổ hành thiện, xây dựng xã hội an lạc tiến bộ.



III. Bí pháp nhiệm mầu

Bí pháp là đạo pháp vô vi kín nhiệm, là một công năng tiềm ẩn trong chủ thể sẽ thúc đẩy chuyển hóa nội thân, nội tâm đồng thời phóng phát tác dộng vào tha nhân, ngoại thể.


Đối cá nhân nột hành giả, thì “Đạo pháp là cái pháp, là giềng mối, là chìa khóa cho hành giả mở đi vào trung tâm sự tạo Phật tác Tiên, giải thoát kiếp hồng trần tạm bợ, trầm luân khổ hải để về chốn an nhàn vĩnh cửu vô sanh bất diệt.” (Đức Vạn Hạnh Thiền Sư, Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, 04- 9 Quí Sửu (29-9-1973)

Còn “Hội Yến Bàn Đào Ban Trao Bí Pháp” thì “Bí pháp” ở đây có ý nghĩa rất thiêng liêng trọng đại, thuộc về Chánh pháp cứu độ Kỳ Ba. Qua Sử Đạo và thánh ngôn của Đức Vô Cực Từ Tôn và các Đấng, chúng ta biết rằng Đấng ban trao là Đấng tối cao đại từ đại bi nơi Diêu Trì Cung, ngự trị Ngôi Bảo Tồn Dưỡng Dục trong Càn khôn thế giới. Ngài lấy điển tích Hội Yến Bàn Đào (5) trên thiên đình để giáng điển lâm phàm giao cảm tâm linh với con cái của Ngài lập thành Sứ mạng đại thừa thiên nhân hiệp nhất tại trần gian thời Tam Kỳ Phổ Độ.

Trung Thu năm Quí Sửu 1973, Đức Mẹ đã dạy về hình thức ban Bí pháp và diệu dụng của Bí pháp:

Nơi đây Mẹ tạm một số bạch thủy để thay rượu bồ đào ban cho các con sau giờ Hội Yến.

(Đức Mẹ ban điển vào bầu bạch thủy…)
Đó là bí pháp trong đêm Trung Thu, các con hãy đem chia nhau mà thọ hưởng.

Mẹ cũng nói rõ : bí pháp không ngoài tâm con. Nếu tâm còn còn nhiều phiền trược, hãy dùng chút bồ đào tiên tửu Mẹ ban để lắng dịu thanh khiết mà tu hành cho nên đạo quả, đó là bí pháp. Còn những lý huyền nhiệm hơn, Mẹ đợi chờ lòng con tịnh khiết sẽ trao cho
.” (Vĩnh Nguyên Tự, Tuất thời Rằm tháng 8 Quí Sửu (11.09.1973)


Vậy điều kiện để thọ nhận được Bí pháp là phải có “tâm tịnh khiết”:

“Mẹ đã ban hồng ân vào bạch thủy cho con đồng thọ hưởng. . . Các con nên nhớ vào giờ công phu thiền định khai mở cõi lòng tịnh khiết để tiếp nhận luồng hồng quang thiên điển. Nhiếp thu được nhiều hay ít là do ở lòng của con. Hồng quang thiên điển luôn luôn bủa trùm để cứu độ sanh linh. Các con hãy giác ngộ, hãy ý thức với nhau để cùng tu hành hạnh hưởng. Mẹ cùng phật tiên thánh thần sẽ đến dự lễ Hội Yến Bàn Đào đêm mai. Các con nhớ trật tự thanh tịnh cần được tôn nghiêm là cực lạc đó con, nhất là các con không nên bỏ sót một con nào dù là lớn hay nhỏ.”( Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14 tháng 8 Bính Thìn (7-9-1976)

IV. Từ Bí pháp đến sứ mạng

Không nên bỏ sót một con nào dù lớn hay nhỏ”, câu nói đơn giản nhưng gợi đến tình thương bao la như lòng Từ Mẫu bao dung hết thảy con cái không phân biệt. Mẹ muốn con nào đã hạnh hưởng Bí pháp đều cảm ứng với tình thương ấy mà nhận lấy sứ mạng tự độ, độ tha.

Nên Đức Vân Hương Thánh Mẫu từng dạy về nếp sống trung hòa của con người Đại Đạo rằng: “ Con người biết giữ được mực độ quân bình cho chính bản thân là tâm linh phải lo trau luyện cho thanh thoát, đừng để thất tình lục dục bao vây. Có thế mới hòa vào xã hội nhân sinh để sống một cuộc sống có ý nghĩa siêu nhiên hơn. Khi con người tự thấy lòng bác ái vị tha nẩy nở là biết sống đời sống Tề Vật của Trang Chu (6) hay Bình Đẳng Quan (7) của Thích Giáo. Tâm linh và nhân sinh không thể tách rời mà phải luôn luôn gắn liền với nhau nhịp nhàng sinh động vô kỷ, vô công, vô cầu, vô danh, tự khắc các em sẽ hòa mình vào đại thể mà hưởng thú thiên nhiên, mà dự yến Bàn Đào.”( Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14 tháng 8 Bính Thìn (7-9-1976)

Vậy, Yến Bàn Đào là kết quả viên mãn dành cho những nhân vật thể hiện đầy đủ tâm đức đại thừa. Đối với Cơ Đạo, Đức Từ Mẫu trao cho các bậc hướng đạo chiếc cẩm nang ba điểm:

 

  • bổn linh chơn tánh
  • tình thương
  • tâm điền


Mẹ dạy: “Này con ! Đạo hay bổn linh chơn tánh của các con là phương thuốc nhiệm mầu, tình thương của các con là chất keo sơn hàn gắn, mảnh tâm điền của các con là nền tảng xây dựng cơ thống nhứt quy nguyên. Con biết đạo để trở về bổn linh chơn tánh là nguồn gốc của con người, thì không bị ngự trị bởi tà thần ngoại cảnh. Con có tình thương rộng lớn bao la như biển cả luân lưu thì tình đồng đạo các con không khô khan rạn nứt. Con có mảnh tâm điền rắn chắc bằng phẳng không gai góc không chướng ngại, thì để xây dựng cơ thống nhất quy nguyên. Nếu các con biết thực dụng sở hữu mà Đức Thượng Đế đã ban cho, thì từ một đến muôn ngàn triệu triệu, không đòi hỏi cũng lành mạnh, cũng thống nhất quy nguyên. Áp dụng vào hiện tình đất nước dân tộc cũng thế.” (Vạn Quốc Tự Chơn Lý Đàn, Tuất thời 13 tháng 8 Tân Hợi (01.10.1971)

“ . . .Kỳ hạ nguơn cộng nghiệp, các con phải thấy ân phước mà đừng để kể khác nhắc nhở, tình Vô Cực rất bao la, nhưng Thiên luật công bình không mẩy lọt. Mẹ mong muốn các con nam nữ đã được nhận lấy sứ mạng Thiên ân quyền pháp đem lại nguồn an lạc vĩnh cửu cho nhân sanh. Các con hãy khai nguồn an lạc riêng con cho thông suốt, đừng để vướng bận hoàn cảnh đa diện bên ngoài mới chóng thành công.” (Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14 tháng 8 Bính Thìn (7-9-1976)

V-Hội yến Bàn Đào là biểu trưng hi hữu của thế Thiên Nhân Hiệp Nhất.

_ Đức Mẹ có Cửu Vị Tiên Nương hộ giá giáng trần dạy đạo từ buổi đầu Đức Chí Tôn Khai Đạo, thì Hội Yến Bàn Đào là cuộc trùng hoan tương cảm giữa hai cõi sắc không để cùng đương kham sứ mạng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
_ Ngài còn ban thưởng cho những chơn linh hành đạo đắc quả giữa thời đại ân xá này được hội ngộ với thân nhân đang tiếp bước theo truyền thống đạo nhà.
_ Ngài ban tiên tửu tịnh khiết cho con cái để nối nguồn ân điển thừa hành sứ mạng thiên ân.
_ Ngài còn cho ngâm thi đối ẩm, xướng họa thi thơ để người sứ mạng tâm đắc lý “Thiên nhân hiệp nhất” hầu đi suốt con đường Cứu độ Kỳ ba.

Mẹ dạy: “Các con ôi ! một năm hành đạo giúp đời, một năm kinh nghiệm thế thái nhân tình, một năm tự tu tự tiến, và cũng là một năm các con trui rèn ý chí kiên nhẫn trì thủ để dọn mình tiến lên nấc thang cao hơn. Mẹ mừng khi nhìn thấy các con của mẹ đã ý thức thế nào là tu thân lập hạnh, thế nào là bồi công lập đức, thế nào là thế thiên hoằng đạo, và lãnh hội ít nhiều đạo lý trong Hội Bàn Đào ban trao bí pháp. Ít nhất cũng là phải vậy. Mẹ không mong hơn gì hơn là thấy các con được giác ngộ. Có giác ngộ các con mới tự khoát lên cho mình một trách nhiệm trước Thượng Đế, trước nhơn sanh. Đó là thế Thiên hoằng đạo độ nhơn sanh.”(Thánh Thất Bình Hòa, Hợi thời, Rằm tháng 8 Giáp Dần (30.09.1974)

VI-Hội Yến Bàn Đào đã trở nên truyền thống Lễ hội Trung Thu Cao Đài

Mẹ ban ơn trước Yến Bàn Đào.

PHÚ

Thu Kỷ Mùi các con đồng tâm hiệp sức,
Sắp lễ nghi muôn thức hiến dâng,
Cũng không quên những con bạc phước vô phần,
Đem chia sớt tình thương cho mọi kẻ.
Mặc dù đôi cánh én không đem lại một mùa xuân đầy mát mẻ,
Nhưng đó cũng là báo hiệu tiết xuân sang;
Cho hành nhân góp nhặt cánh mai vàng,
Cho lữ khách biết đông sắp tàn cơn giá rét.
Yến Bàn Đào các con đã đem trần thiết,
Có rượu trà bánh mức với hương đăng,
Có quả hoa đủ sắc, có cổ bàn,
Có đủ mặt nữ nam lớn bé.
Có các nơi quây quần về cúng lễ,
Có thi văn kinh kệ ngâm nga;
Có tình thương chan xẻ hiệp hòa,
Mẹ chứng lễ và Cửu Nương tiếp lễ.
Có Tiên Phật chín trùng hộ vệ,
Có Tiền Khai Đại Đạo tôn linh;
Có Chơn Linh Phụ Mẫu các trẻ đã viên thành,
Đồng triều lễ trước thảm xanh hội yến.
Hội Bàn Đào tượng trưng cho vòng luân chuyển,
Một chu kỳ trái chín với mùa thu;
Để gợi lòng các trẻ rán lo tu,
Cơ sàng sảy phân phàm lọc thánh.
Phải cố gắng trau dồi đức hạnh,
Phải kiên trì tu tánh tu tâm;
Trước là lo tự độ lấy nhơn thân,
Và tế độ tha nhân trong bể hoạn.
Hội Yến để nhớ con còn sứ mạng,
Là Thiên ân gánh đạo bước vào đời;
Thức tỉnh người trong biển khổ chơi vơi,
Sống cõi tạm cuộc đời sớm tối.
Nếu đời không lăn lộn chốn mê tân,
Nếu đời không đắm đuối kiếp trầm luân;
Thì THƯỢNG ĐẾ có sắp chi hàng Thiên ân sứ mạng,
Đêm tăm tối mới cần dùng ánh sáng.
Bịnh ngặt nghèo mới cần vạn bóng lương y,
Lúc thiên tai mới mong đợi kẻ cứu nguy;
Khi mạt pháp mới cầu chơn truyền chánh pháp,
Muốn giải thoát con phải giải trừ nghiệp chấp.
Muốn huyền đồng con phải vô ngã vô nhân,
Muốn phối thiên phải gột rửa lòng trần,
Muốn tịch diệt đủ đầy nhân trí dũng.
Nhân là thương khắp muôn loài vạn chúng,
Không biệt phân nòi giống lạ hay quen;
Cũng không chia cao thấp sang hèn,
Thương kẻ ghét mình mà lo tế độ.
Trí là biết tri hành mà thoát khổ,
Biết lòng người và biết chỗ thị phi;
Biết những gì phải, trái bỏ đi,
Biết tiến thoái, biết tùy doi nương vịnh.
Dũng là dám chế kiềm vọng tính,
Dám đoạn trừ bất chính nơi tâm;
Dám hy sinh vì Đạo nghiệp mà làm,
Dám chuyển hóa lòng tham sân si dục.
(Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời 13 tháng 8 Kỷ Mùi (3-10-1979)
Đó là phần giáo lý Đức Mẹ ban trong Lễ Hội Trung Thu Cao Đài, Mẹ còn ban giáo pháp cho con đường phản bổn hoàn nguyên nữa:

THI

Muôn cánh hoa sen trổ cõi đời,
Nhờ bùn sen mới được xinh tươi,
Gương sen khiết tịnh hương sen nức,
Phiền não bồ đề cũng thế thôi.
-o-
Đất phiền não bồ đề vun xới,
Lìa thế gian sau tới niết bàn,
Vào đời nhục thể phải mang,
Muốn sang bể khổ n