Tâm điểm yêu thương: Cảm nhận về HNLT lần thứ IX “Nối Nhịp Văn hoá-Tôn giáo”

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 1729 | Cật nhập lần cuối: 11/4/2019 1:11:02 PM | RSS

TÂM ĐIỂM YÊU THƯƠNG

Cảm nhận về Hội Ngộ Liên Tôn lần thứ IX: “Nối Nhịp Văn hoá-Tôn giáo”

Bước vào không gian hội ngộ, chúng ta ai cũng nhìn thấy một pano với chủ đề “Nối nhịp Văn hoá – Tôn giáo”, để giữa sân Trung tâm Mục vụ TGP, rồi tiến vào Hội trường, chúng ta lại được nhìn thấy một chiếc cầu tre “rất duyên” trên lễ đài. Và hơn nữa,những bài thuyết trình mang trọn tấm chân tình gợi cho tôi nhiều suy tư.

Quả thật, đây là một cuộc Hội ngộ, chứ không chỉ là tiếp xúc xã giao. Những nụ cười trao nhau, dù chỉ mới gặp lần đầu, nhưng sao như đã thân thương từ lâu. Niềm vui tương giao ấygiúp cảm nhận tình huynh đệ chan chứa của các đạo hữu quy tụ về đây.Trong bầu khí chan hoà của cuộc sum họp, tôi không còn thấy sự khác biệt, nhưng chỉ cảm nhận tình nhân loại giữa những con người có cùng một Nguồn Gốc, được hiện hữu nhờ một Tình Yêu.

Các nữ tu sinh viên đón tiếp quý chức sắc tôn giáo tham dự HNLT lần IX

Đó chính là nét đẹp của Tôn giáo. Một vẻ đẹp có sức thu hút và lan toả, mà Giáo sư Cao Đài Thượng Văn Thanh đã khẳng định trong bài thuyết trình: “Trong suốt dọc dài lịch sử, nếu không có Tôn giáo, thì cuộc sống con người và xã hội tốt đẹp hơn chăng? Chắc chắn là không!”. Đúng vậy, trong xã hội, tôn giáo và văn hoá được nối nhịp với nhau mà chiếc cầu là biểu tượng cho chủ đề của ngày Hội ngộ năm nay. Chiếc cầu nối nhịp văn hoá - Tôn giáo, đưa đạo vào đời và làm cho đời tươi đẹp hơn.Với nhịp cầu này, mong sao mọi người có thể xem “trái đất là ngôi nhà chung” (1) để bảo vệ, để trân trọng và để xây dựng tươi đẹp hơn Đức Thánh cha Phanxicô đã chia sẻ trong Thông điệp Laudato Si’, hay “Trái đất là một quốc gia, và mọi người sống trong đó như là những công dân”, như lời cầu nguyện của chị em đạo hữu Baha’i.Và hệ quả là công dân một nước thì -như ca dao diễn tả- “Phải thương nhau cùng”.

Chiếc cầu đó không chỉ nối kết hai không gian, từ nơi này sang nơi khác, nhưng còn nối con người từ kiếp sống này với kiếp sống mai sau, mà như Thượng toạ Thích Minh Thành đã nói đó là “tạo nghiệp”. Chiếc cầu đó cũng vượt qua biên giới địa lý, đó là điều khiến Cha Cố Léopold Michel Cadière rộng mở tâm hồn để hội nhập văn hóa, sống như một người Việt: dànhtrọn tình yêu cho con người, đất nước và văn hoá Việt Nam.Và hôm nay được tái diễn nơi chính hậu bối của Cha Cố qua bài trình bày của Cha Laurent Gatinois, Hội Thừa Sai Paris – với nhiều cố gắngphát âm tiếng Việt, khiến cả hội trường “lặng”mà nghe. Chiếc cầu nối nhịp Văn hoá - Tôn giáo mời gọi những ai bước quathêm tôn trọng người khác và bảo vệ chính chiếc cầu đó. Có lẽ đó là điều mà quý tín hữu đến với ngày Hội ngộ đều ý thức và cũng đang thực hành. Đặc biệt, trong bầu khí tương kính này, bốn bài thuyết trình là những chia sẻ, hay đúng hơn là lời tâm sự của những người được thấm nhuần văn hóa đức tin. Đó là sự mở lòng hướng về tha nhânđể hiểu nhau, và mong hiểu nhau hơn.

Vũ khúc "Âm vang Tây nguyên" của cộng đoàn Lao động Truyền giáo Đức Mẹ Vô nhiễm

Thiết nghĩ bầu khí sâu lắng và đậm ân tình của Ngày Hội ngộ liên tôn mang dấu ấn của cuộc gặp gỡ lịch sử, trong hoà bình và vượt qua ranh giới tôn giáo, giữa thánh Phanxicô Assisi và Sultan Islam. Ước gì, những nét đẹp của ngày Hội ngộ liên tôn sống mãi trong lòng những người tham dự và lan toả đến anh chị em đạo hữu khác. Và mong sao những điều tốt đẹp đó được nhân rộngra, để cơn khát của Đấng Chí Tôn, Đấng luôn muốnmọi người “hiệp nhất nên một” (2) trong tâm điểm yêu thương,được thoả lòng.

Nữ tu lớp Thần học III
HV Phaolô Nguyễn Văn Bình

_______________________

Hình ảnh Hội ngộ Liên tôn lần IX (27.10.2019)

Chú thích:

(1) x. Laudato Si’, số 13

(2) x. Ga 17,21-22