Khám phá trách nhiệm của những người theo Tôn giáo đối với xã hội

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 1587 | Cật nhập lần cuối: 9/5/2017 10:19:56 AM | RSS

Khám phá trách nhiệm của những người theo Tôn giáo đối với xã hộiKhám phá trách nhiệm của những người theo Tôn giáo đối với xã hội: Đóng góp của các cộng đồng đức tin đối với phát triển con người

Tóm tắt: Người trình bày sẽ giải quyết vấn đề đóng góp của các cộng đồng đức tin đối với phát triển các xã hội của con người. Đức tin tôn giáo là một xung lực thúc đẩy mạnh mẽ, và các ảnh hưởng của nó đã được cảm nhận thấy trên toàn thế giới. Khi đức tin được sử dụng theo những cách tích cực, các cộng đồng đức tin sẽ trở thành các đối tác đáng giá với chính phủ và các tổ chức dân sự khác để đảm bảo đưa sự tiến bộ của nhân tính đi lên. Nhiều ví dụ sẽ được dẫn ra ở đây. Trong suốt 12 năm qua, người thuyết trình đã tham gia vào rất nhiều chiến lược và dự án giải quyết rất nhiều vấn đề ở Mỹ. Một dự án Hợp tác Phát triển Cộng đồng đã bắt đầu được các Hội thánh thực hiện để thúc đẩy đổi mới đô thị qua việc đầu tư vào người dân, và không chỉ chủ yếu ở cơ sở hạ tầng. Các Hội thánh cũng đã giúp chống lại sự khủng hoảng ở các trung tâm đô thị. Bài trình bày sẽ kết lại với một miêu tả về các cộng đoàn địa phương đang giải quyết các vấn đề để làm giảm việc sử dụng ma túy trái phép, mại dâm và buôn người, và các vấn đề khác cản trở sự phát triển của con người ra sao.

Giới thiệu

Tôi thấy được vinh dự sâu sắc khi các bạn Việt Nam đã mời tôi tham gia giải quyết về một chủ đề rất quan trọng đối với tương lai đất nước các bạn, và rộng ra là với tương lai thế giới. Trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến sự thật là đức tin tôn giáo đang là một xung lực thúc đẩy mạnh mẽ, những ảnh hưởng của nó đã diễn ra trên toàn cầu. Thật không may, đức tin tôn giáo không phải lúc nào cũng được sử dụng theo những cách tích cực. Tổn hại có thể được sinh ra từ việc sử dụng đức tin tôn giáo cho các kết cục tiêu cực dường như đã được nhìn thấy rõ ở ngay tại đất nước của tôi, nơi mà đức tin Kitô giáo đã bị bóp xoắn vào để phục vụ cho việc chia rẽ chủng tộc và tầng lớp trên trong quá khứ, cũng như vấn đề bạo lực cũng từng được xem là để đạt được mục đích về tôn giáo. Chúng tôi cũng nhìn thấy sự tổn hại tương tự ở những nơi như Trung Đông, tại đó các nhóm tìm cách hợp thức hóa hoạt động khủng bố để chống lại người vô tội và lập ra các chính quyền bằng việc gắn với một hình thức của Islam giáo thứ mà đang bị phần lớn tín đồ Islam giáo trên thế giới phản đối.

Những biểu hiện tiêu cực như vậy của đức tin có thể dễ dàng dẫn tới kết luận rằng, các cộng đồng tôn giáo không chỉ đem lại ít lợi ích cho một xã hội trật tự, mà thực sự có một sự đe dọa đối với tồn tại của trật tự văn minh. Thực tế không may mắn đó là có thật nhưng các biểu hiện xung đột nhất của đức tin tôn giáo chỉ đại diện cho một thiểu số rất nhỏ trên thế giới, những nhóm này được chú ý nhiều nhất từ các chính phủ, truyền thông và phần lớn công chúng toàn cầu. Khi soi rọi vào vào những thực tại này, tôi rất vinh dự có được cơ hội để trình bày đức tin Kitô của mình để chứng minh cách nhìn hiếm hoi vẫn chưa được thể hiện phổ biến về một đức tin đó là đức tin có thể đem lại lợi ích lớn cho xã hội trên bình diện rộng lớn.

Người có trách nhiệm đối với việc lan truyền nhanh chóng đức tin Kitô trong thế kỷ đầu tiên, cũng như viết hơn 1/3 Kinh Thánh Tân Ước của Kitô giáo là Paul (Phaolô). Trong lá thư đầu tiên gửi cho một mục sư trẻ có tên là Timothy, Paul đã khuyến khích vị mục sư này và Giáo hội tham gia vào “khẩn cầu, khấn nguyện, kêu van, và tạ ơn… cho tất cả mọi người, cho các vua và tất cả những bậc cầm quyền, để chúng ta có được một đời sống bình yên và hòa bình, nhân đức và trang nghiêm trong mọi cách” (1). Tương tự như vậy, chính Jesus Nazareth đã miêu tả các môn đồ của mình như là “muối của đất” và “ánh sáng của thế gian” (2). Những dụ ngôn này nhằm để dạy các môn đồ của Jesus rằng đời sống của họ nên dành để phục vụ người khác và tạo ảnh hưởng tích cực tới thế giới, để tạo thành một nơi sống tốt hơn.

Khi đức tin tôn giáo được sử dụng theo những cách tích cực, các cộng đồng đức tin có thể và nên là các đối tác đáng giá với chính phủ, và các tổ chức dân sự khác. Trong suốt 15 năm qua tôi đã thấy những hợp tác như vậy để đảm bảo sự tiến bộ đi lên phía trước của nhân loại. Bài viết này sẽ giải quyết ba cách cơ bản mà tôi đã chứng kiến những người có đức tin tôn giáo hoàn thành trách nhiệm của mình với xã hội để đóng góp vào sự phát triển của con người: chỉnh trang các trung tâm đô thị đang đổ nát, giảm thiểu tội phạm và các vấn đề khác cản trở sự tiến bộ của con người, và làm việc với các nhà chức trách dân sự để gìn giữ hòa bình.

Chỉnh trang các trung tâm đô thị đang đổ nát

Để hiểu được quá trình chỉnh trang ở Mỹ thì cần hiểu về mối quan hệ giữa các giá trị bất động sản tư nhân trong một khu vực và sự tiến bộ và phát triển tổng thể của con người trong cùng khu vực đó. Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh của chúng tôi định nghĩa thuật ngữ này là “sự chuyển đổi của những khu phố từ giá trị thấp lên giá trị cao” (3). Những tương quan trực tiếp được thiết lập giữa những giá trị này và chất lượng của chăm sóc sức khỏe, giáo dục, sự đa dạng về tộc người, và sự bảo tồn văn hóa và lịch sử của một cộng đồng. Mặc dù chưa được thống nhất rộng rãi về cách định nghĩa một cách cụ thể về chỉnh trang như là sự đối lập với sự phục hồi đô thị nói chung, các nhà nhân khẩu học và xã hội học thường có xu hướng xem đây là quá trình đổi mới một trung tâm cũ đang mục nát thành một trung tâm có lợi ích lớn hơn.

Neil Smith, nhà địa lý người Scotland, đã cho rằng giải đô thị hóa là một động lực cơ bản đằng sau đổi mới đô thị (4). Chính xác thì, các nội dung trong công trình của Smith có thể được quan sát thấy bằng việc xem qua về thành phố Baltimore, Maryland đã thay đổi như thế nào trong 60 năm qua. Khi trung tâm sản xuất thép, vận tải đường biển và giao thông hưng thịnh, thành phố này trở thành nạn nhân của quá trình giải đô thị hóa (5). Ngày nay, 31% người lao động ở thành phố là những công nhân làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, lương thấp, và tỷ lệ thất nghiệp cao gần gấp đôi so với tỷ lệ thất nghiệp trung bình của cả nước. Những thực tế này đã dẫn tới việc gia tăng mạnh về tỷ lệ tội phạm, đi liền với đó là sụt giảm mạnh về dân số, và bất bình đẳng kinh tế lớn hơn giữa rất nhiều nhóm tộc người khác nhau đang sinh sống ở thành phố này. Trong tổng số những người lao động ở thành phố Baltimore, thì có hơn 200.000 người đi làm từ các vùng ngoại ô chứ không phải là đang sống ở thành phố (6).

Các nỗ lực hồi sinh lại cơ sở hạ tầng và kinh tế của thành phố đã đạt được nhiều thành công. Lĩnh vực công nghệ tăng trưởng nhanh chóng, và các nhà ở khu phố cũ được làm lại và các nhà mới xây lại ở vị trí cũ, các cư dân thành phố mới đã chuyển vào sinh sống. Những cư dân mới này trẻ, có học thức, có kỹ năng cao và sự năng động cao. Tóm lại, chỉnh trang hay “hồi sinh từ ngoài vào trong” đã tạo ra sự tăng trưởng kinh tế rộng lớn. Nhưng những người dân đô thị nghèo chỉ nhận được ít hoặc không được hưởng lợi từ những thay đổi này. Rất nhiều người thờ phượng tại các Hội thánh Tin Lành trong thành phố buồn rầu khi thấy tình trạng nghèo đói và tội phạm được di chuyển tới những khu vực khác của thành phố do quá trình chỉnh trang, tỷ lệ của cả hai vấn nạn này vẫn tiếp tục tăng. Với niềm tin rằng tất cả mọi người cần có cơ hội hưởng lợi từ phát triển kinh tế, lãnh đạo tại những Hội thánh này đã bắt đầu cùng nhau phát triển một kế hoạch phục hồi mới: một kế hoạch đổi mới “từ trong ra ngoài”.

Trong suốt 12 năm làm việc cùng với các Hội thánh của Liên hữu Báp-tít tại Maryland/Delaware để phục vụ thành phố này, chúng tôi đã thiết lập đối tác với tổ chức phi lợi nhuận Open Door America, tổ chức này được thành lập bởi một người đã tham gia vào một trong những Hội thánh khu vực của chúng tôi (7). Ban điều hành của tổ chức này được phát triển với thành phần là các mục sư Tin Lành địa phương, các học giả, các nhân viên xã hội, và doanh nhân. Dựa trên dữ liệu thu được từ công việc trong các thành phố bạn và sự xác tín của Tin Lành, lãnh đạo tổ chức ODA đã không chấp nhận “sự khôn ngoan thông thường” khi cho rằng nghèo đói phải luôn là một điều kiện thường xuyên của cuộc sống ở Mỹ. Một tiếp cận đa diện bao gồm cả những nhà tuyển dụng tiềm năng, các nhà tư vấn, nhân viên phụ trách hồ sơ, và bản “Kế hoạch đời sống cá nhân” (ILP) cung cấp cho các khách hàng ở thành phố đã được sử dụng để đưa những người nghèo này tới chỗ tự cung tự cấp được. Rất nhiều khách hàng tham gia đã có các kỹ năng về các công việc liên quan đến xây dựng, và cần được cấp ghép để thực hiện nghề nghiệp của họ, một nhà tư vấn sẽ giúp họ phát triển nghề nghiệp, và giúp bảo đảm an toàn cho các hợp đồng nhỏ đối với các dự án xây dựng trong thành phố. Khi các công việc của họ Phật giáo, họ có thể thuê nhân lực từ chính trong các cộng đồng của mình.

Đào tạo việc làm và hợp tác với nhà tuyển dụng

Sụt giảm công việc có mức lương đủ sống trong thành phố dẫn tới tăng tội phạm, bao gồm cả sự gia tăng nguy hại về buôn bán ma túy ở Baltimore. Tại Mỹ, việc mua và bán các loại ma túy nguy hiểm như heroin và crack cocaine (DVB: dạng cocaine tinh thể gây nghiện cao) là bất hợp pháp, và bị trừng phạt thời gian tù nặng. Khi những người phạm tội này được ra tù, rất ít nhà tuyển dụng muốn thuê họ bởi vì án tích trong quá khứ của họ, điều đó có nghĩa rằng họ thường có ít lựa chọn nên sẽ quay lại bán ma túy. Điều đó tạo ra một vòng tròn luẩn quẩn của tội phạm.

Để giải quyết vòng tròn này, mọi người trong các Hội thánh của chúng tôi thông qua ODA đã bắt đầu phát triển quan hệ đối tác với các nhà tuyển dụng địa phương ở thành phố. Đặc biệt, các quan hệ đối tác đã được phát triển với các công ty xây dựng và các nhà hàng ăn cao cấp trong ngành công nghiệp dịch vụ. Các thân chủ đã hoàn thành ILP sẽ được xem xét thuê làm bởi các ông chủ doanh nghiệp này với những điều kiện rất nghiêm khắc. Sau một thời gian chứng minh được bản thân, các thân chủ có thể được trao những cơ hội tốt hơn. Một thân chủ đã được gửi tới trường dạy làm đầu bếp bởi nhà tuyển dụng, và bây giờ đã làm đầu bếp cho một trong những nhà hàng sang trọng nhất của Baltimore. Những người khác đã có được sự thăng tiến trong công việc xây dựng, và giờ đây đã có cuộc sống không còn phạm tội. Đó là lợi ích dành cho các thân chủ, lợi ích cho các khu phố của họ, và cho toàn thành phố.

Gìn giữ hòa bình

Vào ngày 12.4.2015, Freddy Gray 25 tuổi đã bị bắt bởi cảnh sát Baltimore vì sở hữu thứ mà cảnh sát cáo buộc là một loại vũ khí bất hợp pháp. Trong quá trình xét xử, Gray đã chết, và luật sư đại diện của tiểu bang về vấn đề của Baltimore đã cho rằng cái chết của anh này là một vụ giết người. Nhiều thập niên diễn ra căng thẳng chủng tộc và sự nghi ngờ liên quan tới thực thi luật pháp bởi người Mỹ gốc Phi ở thành phố này đã bùng nổ, và vào chính sự kiện 25/4 năm đó, những người biểu tình đã chuyển sang bạo lực. Hơn 20 sĩ quan cảnh sát bị thương, hơn 250 doanh nghiệp bị phá hủy, và khói lửa đã trùm lên 150 phương tiện và 60 công trình trong thành phố (8). Lực lượng vệ binh quốc gia bang Maryland đã được triển khai bởi Thống đốc để chế ngự bạo loạn và bạo lực, và các căng thẳng đã leo cao trong thành phố.

Vào ngày 30/4, tôi và một đồng nghiệp mục sư đã khảo sát về sự phá hủy, nói chuyện với nhiều cư dân, và đi qua các khu phố bị phá hủy, cầu nguyện cho những người đau khổ và xin Chúa ban cho chúng tôi hướng đi để làm sao chúng tôi có thể phục vụ được. Qua bữa trưa, chúng tôi lên kế hoạch bao gồm cả việc phục vụ thức ăn cho những người dân của thành phố lúc đó đang mong đợi tòa án tới để đạt được một phán quyết thích đáng trong trường hợp Freddy Gray. Tùy thuộc vào kết quả của cuộc điều trần, chúng tôi đã biết rằng bạo lực có thể bùng nổ trở lại, và khao khát của chúng tôi là cùng làm việc với chính quyền địa phương và bang, để góp phần của chúng tôi vào trong nỗ lực giảm thiểu căng thẳng.

Mạng lưới 564 Hội thánh của chúng tôi, suốt năm qua, đã sẵn sàng đóng góp khoảng 8 triệu USD cho chúng tôi sử dụng làm mục vụ tới khu vực này, vì thế việc mua bán thực phẩm, trang trải chi phí cho nhân viên vận chuyển từ các vùng khác của bang tới thành phố, và các chi phí khác có thể dễ dàng được trang trải vì sự quảng đại của người có đức tin. Với những nguồn lực, chúng tôi đã liên hệ với văn phòng của Thống đốc để tìm kiếm hỗ trợ cho việc lập một trung tâm cung cấp đồ ăn ở ngay giữa “vùng đất trống” của những người bạo loạn: một nhà thuốc CVS đã bị đốt cháy bởi những người bạo loạn chỉ vài ngày trước. Thống đốc vui mừng sắp xếp cho phép chúng tôi tới khu vực này. Một ngày sau, chúng tôi đã đem bánh mì kẹp và nước cho hàng ngàn người tụ tập để biểu tình. Những người biểu tình, các thành viên băng đảng, các sĩ quan cảnh sát, và các binh sĩ lực lượng Vệ binh Quốc gia cũng đều được phục vụ, và trong thời điểm bạo lực chín muồi như thế, các Hội thánh của chúng tôi đã có thể đem lại hòa bình, khi tất cả những nhóm này cùng chia sẻ một bữa ăn cùng ngay ở một nơi mà những ngày trước đó họ đã giao tranh với nhau.

Cùng chống lại các tệ nạn xã hội

Buôn người là một vấn đề đang gia tăng trên khắp thế giới, bao gồm cả ở Mỹ. Mặc dù nô lệ là một điều bất hợp pháp ở Mỹ từ năm 1865, những hàng ngàn đàn ông, phụ nữ và trẻ em mỗi năm vẫn bị biến thành nô lệ qua việc sử dụng bạo lực, lừa đảo, hoặc cưỡng ép (9). Vào năm 2012, trong một lữa lực ngăn chặn vấn đề này, rất nhiều người bênh vực đả bắt đầu yêu cầu cơ quan lập pháp của bang ở Maryland thông qua “Dự luật Tịch thu Tài sản” (10). Dự luật này, nếu được đưa vào thực hiện trong luật pháp của bang, sẽ khắc phục được sự mất cân bằng trong hệ thống tư pháp của chúng tôi. Vì trước dự luật này, một kẻ buôn người có thể ép buộc nạn nhân, bao gồm cả trẻ nhỏ, và nếu bị bắt và kết án, có thể đơn giản chỉ chịu án tù và sau đó trở về nhà, còn ôtô và tài sản khác thu nhập từ việc lạm dụng các nô lệ vẫn là của hắn ta.

Mạng lưới các Hội thánh của chúng tôi còn kết hợp với rất nhiều cộng đồng đức tin khác, bao gồm cả mạng lưới những người hàng xóm Islam giáo của chúng tôi, tranh luận về vấn đề này trước cơ quan lập pháp của Maryland. Do sự hợp tác của những người có đức tin trên khắp bang, dự luật đã được thông qua, và Thống đốc Martin O’Malley đã ký nó thành luật. Ngày nay, những người bị kết án buôn người ở Maryland sẽ bị tịch thu tất cả tài sản bởi chính quyền bang, do đó khiến cho những ai muốn buôn bán sự sống con người sẽ bị tổn thất kinh tế lớn.

Nền tảng của chúng tôi

Những Kitô hữu được kêu gọi bởi đức tin để tạo ra sự khác biệt theo hướng tích cực trong thế giới này, chủ yếu vì các thực tại mà chúng tôi tin vào ở ngoài thế giới này. Chúng tôi tin rằng tất cả con người được tạo ra bởi một Đức Chúa Trời nhân vị, và theo hình ảnh của Đức Chúa Trời. Chúng tôi tin điều này tạo ra tất cả nhân tính phân biệt với những thứ còn lại trong trật tự sáng tạo, và đem lại phẩm giá vốn có cho tất cả mọi người. Hơn nữa, chúng tôi tin ý định ban đầu của Đức Chúa Trời chính là để nhân tính phát triển vào cả trong việc chúng ta được tạo ra để làm gì. Tóm lại, Đức Chúa Trời muốn tất cả con người trong mọi nền văn hóa và mọi nơi được phồn thịnh. Vì thế chúng tôi cũng khao khát như vậy.

Thế giới mà chúng ta sống vẫn là một thế giới với nhiều người đang đau khổ. Chúng tôi tin đây là một kết quả do sự nổi loạn chống lại Đức Chúa Trời. Những kết quả này trong cuộc sống của một thế giới sa ngã, và thế giới sa ngã này đã dẫn tới những hệ quả như nạn đói, bệnh tật, bạo lực, chiến tranh và chết chóc. Nhưng những người tin theo Kitô có hy vọng, vì họ tin rằng Jesus của thành Nazareth sẽ tới cùng họ, thiết lập cho họ những gì mà cuộc sống của họ được mang theo, chết ở nơi mà họ mắc tội, và đứng dậy từ sự chết để đem tới cho họ hy vọng về một cuộc sống ngoài thế giới này. Vì cũng tin vào Đức Chúa Trời đã đem lại cho chúng tôi các chính phủ để gìn giữ hòa bình và trật tự, đó là trách nhiệm của chúng tôi với Đức Chúa Trời để hợp tác và tuân phục các nhà chức trách, những người cũng đã hiện diện như các tác nhân của sự phục hồi. Do đó, cần hoan nghênh bất kỳ Kitô hữu nào hợp tác với những nhà chức trách này theo quyền hạn của mình để cải tiến xã hội, sử dụng đức tin tôn giáo của mình là nền tảng cho việc phục vụ đó. Bài viết này đã diễn tả một vài cách mà điều này đã xảy ra ở Mỹ.

Kết luận

Cả cấu trúc chính phủ và các cộng đồng đức tin đều phục vụ vì một mục đích cao đó là khuyến khích sự phát triển và phồn thịnh của nhân tính. Tôi tự tin rằng mối quan hệ gần gũi hơn giữa hai bên sẽ tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. Tôi hy vọng cuộc hội thảo này, và sự đối thoại đang đạt được sẽ tạo ra sự hợp tác lớn hơn giữa những thực thể này, và cái nhìn vị tha chia sẻ về tương lai của một nhân dân và quốc gia mà chúng tôi ngưỡng mộ sâu sắc, tôi cầu nguyện một tương lai tươi sáng nhất cho nhân dân và đất nước các bạn.

Tiến sĩ Joel Ralney
Covenant Church
Trích “Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế” 2017, tr. 58-63

___________________________
Chú thích:

(1) 1 Timothy 2:1-2. The Holy Bible: English Standard Version. Wheaton, IL: Crossway Books, 2001 (ESV).

(2) Mathew 5: 13, ESV.

(3) Health Effects of Gentrification. Centers for Disea Contro, 24.3.2015.

(4) Neil Smith and Peter Williams, The Gentrification of the City. Boston, MA: Allen and Unwin, 1986.

(5) Thomas J. Vicino, Transforming Race and Class in Suburbia: Decline in Metropolitan Baltimore. New York: Palgrave Macmillan, 2008.

(6) “Census Bureau Reports 207.000 workers Commute into Baltimore city Md Each Day” U.S. Census Bureau. 5/3/2013.

(7) www.opendooramerica.org

(8) “Damage to businesses from Baltimore rioting estimated at about $9 million” The Washington Post. 14 August, 2015.

(9) http://www.dhs.gov/blue-campaign/what-trafficking accessed 2 March, 2017.

(10) http://sharehope.org/wp-content/uploads/2012/11/Asset-Forfeiture-NEW-MD-Legislation.pdf Accessed 2 March, 2017.