Ngày Thiên Quan Tứ Phước trong Đạo Cao Đài (2)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 3210 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

(Tiếp theo và hết)


Mùa xuân và lễ Thiên Quan Tứ Phước


Cuối năm cũ, chuẩn bị đón năm mới, để cầu Thiên Quan ban phước lộc, dân gian Trung Quốc thường dán trước cửa nhà hình Thiên Quan và các chữ như: Thiên Quan Tứ Phước
(Quan Trời ban phước); Cát Khánh Hữu Dư (Tốt lành dư dật); Thụ Thiên Bách Lộc (Nhận trăm lộc của Trời), v.v…


Tranh tết của dân gian Trung Quốc (gọi là niên họa
) thường in hình Thiên Quan. Họ vẽ Thiên Quan là ông quan mặc triều phục (áo mão trịnh trọng), hai tay giơ cao bốn chữ Hán Thiên Quan Tứ Phước.


Ở góc tranh phía trên hay vẽ thêm con dơi chúc đầu xuống để tượng trưng cho điều tốt lành đến với gia đình mình. Đây là cách mượn tiếng đồng âm của người Hoa.
[1]


Đón xuân vui Tết, người Hoa còn tổ chức các sân khấu biểu diễn hoạt cảnh Thiên Quan Tứ Phước để chúc phước cho khán giả. Chẳng hạn, ở thành phố Đài Đông (Đài Loan) người ta cho diễn viên đeo mặt nạ đóng vai Thiên Quan; cuối màn diễn, người này sẽ căng dải lụa viết bốn chữ
Thiên Quan Tứ Phước để chúc phước cho khán giả đã mất tiền mua vé với mong muốn mua hy vọng cho năm mới. Dĩ nhiên Thiên Quan sẽ không quên lì xì tượng trưng cho khán giả lấy hên đầu năm mới.


Ở chùa Bà (
số 18 đường Hùng Vương, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), người ta cũng hóa trang làm Thiên Quan (áo mão đỏ chói) đi xuống lộ để lì xì chúc phước cho khách hành hương.