Suy niệm Thần học và tu đức về mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa (2)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 818 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

(tiếp theo)

 

V. ĐỨC MARIA VÀ BA NGÔI THIÊN CHÚA

 

A. Đức Mẹ với Chúa Thánh Thần và Ngôi Lời

 

1. Đức Mẹ là người có nhiều kinh nghiệm về Chúa Thánh Thần hơn cả, vì Mẹ là người tiếp xúc với Lời Chúa nhiều hơn cả, Mẹ lắng nghe lời Chúa nhiều hơn cả (Virgo audiens), mà tác giả Lời Chúa là Chúa Thánh Thần. Nhiều bức họa hình dung Đức Mẹ đang cầm quyển sách Kinh Thánh, trên Đức Mẹ có chim bồ câu ( = Chúa Thánh Thần). Đức Mẹ của RAPHAEL: bồng Chúa Giêsu, cầm sách Kinh Thánh đang mở ra, và Chúa Giêsu thì nghịch sách Kinh Thánh.

 

2. Đức Mẹ được Chúa Thánh Thần chuẩn bị rất kỹ để đón nhận Hồng Ân của Chúa Cha là Ngôi Con, Ngôi Lời.

 

Vì Mẹ đã làm quen với Lời Chúa, nên tâm hồn của Mẹ chín mùi để đón nhận Ngôi Lời. Thánh Augustino đã nói: "Đức Mẹ cưu mang Ngôi Lời trong tâm hồn trướùc khi cưu mang Người trong thân xác".

 

3. Dù chuẩn bị tâm hồn Mẹ kỹ lưỡng, trong biến cố quyết định của đời Mẹ (biến cố Truyền Tin), Chúa Thánh Thần vẫn phải thuyết phục Đức Mẹ. Đức Mẹ là con người đạo đức, thánh thiện, khiêm nhường, nhưng chưa hiểu hết chương trình của Thiên Chúa. Đức Mẹ vẫn thắc mắc về lời thiên thần. Khi ấy thiên thần Gabriel nhắc tớùi Chúa Thánh Thần (Lc 1,35). Hiểu điều thiên thần loan báo là công việc của Chúa Thánh Thần, Đức Mẹ liền ưng thuận (Lc 1,38).

 

4. Công việc của Chúa Thánh Thần là thực hiện ba cuộc kết hiệp:

 

- Thần tính với nhân tính nơi Đức Kitô (Ngôi - Hiệp).

- Ngôi Lời với Đức Mẹ (máu huyết Đức Mẹ trở thành máu huyết Đức Giêsu)

- Thánh Giuse với Đức Mẹ (kết hôn đặc biệt: Thánh Gia)

 

Suy niệm Thần học và tu đức về mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa (2)

Photo: hicatholicmom.blogspot.com

 

B. Đức Mẹ với Chúa Giêsu và Thiên Chúa


1. Chúa Giêsu là Con của Mẹ: Người Con ấy là Hồng Ân mà Mẹ đón nhận từ Thiên Chúa; bào thai trong bụng Mẹ là Hồng Ân (ảnh Đức Mẹ mang thai).

 

Đức Mẹ không lúc nào ngơi biết ơn Thiên Chúa. Càng biết ơn Thiên Chúa, Đức Mẹ càng quý Đức Giêsu.


2. Đức Mẹ quý Đức Giêsu nên Đức Mẹ không ngừng chiêm ngưỡng Đức Giêsu, sung sướng nhìn Đức Giêsu, nghe Đức Giêsu, ngưỡng mộ Đức Giêsu.

 

Đức Mẹ không ngừng quan sát Đức Giêsu cách âu yếm. Nhờ quan sát, Đức Mẹ dần dần nhận ra sứ mạng và chân tính của Đức Giêsu.


3. Chúa Giêsu yêu quý Đức Mẹ (Mẹ bồng Chúa). Chính Đức Giêsu cũng đã góp phần nâng Mẹ lên bình diện Thần Khí (Mẹ không biết Con phải lo công việc của Cha Con sao (Lc 2,49); Giờ của tôi chưa đến (Ga 2,4)).


4. Chúa Giêsu giống Đức Mẹ: "Mẹ nào Con nấy" (nhẫn nhục và can đảm).

 

- Mẹ hiền lành khiêm tốn như Đức Giêsu.

 

- Mẹ không ngừng đối thoại với Thiên Chúa trong thinh lặng.

 

- Lương thực, lẽ sống, niềm vui của Mẹ là Thánh Ý Thiên Chúa.


5. Khi Đức Giêsu ra đi giảng đạo, từ giã Đức Mẹ. Đức Mẹ không dám đòi theo, nhưng tâm hồn Mẹ vẫn luôn luôn theo dõi bước chân của Con mình. Chắc chắn Mẹ cầu nguyện cho sứù vụ của Đức Giêsu nhiều lần. Mẹ rất âm thầm trong khi Đức Giêsu thi hành sứ vụ, thỉnh thoảng mớùi xin gặp Đức Giêsu.


6. Chúa Giêsu không cho Mẹ tham gia sứ vụ công khai, nhưng cho Mẹ thông phần khổ nạn. Tâm hồn tan nát, Mẹ biết Con Mẹ bị từ khước, không ngờ phũ phàng đến thế!

 

Dưới chân Thánh Giá, Mẹ dâng Con mình cho Thiên Chúa. Mẹ nhớ lại lần dâng con trong Đền thờ, lần ấy Mẹ còn chuộc lại (Lc 2,22-24). Lần này, Mẹ dâng dứt khoát vĩnh viễn: Mẹ đã đón nhận Chúa Giêsu từ Chúa Cha như một Hồng Ân, giờ đây Mẹ dâng Con lên Chúa Cha như một Của Lễ (Ga 19,25-27).

 

 

VI. GIÁO HỘI LÀ GIA ĐÌNH THIÊN CHÚA

 

A. Chiều kích Ba Ngôi của Giáo Hội.

 

Thánh Phaolô gọi Giáo Hội là "Thân Mình Chúa Kitô" sống bằng Thần Khí Chúa Kitô. "Chỉ có một Thân Mình, cũng như chỉ có một Thần Khí, vì chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép Rửa, một Thiên Chúa là Cha" (Ep 4,4-6).


 

Giáo phụ Tertulliano gọi Giáo Hội là Thân Mình của Thiên Chúa Ba Ngôi (corpus Trinitatis). Ông căn cứ vào đức tin phép Rửa: vì có đức tin phép Rửa mới có Giáo Hội, đức tin phép Rửa là đức tin Ba Ngôi, nên Giáo Hội là của Thiên Chúa Ba Ngôi, là Thân Mình của Thiên Chúa Ba Ngôi.


 

Đức Hồng Y Wyszinski, trong công đồng Vaticanô II cũng yêu cầu đưa vào định nghĩa Giáo Hội điều cốt yếu là "đức tin phép Rửa": nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần.


 

Thần học của Vaticanô II về Giáo Hội có sắc thái "qui kitô" (Hiến chế tín lý về Giáo Hội, Lumen Gentium), đồng thời có chiều kích Ba Ngôi rõ nét.

 

Công đồng trích một câu mấu chốt của Cyprianô: "Giáo Hội phổ quát xuất hiện như một dân tộc hiệp nhất do sự hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần" (GH 4).


 

Giáo Hội là Dân Thiên Chúa sinh ra từ tình yêu của Chúa Cha, được Chúa Con thiết lập, gắn liền với Chúa Con, được nuôi dưỡng và hoàn tất nhờ Chúa Thánh Thần.


 

B. Giáo Hội là Gia đình Thiên Chúa (Ý kiến Đức Cha Simon-Hòa HIỀN trong Công đồng)


 

Công đồng có lưu ý đến từ ngữ này và dùng nó trong Sắc lệnh chức vụ và đời sống linh mục (Presbyterorum Ordinis), số 6: "Tùy phận vụ đã lãnh nhận, các linh mục thi hành chức vụ của Chúa Kitô là Đầu và là chủ Chăn, các ngài nhân danh Giám mục, tụ họp "Gia đình Thiên Chúa" như một Cộng đoàn Huynh đệ duy nhất, và nhờ Chúa Kitô, trong Chúa Thánh Thần các ngài dẫn đưa họ đến cùng Chúa Cha".

 

Sau Công đồng, các nhà thần học không đào sâu. Đó là một thiếu sót.

 

Chúng ta biết một trong ba định nghĩa quan trọng nhất của Gioan về Thiên Chúa là: "Thiên Chúa là Tình Yêu". Chữ Hy-lạp là Agapê.

 

Chính các Giáo phụ Sứ đồ đã dùng chữ này để gọi Giáo Hội, đặc biệt hơn cả là thánh Ignace dAntioche và Clément de Rome.

 

Lấy tên của Thiên Chúa đặt cho Giáo Hội, các ngài coi Giáo Hội như là Gia đình của Thiên Chúa ở trần gian: không là gia đình huyết nhục, mà là gia đình thiêng liêng, còn khắng khít hơn gia đình huyết nhục.

 

Chúng ta có thể gọi đó là "Gia đình Kitô", vì là gia đình những anh chị em của Chúa Kitô, những người con cùng một Cha trên trời.

 

Có thể gọi là "Gia đình Thần Khí" vì sợi dây ràng buộc mọi người trong gia đình này là Chúa Thánh Thần, sứùc mạnh Tình Yêu của Cha và Con (Tình Yêu Hiệp Thông), nên gia đình này không thể tan rã.


C. Căn bản Kinh Thánh và Thần học

 

- Hr 2,11: Người không sượïng gọi họ là anh em.

 

- Hr 3,6: Đức Kitô (được đặt) như một người Con trong Nhà của Người, và Nhà của Người tức là chúng ta.

 

- Ep 2,19: người đồng hương với các thánh và là người nhà của Thiên Chúa. (1 Tm 3,15)

 

- Cl 1,15: Ngài. là trưởng tử giữa mọi thụ sinh.

 

- Cl 1,18: Ngài là đầu của Thân Mình, tức Hội Thánh.

 

- Ga 1,12-13: Còn những ai đón nhận, tứùc là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa. Họ được sinh ra, không phải do khí huyết, cũng chẳng do ướùc muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của người đàn ông, nhưng do bởi Thiên Chúa.

 

Phaolô lấy lại chữ "Trưởng Tử" mà Cựu Ước dùng cho dân Israel. Dân Israel được coi là "Con Đầu Lòng" so với các dân ngoại là những đứa con khác.

 

- "Ta sai ngươi đến với Pharaô; ngươi hãy đem dân của Ta, con cái Israel ra khỏi Ai Cập" (Xh 3,10).

 

- "Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai Cập" (x. Hs 11,1).

 

Khi gọi Đức Kitô là "Con Đầu Lòng", Phaolô muốn làm nổi bật ý muốn cứu độ phổ quát của Thiên Chúa.

 

Thiên Chúa có một Người Con, Người Con Duy Nhất ấy là Đức Kitô. Người Con ấy đẹp lòng Chúa Cha mọi đàng. Nhưng Tình Thương nhiệm mầu của Chúa Cha muốn có thêm những người con khác, và Đức Kitô muốn có thêm nhiều anh em.

 

Trong mầu nhiệm Tạo Dựng, Thiên Chúa như đã muốn bày tỏ ý định đó rồi. Người muốn tạo dựng chúng ta theo khuôn mẫu "Con" của Người, là "sự Khôn Ngoan của Người", là Minh Trí của Người, là Hình Ảnh của Người. Người Con này là Khuôn Mẫu Đầu tiên, nên được gọi là Trưởng Tử giữa các loài thọ sinh (Cl 1,15).


Trong mầu nhiệm Cứu Chuộc, Thiên Chúa như muốn tạo lập một "Dân Mới", dân ấy cũng là "Dân Con". Người đặt đứng đầu dân con cái ấy "Con Một của Người", "Con Đầu Lòng của Người". Người Con này xứùng đáng được đặt làm Trưởûng Tử vì là con người đầu tiên giữa các vong nhân đã phục sinh từ cõi chết. Con người đầu tiên làm Con Thiên Chúa, Con Cả của Thiên Chúa, phải là một Con Người Phục Sinh, vì Thiên Chúa là Thiên Chúa Hằng Sống. Và những người con khác cũng sẽ được phục sinh và làm con một cách trọn vẹn.

 

Suy niệm Thần học và tu đức về mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa (2)

Photo: iconstudio.jordanville.org

 

Trưởûng Tử Phục Sinh nhờ Thần Khí, thì các người con khác cũng sẽ phục sinh nhờ Thần Khí: "Nếu Thần Khí của Đấng đã phục sinh Đức Kitô cư ngụ trong anh em, thì Đấng đã cho Đức Giêsu sống lại từø cõi chết cũng sẽ tác sinh thân xác chết dở của anh em, nhờ bởi Thần Khí của Người cư ngụ trong anh em" (Rm 8,11).

 

Tóm tắt về căn bản thần học:

 

- Mầu nhiệm Tạo Dựng: Ngôi Lời là khuôn mẫu.

 

- Mầu nhiệm Nhập Thể: Ngôi Lời trở nên "đồng bản tính", đồng bản thể với chúng ta.

 

Mầu nhiệm Tử Nạn-Phục Sinh: Người Anh Cả đã đổ máu ra chuộc tội đàn em, đã giải phóng đàn em, làm cho đàn em trở nên con cái tự do của Thiên Chúa (Ep 4,8: Người đã lên cao dẫn theo một đám tù binh).

 

D. Thánh Thần và Giáo Hội, Gia đình của Thiên Chúa

 

Giáo Hội là "Gia đình của Thiên Chúa", thì phải sống "tinh thần của Thiên Chúa", là "Gia đình Chúa Kitô", phải sống tinh thần của Chúa Kitô. Tinh thần của Thiên Chúa, tinh thần của Chúa Kitô là Chúa Thánh Thần.

 

Phaolô thích chơi chữ, nên ông nói: trong con ngườøi, không có gì dò thấu cõi thâm sâu của chính con người bằng tinh thần của con người; trong Thiên Chúa, không có ai dò thấu những điều thâm sâu nhất trong Thiên Chúa, ngoài Tinh Thần của Thiên Chúa (Thần Khí Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần. x. 1 Cr 2,10-11).

 

Chúa Thánh Thần đưa cách sống của Thiên Chúa vào Gia đình Thiên Chúa. Lối sống ấy, chúng ta có thể tóm tắt bằng ba từø ngữ căn bản, trở thành ba nét lớn của mầu nhiệm Giáo Hội:

 

1. Tinh Thần của Thiên Chúa, hay Thánh Thần là Tình Yêu Hiệp Thông: điều đầu tiên mà Thánh Thần mang đến cho Giáo Hội là Tình Yêu Hiệp Thông (koinonia, communio). Sự Hiệp Thông mật thiết giữa Chúa Cha và Chúa Con đến nỗi Cha và Con là Một. Sự Hiệp Thông có thể diễn tả bằng nhiều nét:

 

- Trước hết, Hiệp Thông là "thông phần": Ba Ngôi thông phần cùng một sự sống, sống bằng cùng sự sống thần linh (Chén hiệp thông).

 

- Hiệp thông là hướng chiều về nhau cách trọn vẹn. Hướùng chiều về nhau là dấu chỉ của Tình Yêu. Ba Ngôi yêu nhau, hướùng chiều về nhau.

 

- Hiệp thông là một "đối thoại bằng trái tim"; trao đổi tình yêâu (existence en dialogue).

- Hiệp thông là gắn bó với nhau, nên một với nhau.

- Hiệp thông sâu xa nhất là nội tại trong nhau, đồng hóa với nhau.

 

10.Trong Giáo Hội, trước hết chúng ta được thông phần cùng một bánh, cùng một chén, cùng một đức tin, cùng một Thần Khí. Phaolô nói: "Chúng ta giải khát bằng cùng một Thần Khí { Nước Hằng Sống (1 Cr 12,13)}. Vì thông phần cùng một bánh và chén, chúng ta phải hiệp nhất với nhau" (1 Cr 10,16-17).


20. Trong Giáo Hội, chúng ta phải biết ra khỏi mình, quên mình mà hướùng về nhau (nhớ tới nhau, nghĩ tới nhau). Ra khỏi mình là đánh mất sự sống, và tìm thấy lại.


30. Sống trong Giáo Hội phải là cuộc sống đối thoại: lắng nghe nhau, trao đổi với nhau (đối thoại tình yêu). Ai biết lắng nghe Chúa mới biết lắng nghe nhau. Lắng nghe nhau mới lắng nghe Chúa. Ngưỡng mộ nhau mới biết ngưỡõng mộ Chúa (bướùc đầu của chiêm niệm).


40. Cuộc sống trong Giáo Hội là một cuộc sống gắn bó mật thiết giữa những người anh chị em con cùng Cha trên trời (giống như Thiên Đàng: Nhà Cha Ta có nhiều chỗ ở, Ga 14,2). Gắn bó với Đức Kitô, dễ gắn bó với nhau.


2. Tinh thần của Thiên Chúa là tinh thần cứu thế: Chén Hiệp Thông trở thành Chén Cứu Độ. Chương trình của Thiên Chúa là chương trình cứu độ.


Giáo Hội là Gia đình cứu thế, vì Anh Cả chúng ta là Đấng Cứu Thêá, Cha chúng ta là Thiên Chúa cứu độ.

 

Ban ơn cứu độ là tha thứù, giải thoát, chia sẻ sự sống.

 

Giáo Hội không bao giờ được quên sứù mạng cứu thế của mình; quên rằng mình thông phần sứ mạng ấy của Chúa Kitô (da mihi animas et cetera tolle).

 

3. Tinh thần phục vụ của Đức Giêsu.

 

- Phục vụ Thiên Chúa: Mt 20,28; Mc 10,45; Ga 13,13-15

- Phục vụ anh em: Lc 22,27

 

Chúa Giêsu đến thế gian để làm gì? - ĐỂ PHỤC VỤ

 

Giáo Hội hiện hữu để làm gì? - ĐỂ PHỤC VỤ

 

Các đặc điểm của con người phục vụ là saün sàng, khiêm tốn, nhẹ nhàng, vô vị lợi.

 

VII. CHIÊM NGẮM ICÔNE BA NGÔI CỦA RUBLIOV

 

A. Điều kiện tâm linh để chiêm ngắm Icône

 

Để chiêm ngắm một bức Icône, đặc biệt là những bức vẽ Đức Maria, Đức Giêsu, và đặc biệt hơn nữa, những bức hình dung Chúa Ba Ngôi, chúng ta phải được chuẩn bị có những tâm tình và tư tưởng thích hợp. Bằng không, chúng ta chỉ dừng lại vẻ đẹp bên ngoài, không đạt được mục tiêu của việc chiêm ngưỡng: như "thấy Đấng vô hình" (Hr 1,11).

 

Trước hết, chúng ta phải có quan niệm như các Kitô-hữu của Giáo Hội Đông phương: "Icône là Tin Mừng dành cho thị giác". Công đồng Constantinople III năm 860 khẳng định: "Điều mà sách (Kinh Thánh) nói với chúng ta bằng chữ, Icône cho chúng ta thấy bằng màu sắc".(Mansi, t. 1s, col.482)

 

Tâm tình thứ hai dựa trên ý nghĩa của chữ Icône: bởi tiếng Hy-lạp eikôn có nghĩa là hình ảnh. Vì con người là hình ảnh của Thiên Chúa, nên một phần nào chúng ta có thể dựa trên những "nét người" để nhận ra Thiên Chúa, muốn làm được công việc khám phá này, chúng ta cần phải cầu xin cho ánh sáng của Chúa Kitô bừng lên trong chúng ta trước đã.


 

Chính nghệ thuật vẽ Icône không muốn chúng ta dừng lại ở khía cạnh vật chất quá nhiều, mà chỉ dựa vào vật chất như một điểm tựa đưa chúng ta "đi lên thế giới thần linh". Bức ảnh không quan trọng bằng chân lý diễn tả trong đó. Bức Icône nào bắt chúng ta dừng lại nơi chính nó, thì không đạt được trình độ nghệ thuật vẽ Icône. Tác dụng của nghệ thuật vẽ Icône là "nâng tâm hồn lên".

 

Phải làm thế nào để khi chiêm ngắm một bức Icône, chúng ta như đi vào thế giới "huyền nhiệm", rồi trở về tường thuật lại cho những ai cũng muốn đi vào thế giới ấy như chúng ta.

 

B. Andrei Rubliov

 

Bối cảnh lịch sử và văn hóa

 

Thế kỷ 14, Moscova đứng đầu cuộc đấu tranh chống Mông cổ và thống nhất Nước Nga, trở nên một trong những thành phố lớn của Nước Nga thời bấy giờ.

 

Văn hóa và nghệ thuật bắt đầu phát triển, thời gian này xuất hiện một chuỗi các nhà nghệ sĩ phản ánh tinh thần của thời đại đầy lý tưởng cao thượng và tinh thần yêu nước đến hy sinh bản thân.

 

Tác phẩm phản ánh trọn vẹn nhất tinh thần thời