Tiếp cận và học hiểu Lời Chúa: tư duy hiện hữu (to be), sở hữu (to have) trong phạm trù yêu thương (love và to love) (2)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 211 | Cật nhập lần cuối: 7/10/2023 3:49:05 PM | RSS

(tiếp theo)

Tư duy “sở hữu” (và hiện hữu)… (49)

Tiếp cận và học hiểu Lời Chúa: tư duy hiện hữu (to be), sở hữu (to have) trong phạm trù yêu thương (love và to love) (2)Để tiếp cận và học hiểu Lời Chúa, trước hết, tư duy “sở hữu” (chiếm hữu, có…) xuất hiện ngay trong to have là một thực động từ (full verb). Kế đến, khi nói đến to have, người sử dụng tiếng Anh không thể không nghĩ đến phạm trù “sở hữu”, ngay cả khi trong tiếng Việt phải sử dụng từ ngữ khác cho thích hợp thì không vì vậy mà tính sở hữu lại không tiềm tàng ngay trong các “từ ngữ khác” ấy (50). Thí dụ: khi “không làm việc gì” (thuộc phạm trù “hiện hữu”) chẳng hạn thì khác với “không có việc gì để làm” (thuộc phạm trù “sở hữu”) (51).

Bởi lẽ, “không có việc gì để làm” làm nổi bật phạm trù “sở hữu”, rất khác với “không làm việc gì” thuộc phạm trù “hiện hữu”. Phạm trù “sở hữu” cũng thể hiện ít nhiều trong các hình thức khác nhau của động từ to have: to have nguyên thể hiện tại (present infinitive), to have had nguyên thể hoàn thành (perfect infinitive), having động tính từ hiện tại (present participle), having động danh từ (gerund), had động tính từ quá khứ (past participle), having had động tính từ hoàn thành (perfect participle)…. Thật vậy, to have không chỉ diễn tả phạm trù “sở hữu” mà cũng ít nhiều thuộc về phạm trù “hiện hữu”. Với chính nội hàm ngữ nghĩa của “sở hữu” và “hiện hữu” qua từng phần một, to have trong các trích dẫn dưới đây mang đậm chất Thánh kinh…

Khi to have là thực động từ

Với nghĩa là “có”

Trong phạm trù “sở hữu” (chiếm hữu, có…), to have (= to possess / to own) là động từ thường (ordinary verb), là ngoại động từ (transitive verb) và có nghĩa là “sở hữu, thường có, thường xuyên có…”, đồng thời cũng bao gồm nghĩa “hiện hữu”. Theo đó, người ta vẫn sử dụng do / do not để thiết lập thể nghi vấn, thể phủ định (52). Vì thế, ta hãy thử khám phá tư duy “sở hữu” và “hiện hữu” trong các thí dụ sau đây:

- Did he have the opportunity to defend himself against their charges? (53) (Có phải ông ta đã có cơ hội biện hộ cho mình chống lại các cáo trạng của họ không?) (Có phải ông ta đã sử dụng cơ hội đó để biện hộ cho mình chống lại các cáo trạng của họ không?)

có cơ hội (sở hữu) = sử dụng cơ hội đó (hiện hữu) … trong yêu thương

- Silver or gold I have not (got) (= There is neither silver nor gold…), but what I have (got) (= there is…) I give you (54). (Bạc hay vàng tôi không có nhưng điều tôi thì tôi cho anh.) (Không phải bạc hay vàng tôi cho anh nhưng điều tôi thì tôi cho anh.)

tôi không có (sở hữu) + tôi cho anh (hiện hữu) … trong yêu thương

- You have (got) no part nor share (= There is neither your part nor your share…) in this ministry (55). (Ngươi chẳng có phần hay khoản nào trong tác vụ này.) (Không phần hay khoản nào ở đó cho anh trong tác vụ này.)

Ngươi chẳng có phần hay khoản nào (sở hữu) + Không phần hay khoản nào ở đó (hiện hữu) … trong yêu thương

- If she had (got) a chance to re-live her life (= If there were a chance for her to re-live her life…), she would sing more. (Nếu cô ấy có cơ hội để được sống lại cuộc đời mình, cô ấy sẽ hát ca nhiều hơn.) (Nếu được dịp sống lại cuộc đời mình, cô ấy sẽ hát ca nhiều hơn.)

Nếu cô ấy có cơ hội để được sống lại cuộc đời mình (sở hữu) + Nếu được dịp sống lại cuộc đời mình (sở hữu + hiện hữu) … trong yêu thương

Khi có nghĩa là “ăn uống, tiếp đãi, nhận được, học, gặp phải, trải qua…” (56)

Trong những trường hợp như thế, to have vẫn là ngoại động từ (transitive verb) nhưng được xếp vào loại không bất thường (nonanomalous verb) và vẫn trong phạm trù “sở hữu” (chiếm hữu, có…), đồng thời cũng bao gồm nghĩa “hiện hữu”. Nghĩa là, việc thành lập thể nghi vấn (interrogative) hay phủ định (negative) cũng giống như động từ thường (ordinary verb): phải sử dụng các trợ động từ to be, to do, to have. Vì thế, ta hãy thử khám phá tư duy “sở hữu” và “hiện hữu” trong các thí dụ sau đây:

- Did you have (= receive) the law that was put into effect through angels? (57) (Có phải các ngươi đã có lề luật do các thiên thần truyền không?) (Có phải các ngươi đã nhận lề luật do các thiên thần truyền không?)

các ngươi đã có lề luật (sở hữu) + các ngươi đã nhận lề luật (hiện hữu) … trong yêu thương

- By examining him yourself will you be able to have (= will you be able to learn) the truth about all these charges we are bringing against him? (58) (Tra hỏi hắn ta, có phải chính ngài sẽ có thể có được sự thật về những cáo trạng mà chúng tôi đưa ra chống lại hắn?) (Tra hỏi hắn ta, có phải chính ngài sẽ có thể biết được sự thật về những cáo trạng mà chúng tôi đưa ra chống lại hắn?)

chính ngài sẽ có thể có (sở hữu) + chính ngài sẽ có thể biết (hiện hữu) → … trong yêu thương

- They have had (= have drunk) too much wine (59). (Họ đã có quá nhiều rượu.) (Họ đã uống quá nhiều rượu.)

đã có (sở hữu) + đã uống (hiện hữu) … trong yêu thương

- Since they were having (= were spending) many days there, Festus discussed Paul’s case with the king (60). (Bởi họ có tại đó nhiều ngày, Festus đã thảo luận vụ Phao-lô với nhà vua.) (Bởi họ đã lưu lại đó nhiều ngày, Festus đã thảo luận vụ

Phao-lô với nhà vua.) họ có tại đó nhiều ngày (sở hữu) + họ đã lưu lại đó nhiều ngày (hiện hữu) … trong yêu thương

- We have not had (= have not received) any letters from Judea concerning you (61). (Chúng tôi đã không có được thư từ gì từ Judea gửi mà có liên quan đến ông.) (Chúng tôi đã không nhận được thư từ gì từ Judea gửi mà có liên quan đến ông.)

không có được thư từ gì (sở hữu) + không nhận được thư từ (hiện hữu) → … trong yêu thương

Với kết cấu have + n / pro + bare inf / pp / adj / pres p

Trong những trường hợp như thế, to have với kết cấu have + n / pro + bare inf / pp / adj / pres p vẫn là thực động từ (full verb), là động từ thường (ordinary verb), là ngoại động từ (transitive verb) và vẫn trong phạm trù “sở hữu” (chiếm hữu, có…), đồng thời cũng bao gồm nghĩa “hiện hữu”. Nghĩa là, have + n / pron + bare inf / pp là kết cấu tạo thành thể truyền khiển (causative form), chỉ ra một hành động được thực hiện do sự sai bảo, xui khiến, mướn, nhờ… của một người khác; còn have + n / pron + adj / pres p là biến thể của nó với ý nghĩa tương tự (62). Vì thế, ta hãy thử khám phá tư duy “sở hữu” và “hiện hữu” trong các thí dụ sau đây:

- Though they found no proper grounds for a death sentence, they asked Pilate to have (= to get) them execute Jesus (63). (active sense) (Mặc dầu không tìm ra được lý do chính đáng nào cho bản án tử hình, họ vẫn xin Phi-la-tô cho họ có Chúa Giêsu để hành hình.) (Mặc dầu không tìm ra được lý do chính đáng nào cho bản án tử hình, họ vẫn xin Phi-la-tô để họ hành hình Chúa Giêsu.)

xin Phi-la-tô cho họ có Chúa Giêsu để hành hình (sở hữu) + xin Phi-la-tô để họ hành hình Chúa Giêsu (hiện hữu) → … trong yêu thương

- Take these men, join in their purification rites and pay their expenses, so that they can have (= can get) their heads shaved (64). (passive sense) (Hãy đem những người này theo, tham gia vào những nghi thức thanh tẩy của họ và trả các chi phí cho họ, để họ có thể được cạo đầu.) (Hãy đem những người này theo, tham gia vào những nghi thức thanh tẩy của họ và trả các chi phí cho họ, để họ có thể cạo đầu những người này.)

họ có thể được cạo đầu (sở hữu) + họ có thể cạo đầu những người này (hiện hữu) → … trong yêu thương

- Lord, I have many things reported about this man (65). (Lạy Chúa, con đã được nhiều báo cáo về người này.) (Lạy Chúa, con đã nghe nhiều báo cáo về người này.)

con đã được nhiều báo cáo về người này (sở hữu) + con đã nghe nhiều người báo cáo về người này (hiện hữu) → … trong yêu thương

- God had (= got) heaven open (adj) and the Son of Man standing (pres p) at the right hand of God (66). (Thiên Chúa đã cho (có) trời mở ra và để Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa.) (Thiên Chúa đã bảo trời mở ra và để Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa.)

đã cho (có) trời mở ra (sở hữu) + đã bảo trời mở ra (hiện hữu) → … trong yêu thương

Trong việc thành lập “thì”

Tư duy “sở hữu” (chiếm hữu, có…) cùng với nghĩa “hiện hữu” cũng xuất hiện… cả khi to have là trợ động từ (auxiliary verb), được ứng dụng để giúp cho việc thành lập các thì hoàn thành (perfect tenses) đối với nội động từ cũng như ngoại động từ. Vì thế, ta hãy thử khám phá tư duy “sở hữu” và “hiện hữu” trong các thí dụ sau đây:

- Have they had (vt) too much wine? (67) (Có phải bọn chúng đã có quá nhiều rượu rồi chăng?) (Có phải bọn chúng đã uống quá nhiều rượu rồi chăng?)

bọn chúng đã có (sở hữu) + bọn chúng đã uống (hiện hữu) → … trong yêu thương

- They were astonished and they took note that these men had been (vi) with Jesus (68). (Họ kinh ngạc và nhận ra những người này đã từng có mặt với Chúa Giê-su.) (Họ kinh ngạc và nhận ra những người này đã từng ở với Chúa Giêsu.)

đã từng có mặt với Chúa Giêsu (sở hữu) + đã từng ở với Chúa Giêsu (hiện hữu) → … trong yêu thương

Tư duy “yêu thương…”

Để tiếp cận và học hiểu Lời Chúa, tư duy “hiện hữu” và tư duy “sở hữu” đều cần thiết và có nhiều ưu điểm. Cả hai đều cần được thể hiện trong tư duy “yêu thương…”. Nghĩa là, tư duy “yêu thương…” trong loveto love có thể bao gồm cả hai phạm trù “hiện hữu” của to be (đồng thời cũng phảng phất đôi chút tư duy “sở hữu”) và “sở hữu” của to have (đồng thời cũng phảng phất đôi chút tư duy “hiện hữu”). Thật vậy, đời sống Kitô hữu cần tư duy “hiện hữu” và tư duy “sở hữu” trong phạm trù loveto love. Sau đây là một số thí dụ về “love” và “to love”… vốn “luôn” bao gồm “hiện hữu” và “sở hữu”:

- The disciple whom Jesus loved stood nearby (69). (Người môn đệ được Thầy Giêsu yêu mến [gồm “hiện hữu” và “sở hữu”] đứng bên cạnh.)

- I have made You known to them, and will continue to make You known in order that the love You have for Me may be in them and that I Myself may be in them (70). (Con đã tỏ cho chúng biết Cha, và sẽ còn tỏ cho biết nữa, ngõ hầu lòng mến [gồm “hiện hữu” và “sở hữu”] Cha yêu Con ở trong chúng, và chính Con cũng ở trong chúng.)

- For God so loved the world that He gave His one and only Son (71). (Quả vì Thiên Chúa đã quá yêu mến [gồm “hiện hữu” và “sở hữu”] thế gian đến đỗi Ngài đã thí ban Người Con Một của Ngài.)

- Simon, son of John, do you truly love Me more than these (love Me)? (72) (Simôn, con của Gioan, ngươi có yêu mến Ta hơn những người này [yêu mến Ta] [gồm “hiện hữu” và “sở hữu”] không?)

- To love Jesus really, also means to love everyone, but anyone who loves his father or mother more than Jesus is not worthy of Him (73). (Yêu mến [gồm “hiện hữu” và “sở hữu”] Chúa Giêsu cách thực sự, tất cũng có nghĩa là yêu mến [gồm “hiện hữu” và “sở hữu”] mọi người, nhưng ai yêu [gồm “hiện hữu” và “sở hữu”] cha hoặc mẹ mình hơn Chúa Giê-su thì không xứng với Người.)

Để tiếp cận và học hiểu Lời Chúa

Để có thể tiếp cận và học hiểu Lời Chúa cách hữu hiệu hơn, người ta luôn cần có phương pháp thích hợp; và một trong những phương pháp thích hợp chính là “Tiếp cận và học hiểu Lời Chúa: tư duy hiện hữu (to be), sở hữu (to have) trong phạm trù yêu thương (loveto love)”.

Thật vậy, công thức để “tiếp cận và học hiểu Lời Chúa” luôn phải có: (1) các chất liệu không đổi là tư duy hiện hữu, tư duy sở hữu, phạm trù bác ái-tình yêu-xót thương; và (2) liều lượng cần sự linh hoạt thích nghi:

Với cấu trúc có to be thì “nhiều hiện hữu hơn sở hữu nhưng luôn tràn đầy “bác ái – tình yêu – xót thương”:

HIỆN HỮU

+

SỞ HỮU

BÁC ÁI – TÌNH YÊU – XÓT THƯƠNG

Với cấu trúc có to have thì “nhiều sở hữu hơn hiện hữu nhưng luôn tràn đầy “bác ái – tình yêu – xót thương”:

SỞ HỮU

+

HIỆN HỮU

BÁC ÁI – TÌNH YÊU – XÓT THƯƠNG

Nếu để “tiếp cận và học hiểu Lời Chúa” vốn là vậy thì phải chăng triết lý sống của Kitô hữu cũng cần phải thay đổi theo tư duy hiện hữu, sở hữu… trong phạm trù yêu thương như vậy? Vâng, Kitô hữu nói chung, cách riêng những người đứng đầu, những vị hữu trách, nhất là các mục tử cần phải thay đổi, cần thích ứng, trở về với công lý, công bằng, tình yêu và lòng thương xót… dưới ánh sáng nguồn cội là Thánh kinh?

Nói khác đi, cuộc sống của Ki-tô hữu không chỉ cần có chiều rộng “bao la”, chiều cao “ngất trời”… mà còn cần phải có chiều sâu “thấu hiểu”, cần phải tư duy theo phạm trù phẩm giá, nhân vị… trong Tin-Cậy-Mến. Nghĩa là, Kitô hữu với đức tin vững vàng cần phải hiểu và sống mối tương quan “thấu lý đạt tình” giữa công lý và lòng thương xót (74).

Bởi lẽ… đó “không phải là hai thực tại mâu thuẫn nhau, nhưng là hai chiều kích của một thực tại duy nhất mở ra dần dần cho đến khi đạt đến đỉnh điểm trong tình yêu viên mãn” (75). Thật vậy, công lý là một khái niệm căn bản đối với xã hội dân sự, là sự công bằng hay chính nghĩa; còn lòng thương xót, hay đúng hơn lòng Chúa xót thương thì không vậy! (76)

Misericordiae vultus, số 20,1-3

Không là vô ích để nhắc lại nơi đây về mối tương quan giữa công lý và lòng thương xót. (APV 20,1) Đây không phải là hai thực tại mâu thuẫn nhau, nhưng là hai chiều kích của một thực tại duy nhất mở ra dần dần cho đến khi đạt đến đỉnh điểm trong tình yêu viên mãn. (APV 20,2) Công lý là một khái niệm căn bản đối với xã hội dân sự, có nghĩa là được “quy luật chi phối” (77). (APV 20,3)

Chút suy tư…

Nếu lời nhận định về một trong những thực tại xã hội: “Con người như một cỗ máy, được nhìn theo phạm trù hiệu năng, thiếu chiều sâu, tư duy theo phạm trù ‘sở hữu’ (to have: tiền, của cải) chứ không phải là ‘hiện hữu’ (to be: phẩm giá)” (78) là lời cảnh tỉnh đáng cho chúng ta xem xét, bàn bạc và tìm phương thức thay đổi… thì lời Thánh vịnh sau đây lại thật là chí lý khi khẳng định: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (79). Theo đó, một trong những phương pháp thích ứng, cách thức thích hợp sẽ là: “Tiếp cận và học hiểu Lời Chúa: tư duy hiện hữu (to be), sở hữu (to have) trong phạm trù yêu thương (loveto love)”.

Quả vậy, nếu công lý là sự công bằng hay chính nghĩa, là sự đúng đắn hay lẽ phải… là một khái niệm căn bản đối với xã hội dân sự, được “quy luật chi phối”… thì dường như phạm trù “sở hữu” (to have) nghiêng hẳn về thực tại này. Còn nếu lòng thương xót là sự biểu lộ tâm tình xót xa, mau mắn đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn của nhân loại, là sự khao khát muốn làm vơi đi những nỗi đau khổ như thế thì dường như phạm trù “hiện hữu” (to be) có phần nghiêng mạnh hơn theo thực tại này (80). Nhưng cả hai, “hiện hữu” nơi to be và “sở hữu” nơi to have, đều hiện hữu trong nhau và sở hữu cùng nhau theo mức độ ít nhiều tùy từng trường hợp.

Đặc biệt, xa hơn và cao hơn bội phần về mặt ý nghĩa thực tiễn và tâm linh thiết yếu chính là lòng Chúa xót thương, một sự tổng hòa vượt trội của tình yêu thương xót. Đó là sự biểu lộ tình thương của Thiên Chúa Tình Yêu trước những hoàn cảnh khó khăn của con người. Lòng thương xót của Thiên Chúa không phải là công lý theo nghĩa tự nhiên nhưng bao hàm chính công lý một cách tất yếu.

Lòng Chúa xót thương không chỉ có phạm trù “sở hữu” (to have: tiền, của cải) mà còn có phạm trù “hiện hữu” (to be: phẩm giá) (81). Tình yêu xót thương (merciful love) của Thiên Chúa mang chiều kích “loving”, gồm cả “sở hữu” (to have) và cả “hiện hữu” (to be), gồm… hai chiều kích của một thực tại duy nhất, đang dần mở ra, và ngày càng sâu sắc, cho đến khi đạt đến đỉnh điểm “tuyệt đối” trong tình yêu viên mãn “tuyệt vời” (82).

Câu hỏi gợi ý

1. Hai thuật ngữ “công lý” và “lòng thương xót” có phải là hai thực tại mâu thuẫn nhau không? Phải hiểu như thế nào? Tại sao? Hãy áp dụng vào thực tiễn sao cho thật hữu ích.

2. Cuộc sống của Ki-tô hữu không chỉ cần có chiều rộng “bao la”, chiều cao “ngất trời”… mà còn cần phải có chiều sâu “thấu hiểu”, cần phải tư duy theo phạm trù phẩm giá, nhân vị… nghĩa là làm sao? Nếu công lý là sự công bằng hay chính nghĩa, là sự đúng đắn hay lẽ phải… thì có phải phạm trù “sở hữu” nghiêng hẳn về thực tại này? Nếu lòng thương xót là sự biểu lộ tâm tình xót xa, mau mắn đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn, là sự khao khát muốn làm vơi đi những nỗi đau khổ… thì có phải phạm trù “hiện hữu” nghiêng về thực tại này? (83) Thế nào là một sự tổng hòa vượt trội của tình yêu xót thương?

3. Theo bạn, lời khẳng định “Con người như một cỗ máy, được nhìn theo phạm trù hiệu năng, thiếu chiều sâu, tư duy theo phạm trù ‘sở hữu’ (to have: tiền, của cải) chứ không phải là ‘hiện hữu’ (to be: phẩm giá)” (84) đang phản ánh đúng thực tế? Vậy chúng ta phải thay đổi và thích ứng như thế nào, cách riêng trong mục vụ? Phương pháp “Tiếp cận và học hiểu Lời Chúa: tư duy hiện hữu (to be), sở hữu (to have) trong phạm trù yêu thương (loveto love)” có phải là một trong những đáp án khả dĩ không? Thiết yếu?

Lm. Giuse Tạ Huy Hoàng
Trích: Bản tin Hiệp Thông / HĐGMVN, Số 134 (Tháng 3 & 4 năm 2023)
Nguồn: hdgmvietnam.com

__________________________

Chú thích:

(49) BHvNB, Ngữ liệu CIVEL, Tập 1 (TP. HCM: Nxb. Tôn Giáo, 2021), 541-8.

(50) Thật vậy, các thí dụ sau đây chẳng hạn; tất cả đều tiềm ẩn ít nhiều tư duy “sở hữu”: to have breakfast: ăn sáng; to have some tea: uống một chút trà; to have a good time: được hưởng một thời gian vui thích; I will not have you say such things: tôi không cho anh nói những điều như vậy.

(51) “Anh ta không làm việc gì cả” (He does not do anything) thì chắc chắn khác với “Anh ta không có việc gì để làm” (He has nothing to do).

(52) Còn khi có nghĩa là “tạm thời, cá biệt… hoặc có thể chuyển thành cấu trúc với there + to be (there is / are…), to have được xếp vào loại bất thường (anomalous verb). Nghĩa là, to have loại này không cần đến trợ động từ to do (trường hợp này thường thêm got sau have), song sẽ do việc hoán chuyển vị trí với chủ ngữ mà tạo nên thể nghi vấn, và đi ngay trước not để tạo thể phủ định.

(53) X. Acts 25:16.

(54) X. Acts 3:6.

(55) Acts 8:21.

(56) To have cũng là thực động từ (full verb), là động từ thường (ordinary verb) khi có nghĩa: ăn uống (to take), tiếp đãi (to entertain) nhận được (to receive), học (to learn), gặp phải (to encounter), trải qua (to experience).

(57) X. Acts 7:53.

(58) Acts 24:8.

(59) X. Acts 2:13.

(60) X. Acts 25:14.

(61) Acts 28:21.

(62) Trong những trường hợp này, người ta phải sử dụng trợ động từ to do để thiết lập thể nghi vấn và phủ định.

(63) X. Acts 13:28.

(64) Acts 21:24.

(65) X. Acts 9:13.

(66) X. Acts 7:56.

(67) X. Acts 2:13.

(68) Acts 4:13.

(69) Jn 19:26.

(70) Jn 17:26.

(71) Jn 3:16.

(72) Jn 21:15.

(73) Mt 10:37.

(74) X. APV 20,1.

(75) APV 20,2.

(76) APV 20,3.

(77) Phanxicô, Misericordiae vultus, số 20,1-3.

(78) X. Nguyễn Năng, Một khởi đầu mới (TTLM 05.01.2023).

(79) Tv 119,105.

(80) X. BHvNB, “Tiếp cận và học hiểu lời Chúa: tồn tại, sở hữu, hữu thể (to be, to have, being) trong đời sống Ki-tô hữu” trong Mục vụ ngành nghề: Hiểu và sống Tin-Cậy-Mến…, T8, 387-9.

(81) X. Nguyễn Năng, Một khởi đầu mới….

(82) X. APV 20,2.

(83) X. BHvNB, “Tiếp cận và học hiểu lời Chúa: tồn tại, sở hữu, hữu thể (to be, to have, being) trong đời sống Ki-tô hữu” trong Mục vụ ngành nghề: Hiểu và sống Tin-Cậy-Mến…, T8, 387-9.

(84) X. Nguyễn Năng, Một khởi đầu mới….

* Bài liên quan:

TIẾP CẬN VÀ HỌC HIỂU LỜI CHÚA: TƯ DUY HIỆN HỮU (TO BE), SỞ HỮU (TO HAVE) TRONG PHẠM TRÙ YÊU THƯƠNG (LOVE VÀ TO LOVE) (1)